Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
LegendaryPhatMc
Xem chi tiết
Minh Hiếu
23 tháng 11 2021 lúc 20:24

Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa (cùng chất gian bào),có cấu tạo giống nhau cùng nhau thực hiện một chức năng nào đó trong cơ thể người và động vật.

Minh Hiếu
23 tháng 11 2021 lúc 20:26

Tham khảo

Mô biểu bì (hình 4-1)

Hình 4-1. Mô biểu bì A. Mô biểu bì ở dạ dày; B. Mô biểu bì ở da

Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.

2. Mô liên kết (hình 4-2)

Hình 4-2.Các loại mô liên kết

A. Mô sợi; B. Mô sụn; c. Mô xương; D. Mô mỡ.

Mô liên kết gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, cơ thể có các sợi đàn hồi như các sợi liên kết ở da... có chức năng tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.

3. Mô cơ

Hình 4-3. Các mô cơ A . Mô cơ vân ; B. Mô cơ tim ; c. Mô cơ trơn

Mô cơ gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn. Các tế bào cơ đều dài. 

- Cơ vân gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang. 

- Cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái... Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.

- Cơ tim tạo nên thành tim. Tế bào cơ tim cũng có vân giống cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.

Chức năng của mô cơ là co dãn, tạo nên sự vận động.

4. Mô thần kinh

Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao) (hình 4-4).

Hình 4-4. Mô thần kinh

 

- Nơron gồm có thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở noron này với noron kế tiếp hoặc cơ quan phản ứng gọi là xináp.

Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.

An Phú 8C Lưu
23 tháng 11 2021 lúc 20:26

THAM KHẢO:

1. Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa (cùng chất gian bào),có cấu tạo giống nhau cùng nhau thực hiện một chức năng nào đó trong cơ thể người và động vật. ...

2. Màng sinh chất Giúp tế bào thực hiện trao đổi chấtChất tế bào

 Thực hiện các hoạt động sống của tế bào

Lưới nội chất

Tổng hợp và vận chuyển các chất

Ribôxôm

Nơi tổng hợp prôtêinTi thểTham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượngBộ máy gôngiThu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm

Trung thể

Tham gia quá trình phân chia tế bào

Nhân:

- Nhiễm sắc thể

- Nhân con

Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

- Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền

- Tổng hợp ARN ribôxôm (rARN)

3. Trong chuyển động sóng, phản xạ là hiện tượng sóng khi lan truyền tới bề mặt tiếp xúc của hai môi trường bị đổi hướng lan truyền và quay trở lại môi trường mà nó đã tới. Các ví dụ về phản xạ đã được quan sát với các sóng như ánh sáng, âm thanh hay sóng nước.

-Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt 3 loại nơron : + Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh. + Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.

 

Thuy Bui
Xem chi tiết
Dân Chơi Đất Bắc=))))
15 tháng 11 2021 lúc 18:53

Tham Khảo:

Phản xạ là gì hãy lấy vài ví dụ về phản xạPhản xạ là gì?

Phản xạ là một phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Sự khác nhau giữa phản xạ và cảm ứng ở thực vật đó chính là cảm ứng thực vật không có sự tham gia của hệ thần kinh. Cảm ứng thực vật là loại phản ứng lại kích thích của môi trường, ví dụ như hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu do những thay đổi về trương nước trong các tế bào gốc lá mà không phải là do thần kinh điều khiển.

Trong chuyển động sóng, khái niệm phản xạ là hiện tượng sóng khi lan truyền tới bề mặt tiếp xúc cả 2 môi trường bị đổi hướng lan truyền và quay trở lại môi trường nó đã tới. Các ví dụ về phản xạ thường được quan sát bởi các sóng như ánh sáng, âm thanh hay sóng nước.

Sự phản xạ của ánh sáng có thể là phản xạ định hướng hay phản xạ khuếch tán, căn cứ vào từng bề mặt tiếp xúc. Tính chất của bề mặt ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới sự thay đổi biên độ, pha hoặc trạng thái phân cực của sóng.

Một số ví dụ về phản xạ

Ví dụ 1: Khi nghe thấy tiếng gọi tên mình từ phía sau, ta sẽ quay đầu lại và đó chính là phản xạ.

Âm thanh gọi tên ta sẽ kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác, làm phát sinh xung th.ần ki.nh theo dây th.ần ki.nh hướng tâm về th.ần ki.nh trung ương. Từ th.ần ki.nh trung ương sẽ phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh ly tâm để tới cơ quan phản ứng làm ta có phản xạ quay đầu khi có tiếng gọi.Tác động tới hệ th.ần ki.nh của con người

Ví dụ 2: Phản xạ trên gương

Ví dụ 3: Phản xạ trên tờ giấy trắng.

Chức năng của nơron:

Nơron có hai chức năng cơ bản là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.

OH-YEAH^^
15 tháng 11 2021 lúc 18:54

Tham khảo

- Khái niệm: Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.

- Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi, bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ,…

- Chức năng 3 loại Nơron

+ Nơron hướng tâm (nơron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.

+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) nằm trong trung thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các nơron.

+ Nơron li tâm (nơron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến), truyền xung thần kinh tới các cơ quan phản ứng.


 

Tiến Hoàng Minh
15 tháng 11 2021 lúc 19:04

Phản xạ là

Phản xạ là một phản ứng của cơ thể, trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh

trần quỳnh ny
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
16 tháng 10 2016 lúc 20:37

Câu 1 :

- Quá trình phân chia tế bào diễn ra: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia và một vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con.

Ý nghĩa : Giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Câu 2 : 

- Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền

- Miền hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng

- Miền sinh trưởng có chức năng làm cho rễ dài ra

- Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ

Nguyen Thi Mai
16 tháng 10 2016 lúc 20:44
Câu 3 :  Các loại rễ biến dạng:  - Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. Ví dụ : cây củ cải, cà rốt ... - Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. Ví dụ : cây trầu không ... - Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí Ví dụ : cây bụt mọc ... - Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. Ví dụ : cây tầm gửi, dây tơ hồng ... Câu 4 : - Thân củ : Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây dùng khi ra hoa. Ví dụ : củ su hào, củ khoai tây ... - Thân rễ : Dự trữ chất dinh dưỡng dùng khi mọc chồi, ra hoa. Ví dụ : Củ gừng, củ nghệ, cỏ tranh, củ dong ta - Thân mọng nước : Dự trữ nước. Quang hợp Ví dụ : Xương rồng 3 cạnh, cành giao, sừng hươu…
Trần Đặng Minh Anh
22 tháng 10 2016 lúc 12:33

1. Đầu tiên là hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào sẽ phân chia và một vách tế bào sẽ hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế báo con.

2. Miền trưởng thành có chức năng dẫn chuyền

Miền hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan.

Miền sinh trưởng có chức năng làm rễ dài ra.

Miền chóp rễ có chức năng bảo vệ đầu rễ.

5. rễ móc: bám vào trụ giúp cây leo lên

rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa, tạo quả

rễ thở: giúp cây hô hấp trong không khí

giác múc: lấy thức ăn từ cây trụ

6. Thân củ

Thân rễ

Thân mọng nước

* Thân củ, thân rễ: chứa chất dự trữ

* Thân mọng nước: dự trữ nước( thường thấy ở các cây sống ở nơi khô hạn)

Ví dụ: Thân củ : cây khoai tây...

Thân rễ : cây gừng...

Thân mọng nước : xương rồng...

PyPy
Xem chi tiết

Theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam thì gia đình có ba chức năng cơ bản: chức năng sinh đẻ, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế.

VD: -Còn có nhiều ra đình đánh đập con cái

-Có một số gia đình sinh đẻ quá nhiều con

-Có các gia đình chưa biết cách giáo dục con cái

.................................................

KenZ Minecraftツ
Xem chi tiết
︵✰Ah
19 tháng 2 2021 lúc 13:39
 Đặc điểm hình thứcChức năng
Câu nghi vấncó dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,..dùng để hỏi
Câu cầu khiếncó các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... thường kết thúc bằng dấu chấm thandùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,...
Câu cảm tháncó các từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi,... kết thúc bằng dấu chấm thandùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết)
Đặng Văn Cường
10 tháng 3 2021 lúc 21:30

hihako biết bạn ạ

 

Bảo Bình love
Xem chi tiết
Đào Thị Ngọc Ánh
20 tháng 12 2016 lúc 12:34

Có 4 loại rễ biến dạng đó là:

Rễ củ: rễ phình to, chứa chất dự trữ.

VD:củ cải, cà rốt, khoai lang, củ sắn,su hào,...

Rễ móc: rễ phụ móc vào trụ bán giúp cây leo cao.

VD: trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh,trầu bà,...

Rễ thở: rễ mọc ngược lên để lấy không khí.

VD: cây bần, cây đước, cây bụt mọc, cây mắm,...

Rễ giác mút: rễ đâm sâu vào thân hoặc cành cây khác để lấy chất dinh dưỡng.

VD: tơ hồng, tầm gửi,dây tơ xanh,phong lan, địa y,...

 

 

Bình Trần Thị
20 tháng 12 2016 lúc 13:36

Các loại rễ biến dạng:

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

Angela Jolie
21 tháng 12 2016 lúc 14:32

- Rễ củ: Rễ phình to, chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. VD: Cà rốt, sắn, khoai lang, củ đậu, cải củ,...

- Rễ móc: Móc vào trụ bám giúp cây leo lên. VD: Cây trầu không, cây hồ tiêu, cây vạn niên thanh,...

- Rễ thở: Lấy ôxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. VD: Cây bụt mọc, cây mắm, cây bần,...

- Giác mút: Lấy chất dinh dưỡng từ cây chủ cung cấp cho cây. VD: Dây tơ hồng, cây tầm gửi,...

Ngọc Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
27 tháng 12 2021 lúc 8:55

Tham khảo

Tình thái từ là phương tiện dùng để tạo thành câu nghi vấn. Ví dụ như: à, ư, hử, chứ, chăng,…câu cầu khiến như đi, nào, với,…hay câu cảm thán như thay, sao,…

Tình thái từ dùng để biểu thị tình cảm, thái độ của người nói như ạ, nhé, cơ, mà, vậy,…

Thêm trợ từ vào cuối câu để thể hiện tình cảm và thái độ của người nói như:

Anh về nhé! (biểu hiện sự trìu mến, thân mật).

Anh về cơ! (thể hiện sự nũng nịu).

Anh về vậy! (thể hiện sự miễn cưỡng).

Anh về đây! (thể hiện sự nhấn mạnh).

Anh không về đâu! (thể hiện sự dứt khoát).

Kiệt Trần
Xem chi tiết
lạc lạc
21 tháng 11 2021 lúc 21:29

tham khảo

17.

Bảng tóm tắt chức năng của protein và ví dụ     Loại protein  Chức năng        Ví dụ

Cấu trúcCấu trúc, nâng đỡCollagene và elastin tạo nên cấu trúc sợi rất bền của mô liên kết, dây chằng, gân. Keratin tạo nên cấu trúc chắc của da, lông, móng. Protein tơ nhện, tơ tằm tạo nên độ bền vững của tơ nhện, vỏ kén.
EnzymeXúc tác sinh học: tăng tốc độ phản ứng, chọn lọc các phản ứng sinh hóaCác enzyme thủy phân trong dạ dày phân giải thức ăn, enzyme amylase trong nước bọt phân giải tinh bột chín, enzyme pepsin phân giải protein, enzyme lipase phân giải lipid.
HormoneĐiều hòa các hoạt động sinh lýHormone insulin và glucagon do tế bào đảo tụy (beta cell) thuộc tuyến tụy tiết ra có tác dụng điều hòa hàm lượng đường glucose trong máu động vật có xương sống.
Vận chuyểnVận chuyển các chấtHuyết sắc tố hemoglobin có chứa trong hồng cầu động vật có xương sống có vai trò vận chuyển oxy từ phổi theo máu đi nuôi các tế bào.
Vận độngTham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thểActinin, myosin có vai trò vận động cơ. Tubulin có vai trò vận động lông, roi của các sinh vật đơn bào.
Bảo vệBảo vệ cơ thể chống bệnh tậtInterferon chống virus. Kháng thể chống vi khuẩn gây bệnh.
Thụ quanCảm nhận, truyền tín hiệu, đáp ứng các kích thích của môi trườngThụ quan màng của tế bào thần kinh khác tiết ra (chất trung gian thần kinh) và truyền tín hiệu.
Dự trữDự trữ chất dinh dưỡngAlbumin lòng trắng trứng là nguồn cung cấp amino acid cho phôi phát triển. Casein trong sữa mẹ là nguồn cung cấp amino acid cho thai nhi. Trong hạt cây có chứa nguồn protein dự trữ cần thiết cho hạt nảy mầm.

Câu 16: 39 liên kết peptit

Leona
Xem chi tiết
Sarah Nguyễn
2 tháng 12 2016 lúc 19:44

1.

- Rễ có chức năng chính như bám cây vào lòng đất, rễ cây hút nước và các chất khoáng, hô hấp. Ngoài ra rễ cây còn là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng, là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật.

​- Rễ có 2 loại: rễ cọc và rễ chùm.

2.

- Rễ có 4 miền:

+ Miền trưởng thành (có các mạch dẫn): chức năng dẫn truyền.

+ Miền hút ( có các lông hút): hấp thụ nước và muối khoáng.

+ Miền sinh trưởng (nơi tế bào phân chia): làm cho rễ dài ra.

+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.

3.

Miền hút của rễ gồm có 2 phần chính:

- Vỏ: có biểu bì và thịt vỏ.

+ Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong, trên lớp biểu bì có nhiều lông hút (lông hút là tế bào của biểu bì kéo dài) chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.

+ Thịt vỏ: chuyển các chất từ lông hút đến trụ giữa.

- Trụ giữa: gồm các bó mạch và ruột.

+ Các bó mạch: gồm mạch gỗ (chuyển nước và muối khoáng), mạch rây (chuyển chất hữu cơ)

+ Ruột: chứa chất dự trữ.

4.

- Rễ củ: cây cải củ, cà rốt, khoai lang,...

- Rễ móc: cây trầu không, hồ tiêu,...

- Rễ thở: cây bần, mắm, bụt mọc,...

- Giác mút: cây tơ hồng, tầm gửi,..

Lê Anh Thư
27 tháng 10 2016 lúc 10:02

bn ghi sai để rùi bn ạk

Phương Thảo
27 tháng 10 2016 lúc 21:14

1. Chức năng của rễ : bám cây vào đất và bản thể, rễ cây hút nước và các chất khoáng, hô hấp. Ngoài ra rễ cây còn là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng, là cơ quan sinh sản sinh dưỡng của thực vật.

Rễ có 2 loại :

Rễ cọc: Là cấu tạo của bộ rễ mà trong đó chỉ có tồn tại hai loại rễ là rễ chính và rễ bên.

Rễ chùm: Là bộ rễ có cấu tạo chỉ từ các rễ phụ và rễ bên.

3. Cấu tạo miền hút :

Rễ có 4 miền: Miền trưởng thành (dẫn truyền), miền hút (hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan), miền sinh trưởng (làm cho rễ dài ra), miền chóp rễ (che chở cho đầu rễ).

Miền hút gồm có 2 phân chính: Vỏ biểu bì và trụ giữa. Vỏ biểu bì gồm có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan. Phía trong thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. Trụ giữa gồm các mạch gỗmạch libe có chức năng vận chuyển các chất, mạch gỗ và mạch libe ở rễ sắp xếp theo kiểu phóng xạ để phù hợp với chức năng hút nước, hút khoáng của rễ. Ruột chứa các chất dự trữ.Chóp rễ là phần giúp rễ đâu sâu vào lòng đất. Mặt đất rất cứng so với rễ, vì vậy để có thể đâm sâu vào lòng đất, chóp rễ có nhiệm vụ che chở bảo vệ các mô phân sinh của rễ khỏi bị hư hỏng và xây xát khi đâm vào đất. Xung quanh chóp rễ có các tế bào hóa nhầy hoặc tế bào tiết ra chất nhầy để giảm bớt sự ma sát của đất. Sự hóa nhầy này giúp cho các tế bào ngoài cùng của rễ không bị bong ra.

4. Các biến dạng của rễ :

Rễ củRể mócRể thởGiác mút(đâm sâu vào cây khác hút chất dinh dưỡng)
Dương Đức Duy
Xem chi tiết
Giang Cherry
9 tháng 12 2016 lúc 19:33
- Lá biến thành gai: giảm sự thoát hơi nước ở láVD: cây xương rồng,...- Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây…- Lá vảy: che chở cho thân rễ VD: Cây dong ta…- Lá dự trữ: lá dự trữ chất hữu cơ. VD: Cây hành, tỏi…- Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi. VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm…
Kagamine Rin
24 tháng 12 2016 lúc 16:12

ừm giống mk

 

tran thao vy
24 tháng 12 2016 lúc 16:54

-lá gai:giảm bớt sự thoát hơi nước

-tua cuốn:bám vào trụ giữa giúp cây leo lên

-tay móc:móc vào trụ giữa giúp cây leo lên

-lá vảy:bảo vệ thân choi

la du tru:chứa chất hữu cơ

lá bắt mồi:bắt sâu bọ

haha