trình bày vai trò của tôm sông
C1:Nêu vai trò của ngành giun đốt cho vd
C2:Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển châu chấu
C3:Nêu vai trò của nganh thân mềm.chovd
c4:Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và cáchdi chuyểncủa tôm sông
Câu 1 :
_ Vai trò : Lợi ích : Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ.
Tác hại: Hút máu người và động vật Gây bệnh
_ VD : Giun đất , sa sùng,đỉa,rươi, vắt , giun đỏ
Câu 2 :
Đặc điểm cấu tạo ngoài :
- Cơ thể được chia làm 3 phần:
+ Đầu: râu, mắt kép, cơ quan miệng.
+ Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh.
+ Bụng: nhiều đốt, mỗi đốt có lỗ thở.
Di chuyển :
- Có 3 cách:
+ Bò
+ Nhảy
+ Bay
Câu 3 : Vai trò :
_ Thực phẩm cho người
_ Thức ăn cho động vật
_ Làm đồ trang sức
_ Làm đồ trang trí
VD : Sò làm sạch môi trường nước
Làm sạch môi trường nước:
- Trai lọc 40 lít nước trong một ngày đêm.
- Vẹm lọc 3.5 lít mỗi ngày.
- Hầu làm lắng 1,0875g bùn mỗi ngày.
Bào ngư
Mực
Có giá trị xuất khẩu
Ốc hương
Sò huyết
Hóa thạch một số vỏ sò, vỏ ốc
Có giá trị về mặt địa chất
Câu 4 :
Cơ thể tôm có 2 phần : phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu - ngực) và phần bụng.
Tôm có thế bò : các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động đê giữ thăng bằng và bơi.
Tôm cũng có thể bơi giật lùi. Khi đó tôm xoè tấm lái, gặp mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.
Câu 1: Trình bày đặc điểm sinh sản và vòng đời của sán lá gan, giun đũa? Nêu một số biện pháp phòng tránh các bệnh do giun, sán kí sinh
Câu 2:
a) Nêu cấu tạo vỏ trai và sự hình thành ngọc trai
b) Vai trò của ngành Thân mềm?
Câu 3:
a) Giải thích hiện tượng: tôm lột xác, tôm mẹ ôm trứng, dùng thính câu tôm
b) Trình bày các tập tính ở Nhện
c) Nêu các phần phụ của Tôm, Nhện và chức năng
d. Dinh dưỡng của tôm sông
Câu 4:
Nêu vai trò thực tiễn của lớp Giáp xác và lớp Hình nhện (cả mặt lợi và mặt hại)
câu 4
1> Có lợi
Đối với thiên nhiên:
- Có nhiều loài giáp xác nhỏ ( chân kiếm,rận nước,...) làm thức ăn cho các loài cá công nghiệp như cá trích và các cá lớn ở đại dương.
Đối với con người
- Thực phẩm đông lạnh
-Thực phẩm khô
-nguyên liệu để làm mắm
-Thực phẩm tươi sống
-Nguyên liệu để xuất khẩu
2>Có hại
-kí sinh gây chết cá
-Có hại cho giao thông đường thủy
-truyền bênh giun sán
-làm hư hại đồ vật.
giải thích vai trò lớp vỏ bọc đối với đời sống của tôm sông? Nêu ý nghĩa và giải thích hiện tượng lột xác ở tôm sông?
Giải thích :
+ ) Cơ thể tôm được bao bởi vỏ cứng màu xám đễ lẫn với màu đáy nước , giúp tôm dễ lẫn tránh kẻ thù và tìm mồi .
+ ) Lớp vỏ cứng vừa là xương để bảo vệ vừa làm chỗ bám cho cơ thể bên trong .
+ ) Chỗ tiếp giáp giữa các đốt , phần vỏ mềm hơn tạo khớp động để cơ thể cử động thuận lợi .
- Ý nghĩa : Do cơ thể tôm có lớp vỏ cứng bao bọc . Do đó sau mỗi giai đoạn tăng trưởng tôm có hiện tốt lột xác để cơ thể được lớn lên . khi ấy lớp vỏ nứt ra để ở dọc lưng và tôm co bụng lại búng mạnh để tống lớp vỏ ngoài , thời gian lột xác và lớn lên , một lớp vỏ mới lại hình thành bao bọc cơ thể .
Lớp vỏ kitin giống như bộ xương ngoài của tôm, nó che chở và bảo vệ tôm
Tôm phải lột xác nhiều lần vì lớp vỏ cấu tạo bằng kitin rất cứng, không đàn hồi: ngăn cản sự phát triển của tôm sông
Hãy nêu vai trò của tôm sông, trai sông , lớp hình nhện và châu chấu.
Help me! mai mik kiểm tra r
Tôm sông :
- Phủ ngoài là lớp vỏ kuticun
- Cơ thể gồm 2 phần
+ Đầu ngực : _ 2 mắt kép
_ 2 đôi râu
_ các chân chùm
_ 5 đôi chân ngực
+ Bụng : bụng tôm hơi cong , phân đốt
gồm 5 đôi chân bụng , tấm lai
Trai sông :
- Gồm 2 mảnh , gắn với nhau nhờ bản lề lưng
- Dây chăng ở bản lề lưng , cùng 2 cơ khép mở vỏ -> điều chỉnh động tác đóng mở vỏ
- Cấu tạo gồm 3 lớp : _ Lớp sừng
_ Lớp đá vôi
_ Lớp xà cừ
Nhện : Cơ thể gồm 2 phần
+ Đầu ngực : đôi kìm , đôi chân xúc giác , 4 đôi chân bò
+ Bụng : đôi khe thở , lỗ sinh dục , núm tuyến tơ .
Châu Chấu :
- Cơ thể gồm 3 phần :
+ Đầu : 1 đôi râu , mắt kép , cái miệng
+ Ngực : 3 đôi chân , 2 đôi cánh
+ Bụng : phân đốt , mỗi đốt có một đôi lỗ thở
Chúc thi tốt
Tôm sông: Cung cấp thực phẩm.
Trai sông: làm sạch môi trường nước.
Lớp hình nhện:
* Có lợi:
- Cung cấp thực phẩm( bọ cạp,..).
- Bắt sâu bọ( nhện,..).
*Có hại:
- Gây sưng tay(bọ cạp).
- Gây ngứa ngáy trên da người(cái ghẻ).
- Kí sinh hút máu ở bò ( ve bò).
Châu chấu: phá hoại mùa màng.
1. Vai trò của giáp xác nhỏ ( có kích thước hiển vi ) trong ao, hồ, sông, biển?
2. Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta?
\(1,\)
Vai trò của giáp xác nhỏ ( có kích thước hiển vi ) trong ao , hồ , sông , biển ?
→ Ở trong ao , hồ , sông , biển , các loài giáp xác nhỏ có một vai trò khá quan trọng . Trước hết , chúng là thức ăn của tất cả các loài cá ( kể cả cá voi ) . Chúng còn có tác dụng làm sạch môi trường nước .
\(2,\)
Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta ?
→ Nghề nuôi tôm ở nước ta khá phát triển , có vai trò trong nền kinh tế quốc dân . Ở vùng biển , nhân dân thường nuôi tôm sú , tôm hùm . Ở vùng đồng bằng thường nuôi tôm càng xanh . Tôm là thực phẩm quí có nhiều chất dinh dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta .
Vai trò của giáp xác nhỏ (có kích thước hiển vi) trong ao, hồ, sông, biển?
ở trong ao, hồ, sông, biển, các loài giáp xác nhỏ có một vai trò khá quan trọng. Trước hết, chúng là thức ăn của tất cả các loài cá (kể cả cá voi). Chúng còn có tác dụng làm sạch môi trường nước.
Vai trò của nghề nuôi tôm ở nước ta và địa phương em?
Nghề nuôi tôm ở nước ta khá phát triển, có vai trò trong nền kinh tế quốc dân. Ở vùng biển, nhân dân thường nuôi tôm sú, tôm hùm. ơ vùng đồng bằng thường nuôi tôm càng xanh. Tôm là thực phẩm quý có nhiều chất dinh dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta.
trình bày quá trình phát triển của: cào cào, tôm sông
1. Trình bày đặc điểm cấu tạo vỏ trai, cơ thể Trai sông. Giải thích cách dinh dưỡng,cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động ít di chuyển.
2. Trình bày đặc điểm chung của ngành Thân mềm và vai trò của chúng đối với thiên nhiên và con người.
3. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của Tôm?Giải thích các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản củat ôm. Phân tích vai trò thực tiễn của giáp xác.
1, Vỏ trai: Gồm có 2 mảnh vỏ gắn nhau nhờ bản lề gắn nhau cộng với 2 cơ kép vỏ có tác dụng đóng mở vỏ và bảo vệ phần trong.
Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, điệp… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.
- Về di chuyển : Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân
phối hợp với động tác đóng, mở vỏ.
Trai sông có lối sống ít di chuyển và vì thế thụ động cả trong dinh dưỡng và
sinh sản.
- Về dinh dưỡng :
+ Lông phủ trên tấm miệng và mang rung động tạo nên dòng nước trao đổi liên tục với môi trường ngoài.
+ Dòng nước hút vào mang gồm thức ăn (vụn hữu cơ, động vật nhỏ...) đưa đến miệng và ôxi đến các tấm mang để hấp thụ.
- Về sinh sản :
+ Ở trai cái, thông thường trứng đẻ ở trong khoang áo.
+ Tinh trùng do trai đực tiết ra theo dòng nước vào cơ thể trai cái để thụ tinh cho trứng.
+ Trứng phát triển thành ấu trùng trong khoang áo trai mẹ. Trước khi trở thành trai trưởng thành, ấu trùng thường bám trên da, trên vây và mang cá để phát tán đến chỗ ở mới.
Tham khảo
1.
Lối sống của trai sông và hầu hết sò, ngao, điệp… nói chung là vùi lấp dưới tầng đáy bùn (chúng thuộc nhóm sinh vật đáy), di chuyển chậm chạp và dinh dưỡng thụ động.
Cấu tạo và hoạt động của chúng thích nghi rất cao với lối sống này :
- Về cấu tạo:
+ Vỏ gồm 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề, có cơ khép vỏ phát triển làm vỏ đóng lại khi cần tự vệ.
+ Khoang áo phát triển là nơi có mang thở và đồng thời là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí. Do vậy:
Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm cả mắt và các giác quan khác.Chỉ có tấm miệng duy trì, trên có lông luôn rung động để tạo ra dòng nước hút vào và thải ra.Cơ chân kém phát triển.- Về di chuyển: Trai sông di chuyển chậm chạp nhờ hoạt động của cơ chân phối hợp với động tác đóng, mở vỏ.
Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.
Trình bày đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh và hệ hô hấp của tôm sông?
Nêu chức năng hô hấp của tôm sông
HỆ THẦN KINH:
-Gồm 2 hạch não với 2 dây nối với hạch dưới hầu, làm nên một vòng thần kinh hầu lớn.
-Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi dài và tiếp theo là chuỗi hạch thần kinh bụng.
HỆ HÔ HẤP:
-Hô hấp bằng mang.
-Mang nằm ở các đôi chân ngực hay chân bụng, có dạng tấm hay dạng sợi.
-Hoạt động hô hấp nhờ dòng nước chảy liên tục qua mang. Ở giáp xác thấp (Copepoda, Ostracoda...) thì không có cơ quan hô hấp riêng biệt. Do cơ thể nhỏ bé, lớp cuticun mỏng nên có thể thực hiện trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
Nhớ tick cho mk nhaa!!
Biển hồ Campuchia có vai trò gì?
A.Điều tiết nước sông Mê công b.cung cấp cá tôm
Biển hồ Campuchia có vai trò gì?
A.Điều tiết nước sông Mê công b.cung cấp cá tôm
Đáp án là A vì biển Hồ ở Campuchia là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Biển Hồ còn là chứa điều tiết tự nhiên góp phần giảm lượng dòng chảy mùa lũ và gia tăng dòng chảy mùa kiệt của sông Mê Công ở vùng đồng bằng châu thổ nói chung và Đồng Bằng sông Cửu Long của Việt nam ta nói riêng.