Nêu cách thu 2 khí oxi và hiđro
1. Dựa vào tính chất vật lí nào của hiđro để thu khí = cách đẩy nước và đẩy không khí?
2. Cmr hiđro có tính khử?
3. Thế nào là phản ứng thế? Viết phương trình minh họa?
4. So sánh cách thu khí = cách đẩy khí của oxi và hiđro?
5. Trình bày tính chất hóa học của nước? Viết phương trình hóa học?
1) Dựa vào tính không tan trong nước và nhẹ hơn không khí để thu khí bằng cách đẩy nước và đẩy không khí
2) PTHH : \(CuO + H_2 \xrightarrow{t^o} Cu + H_2O\)
3) Phản ứng thế là phản ứng hóa học mà có sự thay thế một nguyên tử hay nhóm nguyên từ này bằng nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác.
PTHH : \(Fe + 2HCl \to FeCl_2+H_2\)
4)
Cách thu khí oxi : Ngửa ống nghiệm
Cách thu khí hidro : Úp ống nghiệm
5)
- Tác dụng với kim loại : \(Ba + 2H_2O \to Ba(OH)_2 + H_2\)
- Tác dụng với oxit bazo : \(BaO + H_2O \to Ba(OH)_2\)
- Tác dụng với oxit axit : \(SO_3 + H_2O \to H_2SO_4\)
Hiện nay, để sản xuất amoniac, người ta điều chế nitơ và hiđro bằng cách chuyển hoá có xúc tác một hỗn hợp gồm không khí, hơi nước và khí metan (thành phần chính của khí thiên nhiên). Phản ứng giữa khí metan và hơi nước tạo ra hiđro và cacbon đioxit. Để loại khí oxi và thu khí nitơ, người ta đốt khí metan trong một thiết bị kín chứa không khí.Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro, loại khí oxi và tổng hợp khí amoniac?
Phương trình điều chế hiđro
CH4 + 2H2O -to, xt→ CO2 + 4H2
Phương trình loại khí oxi:
CH4 + 2O2 -to→ CO2 + 2H2O
Phương trình tống hợp amoniac:
N2 + 3H2 -450-500o, Fe, 200-300atm→ 2NH3
1. Trình bày phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ KMno4.
2. Trình bày phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm từ Zn và dung dịch HCl.
3. Có mấy cách thu khí hiđro và oxi? Giải thích.
1. Đốt nóng KMnO4 ở t độ cao:
\(2KMnO_4\rightarrow^{t^0}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\uparrow\)
2. Cho Zn vào đ HCl thu được:
\(Zn+HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\uparrow\)
3. Thu O2: đẩy kk hoặc đẩy nước (Xem SGK)
Thu H2: đẩy nước hoặc đẩy kk (Xem SGK)
1 , nhiệt phân \(KMnO_4\)
\(2KMnO_4-t^o->K_2MnO_4+MnO_2+O_2\)
Nêu ứng dụng và điều chế khí oxi, hiđro
ỨNG DỤNG
Khí hidro có nhiều ứng dụng, chủ yếu vì khí hidro có tính chất là rất nhẹ, có tính khử và khi cháy tỏa ra nhiều nhiệt.
Tận dụng những tính chất đặc biệt này mà người ta sử dụng hidro để:
Làm nhiên liệu cho đông cơ tên lửa , ô tôDùng trong đèn xì oxi-hidro để hàn cắt kim loại.Là nguyên liệu để sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ khác.Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng.Bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì hidro là khí nhẹ nhất.
Điều chế :
Để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm người ta có thể thay dung dịch axit HCl bằng H2SO4 loãng và thay Zn bằng Fe, Al, …
Ống nghiệm vừa tiến hành thí nghiệm nóng lên rất nhiều chứng tỏ phản ứng xảy ra là phản ứng toả nhiệt.
Khí H2 ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí nên ta có thể thu H2 theo 2 cách: Đẩy nước và đẩy không khí.
Đốt cháy hết 2,24 lít khí hiđro trong khí oxi thu được nước (ĐKTC).
a) Viết phương trình của phản ứng
b) Tính khối lượng nước thu được
c) Nếu đổi lượng khí hiđro trong 1,344 lít khí oxi thì khí nào dư và dư bao nhiêu
a) 2H2 + O2 --to--> 2H2O
b) \(n_{H_2}=\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\left(mol\right)\)
PTHH: 2H2 + O2 --to--> 2H2O
0,1-->0,05------>0,1
=> mH2O = 0,1.18 = 1,8 (g)
c) \(n_{O_2\left(bđ\right)}=\dfrac{1,344}{22,4}=0,06\left(mol\right)>n_{O_2\left(pư\right)}=0,05\left(mol\right)\)
=> O2 dư
nO2(dư) = 0,06 - 0,05 = 0,01 (mol)
VO2(dư) = 0,01.22,4 = 0,224 (l)
1. phương pháp thu khí hidro và oxi? giải thích tại sao?
2. nêu cách tiến hành thí nghiệm điều chế hidro và oxi trong phòng thí nghiệm
Cách thu khí ôxi : Bằng cách đẩy nước và đẩy không khí .
Cách thu khí hiđrô : Giống ôxi .
Cách tiến hành :
- Cho một lượng nhỏ (bằng hạt ngô) KMnO4 vào đáy ống nghiệm. Đặt một ít bồng gần miệng ống nghiệm.
- Dùng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua đậy kín ống nghiệm. Đặt ống nghiệm vào giá đỡ hoặc kẹp gỗ sao cho đáy ống nghiệm cao hơn miệng ống nghiệm chút ít.
- Nhánh dài của ống dẫn khí sâu gần sát đáy ống nghiệm (hoặc lọ thu).
- Dùng đèn cồn đun nóng cả ống nghiệm chứa KMnO4, sau đó tập trung đốt nóng phần có hóa chất. Kali pemanganat bị phân hủy tạo ra khí oxi. Nhận ra khí trong ống nghiệm (2) bằng que đóm còn hồng.
- Sau khi kiểm tra độ kín của các nút, đốt nóng ống nghiệm chứa KMnO4. Khí oxi sinh ra sẽ đẩy không khí hoặc đẩy nước và chứa trong ống nghiệm thu. Dùng nút cao su đậy kín ống nghiệm đã chứa đẩy bình oxi để dùng cho thí nghiệm sau.
1) Đẩy nước và đẩy không khí do tính không tan trong nước của hai khi và tính nặng hơn không khí của oxi và tính nhẹ hơn không khí của hidro
2)
- Điều chế H2 : Cho viên kẽm vào dung dịch HCl lấy dư
$Zn + 2HCl \to ZnCl_2 + H_2$
- Điều chế O2 :Nung KMnO4 trên ngọn lửa đèn cồn
$2KMnO_4 \xrightarrow{t^o} K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2$
Hãy nêu phương pháp điều chế và thu khí hidro trong phòng thí nghiệm. Cách đặt ống nghiệm có gì khác so với cách thu khí oxi?
- Phương pháp điều chế: cho các kim loại (Al, Mg, Fe, Zn,...) tác dụng với dd axit (HCl, H2SO4 loãng,...)
- Cách thu: ngửa bình
- Khác với cách thu oxi: Thu oxi thì phải úp bình
Đốt 4,48 lít khí hiđro trong oxi ở đktc
Đốt 4,48 lít khí hiđro trong oxi ở đktc
a) Tính thể tích không khí (biết oxi chiếm 1/5 thể tích thể tích không khí)
b) dẫn lượng khí hiđro trên đi qua CuO và Fe2O3 thì thu được 1 chất rắn . Tính khối lượng chất rắn thu được. Biết lượng hiđro tham gia phản ứng với CuO chiếm 45%.
Câu 9. Phản ứng của hiđro và oxi gây nổ mạnh nhất khi A. tỉ lệ về thể tích của khí hiđro và khí oxi là 2: 1
B. tỉ lệ về khối lượng của hiđro và khí oxi là 2: 1
C. tỉ lệ về số nguyên tử của hiđro và oxi là 2: 1
D. tỉ lệ về số mol của hiđro và oxi là 1: 2.
Mn ơi giúp mik với ạ