Nung 4,6 gam kim loại A hóa trị I hoàn toàn trong oxi dư thu được 6,2 gam oxi. Xác định A
. Oxi hóa hoàn toàn 16,8 gam kim loại thu được 23,2 gam oxit .
a. Xác định kim loại trên..
b. Tính thể tích oxi cần dùng (đktc).
a) Gọi kim loại cần tìm là A
\(n_A=\dfrac{16,8}{M_A}\left(mol\right)\)
PTHH: 2xA + yO2 --to--> 2AxOy
\(\dfrac{16,8}{M_A}\)------------>\(\dfrac{16,8}{x.M_A}\)
=> \(\dfrac{16,8}{x.M_A}=\dfrac{23,2}{x.M_A+16y}\)
=> \(M_A=21.\dfrac{2y}{x}\left(g/mol\right)\)
Xét \(\dfrac{2y}{x}=1\) => MA= 21 (g/mol) --> Loại
Xét \(\dfrac{2y}{x}=2\) => MA= 42 (g/mol) --> Loại
Xét \(\dfrac{2y}{x}=3\) => MA = 63 (g/mol) --> Loại
Xét \(\dfrac{2y}{x}=\dfrac{8}{3}\) => MA = 56 (Fe) => A là Fe
=> \(\dfrac{x}{y}=\dfrac{3}{4}\) => CTHH của oxit là Fe3O4
b) \(n_{Fe}=\dfrac{16,8}{56}=0,3\left(mol\right)\)
PTHH: 3Fe + 2O2 --to--> Fe3O4
0,3-->0,2
=> \(V_{O_2}=0,2.22,4=4,48\left(l\right)\)
Oxi hóa không hoàn toàn 4,6 gam một ancol no, đơn chức bằng CuO đun nóng thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 43,2.
B. 10,8.
C. 21,6.
D. 16,2
Đáp án A
Hướng dẫn RCH2OH + O → RCHO + H2O
Bảo toàn khối lượng: mancol + mO = manđehit => nO phản ứng = (6,2 – 4,6) / 16 = 0,1 mol
=> nRCH2OH phản ứng = 0,1 mol => nRCH2OH ban đầu > 0,1 mol
=> Mancol < 4,6 / 0,1 = 46 => ancol là CH3OH => anđehit tạo ra là HCHO
nAg = 4.nHCHO = 0,4 mol => mAg = 43,2 gam
Oxi hóa hoàn toàn 16,8 gam kim loại thu được 23,2 gam oxit
Xác định kim loại trên
Gọi kim loại cần tìm là R, oxit là R2On
\(n_R=\dfrac{16,8}{M_R}\left(mol\right)\)
PTHH: 4R + nO2 --to--> 2R2On
\(\dfrac{16,8}{M_R}\)------------->\(\dfrac{8,4}{M_R}\)
=> \(\dfrac{8,4}{M_R}\left(2.M_R+16n\right)=23,2\)
=> MR = 21n (g/mol)
- Nếu n = 1 => Loại
- Nếu n = 2 => Loại
- Nếu n = 3 => Loại
- Nếu n = \(\dfrac{8}{3}\) => \(M_R=56\left(g/mol\right)\) => R là Fe
. Oxi hóa hoàn toàn một kim loại R ( chưa biết hóa trị) bảng 3,36 lít khí Oxi ở đktc, sau phản ứng thu được 10,2 gam oxit. Xác định kim loại R
giải nhanh giúp mik
: Cho 9,2 gam kim loại M chưa biết hóa trị tác dụng hoàn toàn với khí oxi thu được 18,8 gam sản phẩm . Xác định tên của kim loại ?
HELP me PLEASE
\(4M+nO_2\underrightarrow{t^o}2M_2O_n\)
\(\dfrac{9,2}{M}\) \(\dfrac{18,8}{2M+16n}\)
\(\Rightarrow\dfrac{9,2}{M}\cdot2=\dfrac{18,8}{2M+16n}\cdot4\)
\(\Rightarrow38,4M=294,4n\Rightarrow M=\dfrac{23}{3}n\)
Nhận thấy n=3(tm)\(\Rightarrow M=23\)
cho 3,36 lít oxi (đktc) phản ứng hoàn toàn với kim loại có hóa trị III thu được 10,2 gam oxit xác định tên kim loại đó
Cách khác:
\(n_{O_2}=\dfrac{3,36}{22,4}=0,15\left(mol\right)\Rightarrow m_{O_2}=0,15.32=4,8\left(g\right)\\ Đặt.KL:B\\ 4B+3O_2\rightarrow\left(t^o\right)2B_2O_3\\ ĐLBTKL:m_B+m_{O_2}=m_{oxit}\\ \Leftrightarrow m_B+4,8=10,2\\ \Leftrightarrow m_B=5,4\left(g\right)\\ Mà:n_B=\dfrac{4}{3}.n_{O_2}=0,2\left(mol\right)\\ \Rightarrow M_B=\dfrac{5,4}{0,2}=27\left(\dfrac{g}{mol}\right)\\ \Rightarrow B\left(III\right):Nhôm\left(Al=27\right)\)
cho 2,24lít khí oxi để đốt cháy hoàn toàn kim loại hóa tri I thu được 18,8 gam oxit. xác định tên kim loại đó?
\(n_{CO_2}=\dfrac{2.24}{22.4}=0.1\left(mol\right)\)
\(4X+O_2\underrightarrow{t^0}2X_2O\)
\(......0.1.....0.2\)
\(M_{X_2O}=\dfrac{18.8}{0.2}=94\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
\(\Leftrightarrow2X+16=94\)
\(\Leftrightarrow X=39\left(kali\right)\)
Chúc bạn học tốt
Đốt cháy hoàn toàn 26 gam kim loại R (hóa trị II) trong khí oxi dư thu được 32,4 gam một oxit duy nhất. Kim loại R là:
Bảo toàn khối lượng: mO2 = mRO - mR = 32,4 - 26 = 6,4 (g)
\(n_{O_2}=\dfrac{6,4}{32}=0,2\left(mol\right)\)
PTHH: 2R + O2 --to--> 2RO
\(M_R=\dfrac{26}{0,2}=65\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
=> R là Zn
Ông sai rồi ông Kudo Shinichi ơi , đáng nhẽ pk là MR= 26/0,4 = 65 chứ
còn 26/0,2 nó thành 130 rồi ông ạ
Viết thế này thì ông hại con ngta à =))))
Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong không khí. Lượng khí oxi đã phản ứng với photpho vừa đủ để tác dụng với 32 gam kim loại R. Hãy xác định R (biết R ko có hóa trị quá III). Help me!!!!
nP = 6,2/31 = 0,2 (mol)
PTHH: 4P + 5O2 -> (t°) 2P2O5
Mol: 0,2 ---> 0,25
4R + nO2 -> (t°) 2R2On
Mol: 1/n <--- 0,25
M(R) = 32(1/n) = 32n (g/mol)
Xét:
n = 1 => Loại
n = 2 => R = 64 => R là Cu
n = 3 => Loại
Vậy R là Cu