Cho phương trình hóa học: C + O2 → CO2. Biết khối lượng C đem đốt cháy là 6 gam, khối lượng CO2 thu được là 22 gam. Khối lượng O2 đã phản ứng là
A 11 g
B 8 g
C 16 g
D 28 g
Cho phương trình hóa học: C + O2 → CO2. Biết khối lượng C đem đốt cháy là 6 gam, khối lượng CO2 thu được là 22 gam. Khối lượng O2 đã phản ứng là
A 11 g
B 8 g
C 16 g
D 28 g
Bảo toàn khối lượng: \(m_C+m_{O_2}=m_{CO_2}\\ \Rightarrow m_{O_2}=22-6=16\left(g\right)\)
=> Chọn C
Đốt cháy 2,8 gam etilen (C2H4) tác dụng với khí oxi tạo thành 8,8 g cacbon dioxit (CO2 ) và 3,6 g nước.
⦁ Lập phương trình hóa học của phản ứng.
⦁ Viết công thức định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng
⦁ Tính khối lượng khí oxi đã phản ứng .
Đốt cháy carbon C cần dùng 16 g khí oxygen O2, thu được 22 g khí carbonic CO2
a) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng carbon đã phản ứng.
a) C+O2→CO2(đk nhiệt độ)
b)Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng,có:
mC+mO2=mCO2
=>mC=22-16=6 g
Mn giúp e với ạ
Than cháy tạo ra khí cacbon đioxit CO2 theo phương trình: C + O2 → CO2 Khối lượng C đã phản ứng là 4,5 kg và khối lượng O2 thu được là 12 kg. Thể tích khí CO2 tạo ra là
Bảo toàn KL: \(m_{CO_2}=m_C+m_{O_2}=4,5+12=16,5(g)\)
đốt cháy hoàn toàn 1 lượng nhôm (al) trong 4,8 gam oxi (o2) thu được 10,2 gam nhomoxit (al203)/a. Lập phương trình hóa học của phản ứng /b. viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra /c. tính khối lượng nhôm đã phản ứng
a) 4Al + 3O2 --to--> 2Al2O3
b) Theo ĐLBTKL: mAl + mO2 = mAl2O3 (1)
c) (1) => mAl = 10,2 - 4,8 = 5,4(g)
Bài 3: Đốt cháy m(g) cacbon (C) cần 16 g oxi thì thu được 22 gam khí cacbonic (CO2).
a/ Lập phương trình khối lượng cho quá trình trên.
b/Tính m
Bài 4. Đốt cháy 3,2 g lưu huỳnh ( S) trong không khí thu được 6,4 g lưu huỳnh đioxit(SO2).
a/ Lập phương trình khối lượng cho quá trình trên.
b/ Tính khối lượng của oxi(O2) đã phản ứng
Bài 3:
\(a,m_C+m_{O_2}=m_{CO_2}\\ b,m=22-16=6\left(g\right)\)
Bài 4:
\(a,m_S+m_{O_2}=m_{SO_2}\\ b,m_{O_2}=6,4-3,2=3,2\left(g\right)\)
bài 3:
a) Lập phương trình: C + O2 -> CO2
b) Do: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng chất sản phẩm
=> m + 16 = 22 (g)
=> m = 22-16= 6 g
Vậy m bằng 6g.
Bài 4 giải tương tự
Đốt cháy 24 gam magie (Mg) với oxi O 2 trong không khí thu được 40 gam magie oxit (MgO). Phản ứng hóa học có phương trinh chữ như sau:
Magie + oxi → magie oxit
Lập phương trình hóa học và viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.
Tính khối lượng khí oxi đã phản ứng
Câu 2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho các phản ứng hóa học sau:
a) Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 g hỗn hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với oxi O2 trong không khí. Tính khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng.
b) Đốt cháy m(g) cacbon cần 16 g oxi thì thu được 22 gam khí cacbonic. Tính m
c) Cho 5,6g sắt tác dụng với axit clohiđric thu được 12,7g muối sắt và 0,2g khí bay lên. Tính khối lượng axit clohiđric đã tham gia phản ứng.
a: \(2Mg+O_2\rightarrow2MgO\)
\(m_{O_2}=15-9=6\left(g\right)\)
b: \(C+O_2\rightarrow CO_2\)
m=22-16=6(g)
Cho phản ứng hóa học: Mg + O2 ---> MgO. Nếu khối lượng của oxi phản ứng là 4,8 g, khối lượng của Magie oxit (MgO) tạo thành là 12 gam thì khối lượng Mg phản ứng bằng:
PTHH: 2 Mg + O2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2MgO
Theo ĐLBTKL, ta có:
mMg + mO2 = mMgO
mMg + 4,8 = 12
=> mMg = 12 - 4,8 = 7,2 ( g )
Theo ĐLBTKL, ta có:
\(m_{Mg}+m_{O_2}=m_{MgO}\\4,8+m_{O_2}=12\\ \Leftrightarrow m_{O_2}=7,2\left(g\right)\)
Cho 9 gam kim loại magie tác dụng với khí oxi thu được 15 g hỗn hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với oxi O2 trong không khí.
a. Viết phương trình phản ứng hóa học trên.
b. Viết công thức bảo toàn khối lượng của phản ứng trên.
c. Tính khối lượng của khí oxi.
a, PTHH: 2Mg + O2 ---to→ 2MgO
b, Theo ĐLBTKL ta có:
\(m_{Mg}+m_{O_2}=m_{MgO}\)
c, \(m_{Mg}+m_{O_2}=m_{MgO}\Leftrightarrow m_{O_2}=m_{MgO}-m_{Mg}=15-9=6\left(g\right)\)