HOC24
Lớp học
Môn học
Chủ đề / Chương
Bài học
Một quả cầu rỗng có thể tích 1 dm3, khi thả vào nước 1/4 quả cầu chìm trong nước. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.a) Tính khối lượng riêng và khối lượng của quả cầub) Nếu thay nước bằng dầu, thấy chỉ có 5/14 thể tích vật chìm trong dầu. Tính khối lượng riên của dầu.c) Cần đổ vào quả cầu một lượng cát có khối lượng bao nhiêu để quả cầu có thể chìm hoàn toàn trong nước
Một xe ô tô chở trái cây xuất phát từ nông trại chạy về hướng chợ giao cho lái buôn với tốc độ 30 km/h. Cùng lúc đó xe tải của lái buôn ở chợ không chờ xe ô tô giao trái cây mà chạy về thành phố với tốc độ 40 km/h. Biết nông trại cách chợ 60 km và xem như 2 xe chạy thẳng đều.a. Hỏi sau 1 giờ di chuyển, 2 xe cách nhau bao xa.b. Sau khi đi được 1 giờ 30 phút, xe ô tô đột ngột tăng tốc lên thành 50 km/h. Hỏi sao bao lâu từ lúc bắt đầu chạy, ô tô đuổi kịp xe tải để giao trái cây, khi đó ô tô ở vị trí cách nông trại bao xa?
Thời điểm ban đầu có hai xe chuyển động qua hai vị trí A và B cách nhau 50 km. Hai xe gặp nhau sau 30 min, nếu chuyển động ngược chiều và thời gian đó sẽ là 2,5 giờ nếu chuyển động cùng chiều. Tính tốc độ của hai xe.
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới (các con có thể đọc ngữ liệu này trong SGK văn 6 nhé) “Bố mẹ tôi hào hứng mua sắm cho em gái tôi tất cả những gì cần cho công việc vẽ. Chú Tiến Lê tặng “đồng nghiệp” hẳn một hộp màu ngoại xịn. Chỉ có mặt Mèo là không thay đổi. Lúc nào cũng lem nhem, bị tôi quát thì xịu xuống, miệng dẩu ra. Tôi từng thấy nó rất ngộ với vẻ mặt ấy. Nhưng đấy là trước kia. Bây giờ tôi cảm thấy nó như chọc tức tôi... Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế. Luật của cuộc thi là thí sinh phải vẽ một bức tranh theo đề tài tự chọn ngay trước mắt ban giám khảo. Trước khi đi thi, nó có vẻ cứ hay xét nét tôi, khiến tôi rất khó chịu. Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”. Một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi: Bức tranh của nó được trao giải nhất. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”. Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi: - Con có nhận ra con không? Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì... - Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp. Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: - Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!" (Trích Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh) Câu 1. Người kể chuyện trong đoạn trích là ai, xuất hiện ở ngôi thứ mấy? Câu 2. Nhân vật người anh trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình hay qua tâm trạng, suy nghĩ? Câu 3. Cảm xúc của nhân vật “tôi” khi biết tin bức tranh của Kiều Phương đạt giải có gì đặc biệt? Nếu được đưa ra lời khuyên, em sẽ nói gì với người anh lúc này? Câu 4. Chỉ ra những từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình. Câu 5. Giải thích vì sao người anh lại cảm thấy xấu hổ khi thấy bức tranh đạt giải nhất của cô em gái? Câu 6. Tìm trạng ngữ trong câu “Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường” và cho biết trạng ngữ đó có tác dụng gì? Câu 7. Từ nội dung đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân về cách đối xử với những người trong gia đình.
Sống vì chính nghĩa nên ráng sốngSống bao lâu không uổng công sinhSống làm đất nước thanh bìnhSống vì dân tộc quên mình lợi danh
Sống như thế sống thành muôn tuổiSống thơm danh, thác gọi anh hùngKhông tham nghìn tứ muôn chungSống nghèo, sống cực mà lòng thanh cao.
(Sống – Long Giang Tử)
a) Theo tác giả , sống như thế nào thì nên “ ráng sống”?
b)Tìm, chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên.
c) Em rút ra được điều gì từ đoạn thơ trên?
Có một anh chàng lúc học phổ thông cả ngày chìm đắm trong Internet, nửa đêm thường vượt tường trốn ra khỏi trường để lên mạng.
Hôm nọ như thường lệ anh ta lại trèo tường ra ngoài, nhưng mới trèo được một nửa thì vội vã rút chân lại, sắc mặt rất kì lạ, không nói không rằng. Về sau anh ta chăm chỉ học hành, không lên mạng nữa, các bạn học còn tưởng rằng hôm đó anh ta gặp ma.
Sau này anh thi đỗ vào một trường nổi tiếng, nhân dịp này bạn bè mới hỏi chuyện trước kia, anh ta trầm ngâm hồi lâu rồi mới nói: “Hôm đó cha tôi đến đưa tiền sinh hoạt, nhưng không nỡ ở khách sạn, nên ngồi ở chân tường cả một đêm”.
a) Vì sao chàng trai trong câu chuyện không còn trèo tường ra khỏi trường để lên internet nữa?
b) Câu in đậm trong đoạn văn trên xét về mặt cấu tạo là kiểu câu gì ? Hãy cho một ví dụ về kiểu câu tương tự.
c) Em rút ra được bài học gì thông qua câu chuyện trên?
Giúp mình giải bài này với
Trong gia đình, bản thân em đã làm gì để tiết kiệm điện trong giờ cao điểm?( Nêu từ 4 - 7 việc làm )