Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Ngọc Phương Nguyê...
Xem chi tiết
Minh Hiếu
8 tháng 11 2021 lúc 19:18

Phòng chống bệnh giun sán ngay từ đầu chính là cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người và cho cả cộng đồng băng cách:
- Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm, tẩy giun định kỳ. Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh,  thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kỹ trước khi ăn. 
- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.
-  Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.
- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Tham khảo

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 11 2023 lúc 11:15

Các biện pháp phòng tránh các bệnh giun, sán:

- Cần tập thói quen tẩy giun định kì cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kĩ, chế biến hợp vệ sinh.

- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kĩ trước khi ăn.

- Quản lí phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông. Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.

- Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Duyên Nghiêm
Xem chi tiết
Minh Thư (BKTT)
9 tháng 11 2016 lúc 22:58

- Tỉ lệ người mắc bệnh giun sán ở nước ta rất cao, nhất là trẻ em (trên 90%). Giun sán ngoài lấy tranh chất dinh dưỡng của người, còn sinh ra độc tố gây hại cho người, có thể gây ra tắc ruột hoặc tắc ống mật

- Cách phòng chống bệnh giun sán:

+ Phải ăn uống vệ sinh:

Thức ăn nấu chín.Uống nước sôi để nguội.Ngay cả tắm rửa cũng cần chọn chỗ nước sạch.Động vật ăn uống sạch.

+ Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường.

+ Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay.

+ Đi giày, ủng khi tiếp xúc với đất.

+ Tẩy giun ở người và động vật.

CHÚC BN HỌC TỐT!

 

Tung Le Viet
26 tháng 12 2016 lúc 15:54

vi nc ta o vung nhiet doi

Vy Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hiếu
15 tháng 12 2021 lúc 21:57

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

Dân Chơi Đất Bắc=))))
15 tháng 12 2021 lúc 21:57

1.Tham Khảo:

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất. - Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

Tác hại nhiễm giun sán. Những người bị nhiễm giun truyền qua đất thường không  triệu chứng hoặc  một số các triệu chứng như đau bụng, chán ăn. Khi bị nhiễm giun nặng  thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm: tiêu chảy, mất máu, chậm phát triển thể chất và nhận thức.

chuche
15 tháng 12 2021 lúc 21:58

Tham Khảo:

 

Câu 1.

Học sinh nêu được những biểu hiện

Điểm

- Giun sán kí sinh hút chất dinh dưỡng của vật chủ làm cho cơ thể vật chủ gầy, yếu, xanh xao, chậm phát triển.

1 đ

- Các biện pháp phòng tránh giun sán: vệ sinh ăn uống, vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường…

Câu 2.

Học sinh nêu được

Điểm

Giun đũa chui vào được ống mật nhờ đặc điểm:

Đầu rất nhỏ chỉ bằng đầu kimCơ thể thon nhọn hai đầu

0.5đ

0.5đ

Hậu quả:

Giun đũa chui vào ống mật, gây tắc ống dẫn mật,viêm túi mật, vàng da do ứ mật, gây đau bụng dữ dội.

0.5đ

0.5đ

 

Câu 3.

 

Tên

Nơi sống: trong đất ẩm

0.2đ

Hoạt động kiếm ăn: ban đêm

0.2 đ

Cơ thể dài, thuôn 2 đầu.

0.2đ

Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).

0.2đ

Chất nhày → da trơn.

0.2đ

Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.

0.2đ

Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch.

0.2đ

Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng, hầu, thực quản diều, dạ dày cơ, ruột tịt, hậu môn.

0.2đ

Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.

0.2đ

Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.

0.2đ

Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
Isolde Moria
1 tháng 11 2016 lúc 17:34

Câu 1 + 2 :

Trùng kiết lị và giun đũa kí sinh gây bệnh cho cơ thể người

Cánh phòng tránh :

+ Ăn chín , uống sôi

+ Vệ sinh rau củ quả trước khi ăn

+ Rửa tay trước khi ăn

+ Tránh ăn đồ ăn sống

+ Tẩy trùng định kì

Câu 2 :

Vì trâu,bò nước ta sống trong môi trường đất ngập nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ kí sinh của sán lá gan.Ngoài ra ,trâu bò nước ta uống nước và ăn cỏ ngoài thiên nhiên có nhiều kén sán

Minh Thư
1 tháng 11 2016 lúc 19:20

tác hại của trùng kiết lị:
gây loét thành ruột vào máu
tác hại của giun đũa:
gây đau bụng,tắc ruột và tắc ống mật
biện pháp giun đũa và trùng kiết lị
ăn chín uống sôi
vệ sinh rau củ = nước muối
vệ sinh cá nhân
tẩy giun định kì
 

Minh Thư
1 tháng 11 2016 lúc 19:28

vì nước ta là nước nông nghiệp. Người dân thường thả trâu bò rông và chúng thường cày bừa ở các ruộng nước,đồng cỏ có chứa nhiều sán lá gan,người dân ko có thói quen ủ phân trước khi bón và ko tẩy giun sán định kì.Thức ăn ko đảm bảo vệ sinh nên trâu bò nc ta mắc bệnh sán lá gan
*Tác hại của giun đũa:(cái trc là sai hết của giun đũa nha bạn)
giun đũa hút chất dinh dưỡng của người,đv làm người,đv xanh xao,gầy gò,ốm yếu.Gây tắc ống mật,ruột và tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể người có thể lây lan cho người khác.
-biện pháp phòng tránh giun đũa:
Vệ sinh môi trường:ủ phân trước khi bón,xây dựng nhà vệ sinh hợp lí,diệt ruồi nhộng...
Vệ sinh ăn uống:ăn chín uống sôi,bảo quản thực phẩm trước khi sử dụng...
Vệ sinh cá nhân:rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,đi giày dép...
Tẩy giun sán định kỳ 1 đến 2 lần

nguyên phan
Xem chi tiết
An Phú 8C Lưu
27 tháng 12 2021 lúc 20:51

Giang シ)
27 tháng 12 2021 lúc 20:51

Trình bày vòng đời của sán lá gan bằng sơ đồ

Giang シ)
27 tháng 12 2021 lúc 20:51
Các biện pháp phòng bệnh giun sán

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Nguyễn Thị Mai Hạnh
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
4 tháng 12 2021 lúc 9:44

Ăn chín uống sôi

Rửa tay trước khi ăn

Ăn đồ uống đảm bảo sạch

OH-YEAH^^
4 tháng 12 2021 lúc 9:46

Tham khảo

Biện pháp phòng ngừa nhiễm giun sán kí sinh cho động vật:

- Thường xuyên dọn dẹp chuồng nuôi

- Ko thả động vật bừa bãi

- Tẩy giun sán định kỳ cho động vật

Nguyên Khôi
4 tháng 12 2021 lúc 9:44

ko chăn nuôi ở các nơi ao,hồ,... bị ô nhiễm vì nó có nhiều ấu trùng giun sán

Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Toản Naiive
22 tháng 12 2016 lúc 20:04

Giun sán kí sinh lây nhiễm qua đường ruột non. Để phòng bệnh chúng ta phải :

+ Giữ vệ sinh sạch sẽ

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

+ Ăn uống hợp vệ sinh và đúng cách

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
22 tháng 12 2016 lúc 20:53

Đường lây truyền của giun chủ yếu qua ăn uống. Ví như giun đũa, giun kim thường theo phân của người bệnh ra ngoài. Sau khi đi ngoài không rửa tay có thể khiến nguồn bệnh lây vào thức ăn, người khác ăn phải sẽ nhiễm bệnh.

 

Bệnh giun đũa, giun kim cũng có thể lây truyền qua vật trung gian truyền bệnh như gián, chuột… Khi bị bệnh giun đũa mà không được tẩy giun, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm phát triển. Ấu trùng giun móc xâm nhập qua đường tiêu hóa hoặc qua da. Trứng giun theo phân người ra ngoài rồi nở thành ấu trùng, sau đó chui qua chân người đi đất để vào cơ thể và gây bệnh. Giun móc gây thiếu máu vì mỗi ngày, chúng có thể tiêu thụ 50ml máu trong ruột.

1/ Giữ vệ sinh sạch sẽ ngừa giun sán

Rửa tay sạch: Bàn tay là phương tiện truyền bệnh giun sán do nhiễm bẩn khi đi đại tiện, rửa ***** cho trẻ, trẻ ngứa hậu môn đưa tay vào gãi… Do vậy, phải giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sát trùng, đặc biệt là sau khi đại tiện, trước khi ăn làm giảm tỷ lệ giun sán, tiêu chảy. Khi chế biến đồ ăn cũng phải đảm bảo đôi tay sạch sẽ để hạn chế nguy cơ trúng giun rơi vào thức ăn. Thường xuyên rửa tay hàng ngày là biện pháp tốt nhất để phòng giun sán.

2/ Ăn uống đúng cách và hợp vệ sinh

– Thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh an toàn thực phẩm: Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không an toàn để chế biến thức ăn, rửa ráy chân tay. Nước dễ bị ô nhiễm trong quá trình vận chuyển hoặc do đồ chứa, chum, vại không có nắp đậy, vì vậy, cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nguồn nước, nơi chứa nước. Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không được uống nước lã. Không ăn thức ăn ôi thiu, không ăn đồ tái. Che đậy thức ăn không để chuột, gián bò vào. Trước khi ăn, nên nấu nóng lại, kể cả đồ ăn để trong tủ lạnh.– Đi vệ sinh an toàn: Trẻ em nông thôn có tỷ lệ nhiễm giun sán cao một phần là do nhà vệ sinh không đạt yêu cầu. Khi tiểu tiện vào nhà tiêu hợp vệ sinh sẽ ngăn chặn được sự lây lan nguồn bệnh vào môi trường. Không chỉ trẻ em, mà cả nguồn lớn luôn phải giữ vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch, vệ sinh môi trường, không để phân làm ô nhiễm nguồn nước, nhốt súc vật xa khỏi nơi sinh hoạt của gia đình… Giáo dục cho trẻ thường xuyên đi giày dép, kể cả đi học và ở nhà, không nên đi chân đất, nghịch cát, mặc quần thủng ***** để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh giun móc…

Khi nào cho trẻ uống thuốc tẩy giun?

Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn, 1 tuổi cũng có thể tẩy giun được nhưng phải chọn loại thuốc thích hợp. Sau đây là một số loại thuốc giun thường dùng để tẩy giun cho trẻ:

Albendazol: ức chế sự thu nhận glucose ở ấu trùng và giun trường thành, làm giảm dự trữ glycogen, giảm năng lưỡng nên giun bất động rồi chết. Thuốc có tác dụng trên nhiều loại giun: đũa, móc, tóc, lươn, kim. Liều dùng một lần duy nhất cho trẻ từ 2 tuổi dùng 400mg.( 1V) Còn với giun móc thì uống albendazol viên 400mg mỗi ngày 1 viên và uống trong 3 ngày liên tiếpMebendazol: cũng làm cho giun bị cạn kiệt glycogen dự trữ, ngoài ra còn ức chế sự sinh sản của giun. Chỉ dùng thuốc này cho trẻ trên 2 tuổi. Để tẩy giun kim, cho trẻ uống 100mg, sau 2 đến 4 tuần nhắc lại một lần nữa; còn để tẩy một hay nhiều loại giun: móc, tóc, kim: dùng liều duy nhất 400mg.Pyratel: Có biệt dược là hemilltox hàm lượng 125mg và 250mg: tác dụng bằng cách phong bế thần kinh – cơ của giun, khiến chúng bị tê liệt và nhu động ruột sẽ đẩy giun ra ngoài. Pyrantel tác động lên cả dạng chưa trưởng thành nhưng không có tác dụnng trên dạng ấu trùng. Thuốc này có thể dùng để tẩy giun kim, giun đũa, giun móc cho trẻ từ 1 tuổi trở lên với liều 10mg/kg cân nặng. Nếu trẻ nhiễm giun kim nhiều có thể nhắc lại sau 1 tuần cũng với liều lượng như trên

Các loại thuốc trên được bào chế dưới dạng viên nén, thơm, ngọt, có thể nhai, nghiền trước khi uống hay dạng hỗn dịch, tùy theo lứa tuổi của bé để lựa chọn dạng thuốc cho thích hợp. Có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, không cần phải nhịn đói. Tuy nhiên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. Hiện nay, ở trường mầm non, các bé cũng được cho uống thuốc một lần trong năm, thường vào đầu năm học, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho bé uống nhắc lại sau 6 tháng.

Crush khiến chúng ta l...
Xem chi tiết
Việt Anh
21 tháng 1 2019 lúc 22:28

Những điều cần biết và làm để phòng tránh nhiễm giun

      Như chúng ta biết trẻ em Việt Nam tỉ lệ nhiễm giun chiếm tỉ lệ tương đối cao(80-90%) bị nhiểm giun, tức là cứ 10 em thì có 8-9 em bị nhiễm giun. Vậy cô và các em cùng tìm hiểu nguyên nhân và đường lây truyền của chúng.

1. Nguyên nhân.

Nguyên nhân chính là do giun sống trong ruột người, hàng ngày chúng đẻ ra rất nhiều trứng. Trứng theo phân ra ngoài đất phát triển rồi lại quay trở lại nhiểm bệnh cho người khác và cho chính mình.

2. Đường lây truyền và tác hại của giun.

   - Giun tóc, giun đũa: lây nhiễm chủ yếu là qua đường miệng do chúng ta ăn phải thức ăn bẩn. khi vào miệng trứng nở thành giun. Nhờ hút các chất dinh bổ ở người, chúng phát triển thành giun trưởng thành rồi lại đẻ trứng.

  + Giun sống trong ruột người gây ra rất nhiều tác hại, nhất là đối với cơ thể trẻ em. Chúng hút các chất dinh dưỡng làm cơ thể gầy yếu, chậm phát triển, kém thông minh. Giun còn tiết ra các chất độc làm cho cơ thể có thể bị nhiễm độc. xanh xao, vàng vọt, kém ăn. Đôi khi giun còn gây đâu bụng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, giun chui ống mật…

  - Giun móc: lây nhiễm chủ yếu là qua da do trứng giun khi ra ngoài đất nở thành ấu trùng, ấu trùng này chui qua da khi tiếp xúc trực tiếp với đất.

  + Giun móc bám vào ruột hút máu làm cơ thể các em bị thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, chậm phát triển, học kém, hay buồn ngủ trong giờ….

3. Biện pháp phòng ngừa nhiễm giun.

  - Rữa tay sạch trước khi ăn, sau khi chơi trên đất và trước khi đi đại tiện.

 - Luôn cắt móng tay sạch và không mút ngón tay.

 - Luôn đi giầy dép và không ngồi lê trên đất.

 - Không ăn thức ăn chưa rữa sạch.

 - Không ăn thức ăn chưa nấu chín.

 - Không uống nước khi chưa đun sôi.

 - Đại tiện đúng nơi qui định.

 - Vận động cha mẹ xây hố xí hợp vệ sinh, không dung phân tươi bón ruộng, nuôi cá.

 - Tẩy giun đều đặn năm 2 lần, vận động mọi người trong nhà cùng tham gia tẩy giun.

 - Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.

Trên đây là nguyên nhân, đường lây truyền và các cách phòng ngừa bệnh, các em cần nắm chắc để phòng tránh những bệnh do giun sán gây ra

PHÒNG CHỐNG BỆNH GIUN SÁN

Nhiễm giun sán là một tình trạng khá phổ biến ở các nước kém phát triển và đang phát triển, đặc biệt là những nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, vệ sinh kém và Việt Nam là một trong số đó.​

Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam và số người mang loại ký sinh trùng cũng tương đối nhiều. Riêng ở trẻ nhỏ hầu hết đều có giun​.“Phòng chống giun sán” luôn luôn là một vấn đề nóng hổi và là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Bởi nó ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới sức khoẻ của mỗi chúng ta. Đặc biệt đối với trẻ em.

 Như chúng ta đã biết trẻ em Việt Nam tỉ lệ nhiễm giun chiếm tỉ lệ tương đối cao(80-90%) bị nhiểm giun, tức là cứ 10 em thì có 8-9 em bị nhiễm giun.

 Hiện nay , với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc  trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm , nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm , tránh khỏi tình trạng nhiễm giun sán .

Nhưng để đạt được điều đó chúng ta cần biết được nguyên nhân lây nhiễm giun sán , con đường lây truyền ,tác hại, dấu hiệu và  hơn hết là cách phòng ngừa  bệnh giun sán.

Vậy vì sao chúng ta nhiễm giun sán và nhiễm theo những con đường nào? Nguyên nhân chính là do giun sống trong ruột người, hàng ngày đẻ ra rất nhiều trứng. Trứng theo phân người ra ngoài đất phát triển rồi quay lại nhiễm bệnh cho người khác và cho chính mình.Đường lây nhiễm giun đũa, giun tóc chủ yếu là qua đường miệng do chúng ta ăn phải thức ăn bẩn. Khi vào miệng trứng nở thành giun non. Nhờ hút các chất bổ ở ruột người, chúng phát triển thành giun trưởng thành rồi lại đẻ trứng.Đường lây nhiễm giun móc chủ yếu qua da do trứng giun khi ra ngoài đất nở thành ấu trùng, ấu trùng này chui qua da khi tiếp xúc trực tiếp với đất ( đi chân đất, tay nghịch đất hoặc ngồi lê la trên đất ). Đôi khi ấu trùng cũng theo rau sống hoặc tay bẩn có dính đất qua miệng vào cơ thể.

Giun sống trong ruột người gây nhiều tác hại, nhất là với cơ thể trẻ em.Giun đũa, giun tóc chiếm thức ăn ở ruột làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, gầy yếu, chậm phát triển, kém thông minh . Giun còn tiết ra chất độc làm cho cơ thể bị nhiễm độc, xanh xao, vàng vọt,  kém ăn. Đôi khi giun gây đau bụng và các biến chứng nguy hiểm khác như: tắc ruột, lồng ruột do giun, giun chui ống mật, giun chui xuống ruột thừa gây viêm.Giun móc bám vào ruột, hút máu làm cơ thể các em bị thiếu máu, xanh xao, mệt mỏi, chậm phát triển, học kém hay buồn ngủ trong giờ học...

Vậy chúng ta cần làm gì để phòng chống bệnh giun sán ?

Chúng ta nên rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi chơi trên đất, sau khi đại tiện. Luôn cắt móng tay sạch sẽ và không mút ngón tay ,đi giầy dép và không ngồi lê trên mặt đất. Không được ăn hoa quả chưa rửa sạch , thức ăn chưa nấu chín, và uống nước chưa đun sôi. Không đại tiện ra ngoài hố xí. Trẻ em hay học sinh nên v ận động cha mẹ xây dựng hố xí hợp vệ sinh và không dùng phân tươi bón ruộng, nuôi cá.Bố mẹ cần cho trẻ đi tẩy giun đều đặn 1 năm 2 lần. Vận động mọi người trong nhà cùng tẩy giun.Vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ. Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt bằng cách rửa tay bằng xà phòng.

Nói tóm lại , để bảo vệ sức khỏe , trước tiên chúng ta phải có sự hiểu biết về nó . Vì thế đối với mỗi cá nhân , chúng ta cần biết về tác hại  và cách phòng ngừa bệnh giun sán . Không chỉ ba mẹ mà ngay cả học sinh , chúng ta nên phòng ngừa bệnh giun sán ngay từ bây giờ .

                                                      Vì sức khỏe của chúng ta cũng như của con em chúng ta .

~ học tốt ~

 

Nguyễn Lương Phương Thảo
22 tháng 1 2019 lúc 5:24

Thời gian: 8h ngày 05 tháng 12 năm 2016

*Địa điểm: Sân trường Tiểu học Thịnh Đức
*Thành phần: BGH, giáo viên, cùng toàn thể các em học sinh
I.Nội dung: Tuyên truyền cách phòng chống bệnh giun sán cho học sinh.
Kính thưa: quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh thân mến, Trong buổi chào cờ hôm nay, cô xin gửi đến quý thầy cô và các em về triệu chứng và cách phòng bệnh giun sán. 
Các em học sinh thấn mến! Giun sán là những ký sinh trùng phổ biến ở Việt Nam và số người mang loại ký sinh trùng cũng tương đối nhiều. Riêng ở trẻ nhỏ hầu hết đều có giun. Nguyên nhân là do trẻ ở bẩn, không được chăm sóc chu đáo, do trẻ ham chơi tay không sạch mút vào miệng, ngậm đồ chơi bám bụi bẩn, tay bẩn cầm bánh kẹo, ăn thức ăn không được nấu chín.
Mặt khác, do ruồi nhặng bám vào chỗ bẩn, phân rác, rồi lại bám vào thức ăn mang theo trng giun, từ đó trứng giun sẽ dễ dàng chui vào ruột trẻ và sinh sản rất nhanh.
Có nhiều loại giun sán, nhưng trẻ thường hay bị giun đũa và giun kim. Ngoài ra còn có nhiều loại khác như sán lá, sán dây và các loại giun chỉ, giun móc, cũng có thể mắc ở trẻ con, nhưng ít hơn.
1. Triệu chứng lâm sàng
Khi các em bị nhiễm giun thường gầy ốm, xanh xao, bụng to bè, chậm lớn. Hậu quả như vậy là do các chất bổ béo bị giun ăn mất, hơn nữa chúng ta lại kém ăn hay buồn nôn, có khi nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun đằng miệng. Các em sẽ hay đau bụng vùng quanh rốn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng. Trường hợp có giun nhiều quá trong ruột có thể gây tắc ruột, hoặc giun di chuyển lung tung chui cả vào ống mật làm chúng ta đau bụng dữ dội.
Giun đũa có màu trắng hồng, thân tròn như chiếc đũa, sống trong ruột non, trứng đẻ trong ruột, rồi theo phân đi ra ngoài. Nếu các em ăn phải thức ăn không sạch, trứng giun theo đường tiêu hóa vào dạ dày xuống ruột nở thành giun con, đi vào mạch máu qua gan, phổi, rồi lại nuốt trở lại dạ dày xuống ruột sống cố định và lớn ở đây. Rọi phổi bằng tia (X) thấy có đám mờ, dễ lầm với viêm phổi trong thời gian giun chui qua phổi; làm cho các em có thể bị ho kéo dài gầy gò, mệt mỏi. Sống trong ruột non, giun tiêu thụ một phần chất bổ, đáng lẽ dùng để nuôi cơ thể các em, vì thế mà các em gầy còm, ốm yếu, xanh xao, thiếu máu. Không những thế giun còn tiết ra chất độc, khiến chúng ta khó ăn, khó ngủ làm cho chúng ta có thể trở nên càu nhàu, hay bực tức, tính tình thay đổi, ít vận động.
Giun kim là loại có hình thể nhỏ như chiếc kim khâu, màu trắng, sống trong trong ruột già và thường đẻ trứng ở hậu môn về đêm khoảng 9-10 giờ.
Giun kim có thể làm cho các em luôn khó chịu, hậu môn bị ngứa phải gãi , nhất là ban đêm, khi giun chui xuống đẻ. Vì vậy em ngủ không yên, trằn trọc hay nghiến răng, có khi nói mê, đái dầm. Các em không muốn ăn, có lúc rối loạn tiêu hóa, đau bụng vùng dưới rốn. Các em có giun kim đôi khi gây viêm ruột thừa. Ngoài ra, còn có các loại ký sinh trùng khác ít gặp ở trẻ con hơn như giun móc, giun chỉ v.v... Loại giun móc này sống trong ruột ở đoạn manh tràng, nó bám chặt vào niêm mạc ruột mà hút chất bổ của các em làm cho cơ thể xanh xao, thiếu máu, uống thuốc tẩy cũng không ra, phải có thuốc đặc hiệu mới trị nổi. Còn phải kể đến một số khác như sán lá, sán dây gồm nhiều đốt, đứt dần từng đốt, thường xuyên bò ra ngoài hậu môn, cũng làm cho các em bứt rứt, khó chịu.
2. Chữa bệnh giun sán
Khi chữa trị cần phải chú ý, vì các em có thể bị mắc nhiều loại, thí dụ vừa giun đũa lẫn giun kim, hoặc giun móc lẫn giun kim v.v... Vì vậy phải thử xem phân có loại giun nào, để chọn thuốc có tác dụng, đồng thời trên nhiều loại giun sán; nên tẩy đúng lúc và chú ý liều lượng dùng để tránh trường hợp bất thường là giun sán bị kích thích, đi lạc chỗ như chui vào ống mật chẳng hạn, rất nguy hiểm cho chúng ta nếu chẩn đoán không ra.
Tốt nhất cứ 6 tháng, chậm là 12 tháng, chúng ta nên tẩy giun một lần;
3. Đề phòng
Để đề phòng bệnh giun sán, điều quan trọng là phải tuyệt đối giữ vệ sinh thân thể, nhất là vệ sinh ăn uống.
Thức ăn phải luôn nấu chín;
Nước uống phải được đun sôi để nguội, không được uống nước lã;
Không lê la dưới đất, nhất là không mặc quần thủng đít;
Vệ sinh tay chân luôn sạch, cắt móng tay, không đi chân đất, vì ấu trùng giun móc ở ngoài đất có thể đi xuyên qua da kẽ chân để vào máu, vào phổi, vào ruột và sinh sống tại đó gây tác hại cho chúng ta.
Phân của trẻ có giun cũng cần phải được tẩy trùng sạch sẽ. Tự phòng bệnh bằng cách có thói quen rửa tay sạch trước khi ăn và khi cầm bánh kẹo, sau khi đi vệ sinh.

Học tốt ! !!