Lập kế hoạch bảo vệ môi trường nơi em sống?
Mỗi bạn lên 1 kế hoạch để bảo vệ môi trường nơi em sống Tên kế hoạch Đối tượng thực hiện Thời gian Địa điểm Chuẩn bị Các bước tiến hành
Lập kế hoạch các công việc em mà em có thể làm để bảo vệ môi trường không khí
- Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
- Trồng nhiều cây xanh
- Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải,… do xây dựng.
- Tuyên truyền, vận động , nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường không khí .
1. Sống và làm việc có kế hoạch.
2. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam.
3. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Yêu cầu: vẽ sơ đồ tư duy.
1 ) sống và làm việc có kế hoạch
2) quyền đc bảo vệ ,chăm sóc và giáo dục của trẻ em
3) bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
C1: thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Cần chú ý những điều gì khi sống và làm việc có kế hoạch?
C2: Em hãy nêu nội dung quyền được bảo vệ , chăm sóc và giáo dục của trẻ em VN?
C3: Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhuên là gì? Chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào?
C4: Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?Em hãy kể ra 5 việc làm của em thể hiện vc bảo vệ môi trường ở trường học?
C5: Di sản văn hóa là gì? Phân biệt di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể? Nêu 3 ví dụ di sản văn hóa phi vật thể.
Để bảo vệ môi trường biển cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển hợp lí, bảo vệ môi trường biển trong sạch. vậy kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở đây là gì
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác và bảo vệ các vùng biển
- Hạn chế các hoạt động khai thác tài nguyên biển bừa bãi. Nghiêm cấm các hoạt động nạo vét, phá hoại tài nguyên biển
- Cải thiện nguồn tài nguyên biển, ngăn chặn các nguy cơ làm hại đến các sinh vật và tài nguyên trong môi trường biển
lập kế hoạch bảo vệ môi trường ở địa phương và đây là môn giáo dục địa phương nha, mình cần gấp nhé
Ở địa phương em, việc bảo vệ môi trường vô cùng quan trọng nên cả xóm cùng bầu ra một bác làm tổ trưởng. Hằng ngày mỗi ngừoi một việc, người thì dọn rác, người thì quét sân, quét lá. Cứ như vậy tổ dân phố em luôn sạch đẹp. Điều đáng nói ở đây là nhờ sự lên kế hoạch tỉ mỉ của bác tổ trưởng và sự phân công rõ ràng cho từng người như:
+Mỗi người quét lá trước cửa nhà mình.
+Đi nhặt chai nhựa bỏ vào thùng rác tái chế.
+Trồng thêm một số cây xanh nhỏ gọn.
Cùng nhau dọn rác cùng nhau
Trồng thêm cây xanh
Lập kế hoạch thực hiện các giải pháp, đặc biệt là giải pháp thuyết trình về ý nghĩa của bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Học sinh tự thực hiện.
- Gợi ý: Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
+ Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của con người.
+ Giữ cho môi trường sống xanh sạch đẹp.
+ Bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật trên trái đất.
+ ….
Lập kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính theo gợi ý sau:
- Học sinh thực hiện chiến dịch theo kế hoạch đã đưa ra.
- Chú ý phân công nhiệm vụ rõ ràng cùng thời gian, công việc.
- Hoàn thành công việc đúng thời gian.
Hãy lên kế hoạch chăm sóc, bảo vệ cây xanh, giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp ở trường học hoặc khu dân cư. Em hãy cùng các bạn và người thân thực hiện kế hoạch đó.
Tham khảo: Kế hoạch trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường THCS ………..
(*) Trình bày:
KẾ HOẠCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XANH
TRONG KHUÔN VIÊN TRƯỜNG THCS ……….
1. Mục đích:
- Tổ chức, thực hiện trồng cây xanh, sạch đẹp nhằm tạo môi trường cảnh quan xanh, bóng mát xung quanh ngôi trường mình đang học tập.
- Tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức trách nhiệm của các bạn học sinh, các vị phụ huynh, giáo viên và nhân viên trường học,… trong việc trồng, chăm sóc bảo vệ cây xanh, cải thiện môi trường và cảnh quan sư phạm; bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Yêu cầu
- Cây trồng trong trường học phải lựa chọn kỹ về loại cây, đảm bảo tiêu chuẩn cây giống tốt, có giá trị nhiều mặt, vừa tạo bóng mát vừa có giá trị về kinh tế phải trồng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ cây tốt.
3. Thời gian
- Trồng cây: bắt đầu thực hiện từ ngày …./…../….. đến ngày …./…../…..
- Chăm sóc cây: thực hiện liên tục từ sau khi trồng cây
4. Đối tượng tham gia
- Học sinh, giáo viên và nhân viên trong trường học
- Đại diện Hội phụ huynh học sinh của từng chi đội.
5. Nội dung thực hiện
5.1 Trồng cây:
- Mỗi chi đội thực hiện trồng 4 cây, tại 4 vị trí: trong sân trường; khu vực sát tường rào; vườn trường và bồn hoa.
- Loại cây trồng:
+ Trong sân trường: Trồng các loại cây có bộ rễ chắc - khoẻ, tán rộng - to - cao - cho bóng mát tốt (Xà cừ, Phượng vĩ,…); hạn chế trồng các loại cây trút lá nhiều lần trong năm, cây có gai, các loại cây hấp dẫn ruồi, nhặng, sâu, bọ.
+ Khu vực sát tường rào: trồng các loại cây xanh tốt hầu hết thời gian trong năm, như: nguyệt quế,trắc bách diệp,…
+ Khu vực vườn trường: có thể trồng xen lẫn các loại cây, như: cây xanh cho bóng mát, cây cảnh, cây hoa, cây ăn trái, cây thuốc nam, … vừa tạo cảnh quan, vừa có thể phục vụ cho các môn học theo khối lớp.
+ Khu vực bồn hoa: trồng các loại cây tạo cảnh quan đẹp, như: Mắt nai lá tím, chuỗi ngọc, hoa ngũ sắc; cúc mặt trời,…
5.2 Chăm sóc cây
- Hàng tuần các chi đội cử các thành viên chăm sóc cây sau khi trồng (tưới nước, bón phân…)
- Nhà trường phân công các cá nhân hỗ trợ việc chăm sóc cho các chi đội
6. Kinh phí thực hiện
- Nguồn huy động sự đóng góp của các cá nhân học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhân viên trường học.
- Nguồn kinh phí phong trào “kế hoạch nhỏ”, thu gom phế liệu (giấy vụn, rác thải nhựa,…)