Trong các dung dịch: C H 3 – C H 2 – N H 2 , H 2 N – C H 2 – C O O H , H 2 N – C H 2 – C H ( N H 2 ) – C O O H , H O O C – C H 2 – C H 2 – C H ( N H 2 ) – C O O H , số dung dịch làm xanh quỳ tím là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Bài 1:
Nêu cách nhận biết các dung dịch NaOH, H2SO4, BaCl2, NaCl chỉ bằng dung dịch phenolphthalein.
Bài 2:
Không dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy phân biệt các dung dịch: MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2, H2SO4, để trong các lọ mất nhãn.
Bài 3:
Chỉ dùng 1 hóa chất (dụng cụ cần thiết coi như có đủ), hãy phân biệt các dung dịch sau đây: NaOH, CH3COOH, C6H12O6, C2H5OH.
Bài 4:
Có một dung dịch chứa bốn chất tan gồm: NaNO3, Fe(NO3)3, NH4NO3, và HNO3. Hãy nhận biết sự có mặt của các chất trên trong dung dịch.
Bài 5:
Có một hỗn hợp gồm 3 khí: Cl2, CO, CO2. Hãy trình bày các thí nghiệm để chứng minh sự có mặt của 3 chất khí trên trong hỗn hợp.
bài 1:- trích mãu thử các dd rồi thử bằng pp ( pp tức là phenolphtalein nhé)
+dd NaOH làm pp thành màu hồng.
+3dd còn lại ko làm pp đổi màu
-cho 3dd còn lại vào dd NaOH lúc nãy đang còn màu hồng
+ dd làm màu hồng của pp trong NaOH nhạt và biến mất=> dd H2S04 do có pư trung hòa tức là pư giữa ax và bz ( tự viết nhé 0
+ 2 dd còn lại ko ht là BaCL2 và NaCl
-Cho H2SO4vừa nhận biết dc vào 2 dd còn lại
+ Có kết tủa trắng => đó là dd BaCl2 ( pt tự viết nhé)
+ko ht là dd NaCl
bài 2: bạn kẻ bảng ra cho lần lượt các chất td vs nhau là dc ý mà, bạn tự làm đi.
bài 3:
nhân biết axit bằng quỳ tím --> quỳ tím chuyển đỏ
nhận biết C6H12O6 bằng Cu(OH)2 ( kết tủa bị hoà tan)
nhận biết C2H5OH bằng Na ( có khí không màu bay ra) ( hay ai bạo miệng thì cho vào miệng nhắm thử thấy có mùi vị giống cái vẫn hay nhậu thì đúng rồi )
còn lại là
bài4: mình làm chưa ra :D
Bài 5 :
nhận biết Co2: cho hỗ hợp qua dd CaCO3=> có kết tủa trắng
Nb CO: cho hỗn hợp qua bột CuO đun nóng, bột CuO đen thành đỏ chứng tỏ có Co
Nb Cl2: Cho hỗn hợp qua giấy quỳ tím ẩm=> hóa đỏ chứng tỏ có Cl2
Chúc bạn học tốt :)))
Hòa tan 4g Fe2O3 vừa đủ với dung dịch H2SO4 9.8%. Hãy xác định chất tan và dung dịch trong phản ứng trên . Nhờ các bn giúp mk...
PTHH: Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
\(n_{Fe_2O_3}=\dfrac{4}{160}=0,025\left(mol\right)\)
Theo PT: \(n_{H_2SO_4}=3n_{Fe_2O_3}=3\times0,025=0,075\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{H_2SO_4}=0,075\times98=7,35\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_{ddH_2SO_4}=\dfrac{7,35}{9,8\%}=7,5\left(g\right)\)
\(\Rightarrow m_{ddFe_2\left(SO_4\right)_3}=7,5+4=11,5\left(g\right)\)
Theo PT: \(n_{Fe_2\left(SO_4\right)_3}=n_{Fe_2O_3}=0,025\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Fe_2\left(SO_4\right)_3}=0,025\times400=10\left(g\right)\)
Chất tan sau phản ứng: Fe2(SO4)3
Dung dịch sau phản ứng: Fe2(SO4)3
PTHH: Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Vì Fe2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4
⇒ Dung dịch sau phản ứng là: dung dịch muối Fe2(SO4)3
Chất tan sau phản ứng là: Fe2(SO4)3
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 32 gam Fe2O3 trong 245 gam dung dịch H2SO4. Để trung bình lượng axit còn dư phải dùng 400 ml dung dịch NaOH 0,5M. Tính nồng độ phần trăm dung dịch H2SO4 ban đầu?
Fe2O3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 +3H2O
0.2-------> 0.6-------->0.2---------->0.6 (mol)(1)
2NaOH+H2SO4->Na2SO4+ 2H2O
0,2-------->0,1---->0,1------->0,2(mol)(2)
nFe2O3=\(\dfrac{32}{160}=0,2\left(mol\right)\)
nNaOH=\(0,4.0,5=0,2\left(mol\right)\)
Từ (1) và (2)
=> nH2SO4 ban đầu= 0,6+0,1=0,7(mol)
mH2SO4=0,7.98=68,6(g)
=>C%=\(\dfrac{68,6.100}{245}=28\left(\%\right)\)
Chúc bạn học tốt
Có 4 lọ mất nhãn,mỗi lọ đựng 1 trong 3 dung dịch sau:NaCl,K2SO4,HCl,H2SO4 loãng. Bằng phương pháp hóa học em hãy nhận biết các dung dịch trên
* Dùng quỳ tím:
- Quỳ tím hóa đỏ: HCl và H2SO4 (1)
- Quỳ tím không đổi màu: NaCl và K2SO4 (2)
* Đổ dd BaCl2 vào từng nhóm:
- Đối với nhóm 1:
+) Xuất hiện kết tủa trắng: H2SO4
PTHH: \(H_2SO_4+BaCl_2\rightarrow2HCl+BaSO_4\downarrow\)
+) Không hiện tượng: HCl
- Đối với nhóm 2:
+) Xuất hiện kết tủa trắng: K2SO4
PTHH: \(K_2SO_4+BaCl_2\rightarrow2KCl+BaSO_4\downarrow\)
+) Không hiện tượng: NaCl
Bài1:Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết vai trò của H 2 SO 4 trong các phản ứng (thể hiện tính axit hay tính
oxi hóa)
1.H 2 SO 4 + Na 2 SO 3
2.H 2 SO 4 loãng + Mg
5.H 2 SO 4 + Fe(OH) 3
6.H 2 SO 4 loãng + Fe(OH) 2
7.H 2 SO 4 đặc + Fe(OH) 2
8.H 2 SO 4 đặc + Al 2 O 3
9.H 2 SO 4 đặc + FeCO 3
10.H 2 SO 4 đặc + FeS
11.H 2 SO 4 loãng + FeS
Bài2:Trong phòng thí nghiệm khí hiđro sunfua H 2 S được điều chế bằng cách cho muối sunfua vào dung dịch axit clohidric HCl.
Nếu thay HCl bằng H 2 SO 4 đặc có điều chế được H 2 S không. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài3:Hỗn hợp muối X gồm Na 2 S và Na 2 SO 3 . Cho 100ml dung dịch H 2 SO 4 vào 16,5 gam X đun nóng, thu được hỗn hợp khí có tỷ
khối đối với H 2 là 27. Trung hòa dung dịch thu được bằng 500 ml dung dịch KOH 1M.
a.Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. b.Tính nồng độ mol/lít của dung dịch H 2 SO 4 .
Bài4:Giải thích tại sao axit H 2 S có tính khử. Viết 5 phương trình phản ứng để minh họa?
Bài5:Cho các chất sau: muối ăn, quặng pirit, nước, không khí các điều kiện có đủ. Viết phương trình điều chế H 2 SO 4 , Cl 2 ,
Fe 2 (SO 4 ) 3 .
Bài 7:Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dung dịch sau bị mất nhãn: K 2 S, KCl, K 2 SO 3 , K 2 SO 4 , KNO 3 .
Bài 8:Dung dịch X chứa hai axit: HCl 2M và H 2 SO 4 4M. Để trung hoà hết 100ml dung dịch X cần 200 gam dung dịch NaOH.
Tính nồng độ của dung dịch NaOH?
Bài9:Để trung hoà 200ml dung dịch X gồm HCl và H 2 SO 4 cần 400ml dung dịch Ba(OH) 2 , tạo ra 23,3 gam kết tủa. Cho 7,2 gam
kim loại M vào 400 ml dung dịch X thu được 6,72 lít khí duy nhất (ở đktc). Dung dịch thu được sau phản ứng cần 200ml dung
dịch Ba(OH) 2 nói trên để trung hoà hết. Tìm nồng độ của HCl, H 2 SO 4 , Ba(OH) 2 và kim loại M.
Bài 10:Chỉ được dùng quỳ tím, hãy phân biệt các dung dịch bị mất nhãn sau: MgSO 4 , HCl, BaCl 2 , NaCl, KOH.
GIÚP MK MỘT SỐ CÂU VỚI NHA, MK CẢM ƠN
Hãy trình bày cách nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học
a) 3 chất rắn màu trắng NaOH;Ba(OH)2;NaCl
b) 3 chất rắn Cu(OH)2;Ba(OH)2;Na2CO3
c) Dung dịch NaOH; dung dịch H2SO4 và dung dịch NaCl
d) Nêu cách nhận biết các dung dịch NaOH; H2SO4; Ba(OH)2; NaCl chỉ bằng quỳ tím
e) Có các dung dịch không màu sau NaCl; FeCl2; FeCl3; MgCl2; AlCl3 chỉ dùng dung dịch NaOH nhận ra những chất nào
a) - Thử với lượng nhỏ mỗi chất.
- Cho vào mỗi ống nghiệm chứa một chất 2-3 giọt nước, lắc nhẹ. Sau đó dùng quỳ tím thử:
+) Qùy tím không đổi màu => dd NaCl => Nhận biết chất rắn ban đầu là NaCl.
+) Qùy tím hóa xanh => 2 dd của 2 chất còn lại.
- Cho vào 2 dd chưa có 2 chất chưa nhận biết được vài giọt dd H2SO4 , quan sát:
+) Có kết tủa trắng => Đó là BaSO4 => dd ban đầu là dd Ba(OH)2 => Chất rắn ban đầu là Ba(OH)2
+) Không có kết tủa trắng => dd ban đầu là dd NaOH => Chất rắn là NaOH.
PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4(trắng) + 2 H2O
2 NaOH + H2SO4 -> Na2SO4 + 2 H2O
b) 3 chất rắn Cu(OH)2;Ba(OH)2;Na2CO3
------------
- Thử với lượng nhỏ mỗi chất.
- Cho nước vào từng mẫu thử, quan sát:
+) Mẫu thử không tan => Ban đầu là Cu(OH)2
+) Mẫu thử tan hết, tạo thành dd => 2 chất còn lại
- Cho vài giọt dd H2SO4 vào 2 dd chưa nhận biết dc, quan sát:
+) Có kết tủa trắng => Đó là BaSO4 => dd ban đầu là dd Ba(OH)2 => Chất rắn ban đầu Ba(OH)2
PTHH: Ba(OH)2 + H2SO4 -> BaSO4 (trắng) + 2 H2O
+) Có khí không màu bay ra => Đó là khí CO2 => dd trc đó là dd Na2CO3 => Chất rắn ban đầu là Na2CO3
PTHH: Na2CO3 + H2SO4 -> Na2SO4 + H2O + CO2
c) Dung dịch NaOH; dung dịch H2SO4 và dung dịch NaCl
------
- Trích mỗi dd một ít làm mẫu thử.
- Cho quỳ tím vào các mẫu thử , quan sát:
+) Qùy tím ko đổi màu => dd ban đầu là dd NaCl.
+) Qùy tím hóa đỏ => dd ban đầu là dd H2SO4
+) Qùy tím hóa xanh=> dd ban đầu là dd NaOH
1/ Có 4 dung dịch đựng trong 4 ống nghiệm riêng biệt là NaOH, HCl, NaNO3, NaCl. Hãy nêu phương pháp hóa học để phân biệt 4 dung dịch này. Viết phương trình hóa học.
2/ Cho 0,8g CuO và Cu tác dụng với 20ml dung dịch H2SO4 1M. Dung dịch nào thu được sau phản ứng.
Câu 1:
- thử với lượng nhỏ mỗi chất.
- Dùng quỳ tím cho vào từng mẫu thử, quan sát:
+) Qùy tím hóa đỏ => dd HCl
+) Qùy tím hóa xanh => dd NaOH
+) Qùy tím không đổi màu => dd NaCl và dd NaNO3
- Cho vài giọt dung dịch AgNO3 vào 2 mẫu thử chưa nhận biết được, quan sát:
+) Có xuất hiện kết tủa trắng => Đó là AgCl => dd ban đầu là dd NaCl
+) Không có kết tủa trắng => dd ban đầu là dd NaNO3.
PTHH: AgNO3 + NaCl -> AgCl (trắng) + NaNO3
Câu 2:
- Vì Cu không phản ứng vs dd H2SO4.
PTHH: CuO + H2SO4 -> CuSO4 + H2O
=> dd thu được sau phản ứng là dd CuSO4.
Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học khi đun nóng dung dịch hỗn hợp gồm saccarozo và H2SO4 loãng khoảng 2-3 phút. Sau đó trung hòa bằng dung dịch NaOH. Cho dung dịch thu được vào ống nghiện chứa AgNO3 trong NH3.
Dung dịch thu được khi cho vào ống nghiệm chưa $AgNO_3$ trong $NH_3$ sẽ tạo thành lớp bạc mỏng quanh ống nghiệm.
\(C_{12}H_{22}O_{11}-H_2SO_4;t^o->C_6H_{12}O_6+C_6H_{12}O_6\)
(saccarozo) (glucozo) (fuctozo)
\(C_6H_{12}O_6+AgNO_3+NH_3+H_2O-->Ag\downarrow+NH_4NO_3+C_6H_{12}O_7\)
(glucozo)
Cho hỗn hợp bột A gồm MgO, Al2O3 và R2O3. Lấy 15,4 gam A cho vào ống sứ nung nóng rồi cho một luồng khí H2 dư đi qua, thu được hỗn hợp B (gồm khí H2 dư và hơi nước) và chất rắn D. Lượng hơi nước có trong B được hấp thụ hết bằng 15,3 gam dung dịch H2SO4 90%, thu được dung dịch H2SO4 84,07%, đem chất rắn D hòa tan trong dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH đã tiêu tốn mất 4,8 gam và còn lại chất rắn không tan E. Cho hết lượng E vào dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được 8,64 gam chất rắn F. Cho rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn và kim loại R không phản ứng với dung dịch bazơ.
a)Xác định oxit R2O3 và tính phần trăm theo khối lượng các chất trong A
b) Nếu lấy 7,7 gam A hòa tan trong 1250 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Tính nồng độ mol các chất có trong dung dịch thu được sau khi phản ứng kết thúc.
Câu 1/ Cho hỗn hợp A gồm Na , Al và Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V (lít) khí H2. Nếu thay Na và Fe trong hỗn hợp A bằng kim loại M ( hóa trị II, không đổi ) có khối lượng bằng \(\dfrac{1}{2}\)tổng khối lượng của Na và Fe, khối lượng Al vẫn giữ nguyên thì thu được dung dịch B. Hòa tan hoàn toàn dung dịch B vào dung dịch H2SO4 loãng dư cũng thu được V (lít) khí H2 . Xác định kim loại M. Biết các thể tích khí đo ở cùng điều kiện t0 và p.
Câu 2/ Hòa tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp hai kim loại X (II) và Y (III) trong dung dịch HCl, thu được dung dịch Z và 1,12 lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Z thu được m (gam) muối khan
a/ Tính m
b/ Xác định tên 2 kim loại, biết nX : nY = 1:1và 2MY < MX < 3MY
Câu 3/ Cân bao nhiêu ml dung dịch HNO3 40% ( D= 1,25 g/ml) và dung dịch HNO3 10% (D = 1,06 g/ml) để pha thành 2 lít dung dịch HNO3 15% (D=1,08g/ml)
Câu 4/ Cân bằng các PTHH sau
a/ Al + HNO3 ---> Al(NO3)3 + NxOy + H2O
b/ (NH4)2Cr2O7 \(\underrightarrow{t}\) Cr2O3 + N2 + H2O
Ta có :
PT :
2Na(x) + H2SO4(0,5x) \(\rightarrow\) Na2SO4 + H2(PT1)
Fe(y) + H2SO4(y) \(\rightarrow\) FeSO4 + H2(PT2)
2Al + 3H2SO4 \(\rightarrow\) Al2(SO4)3 + 3H2(PT3)
M(0,5x+y) + H2SO4(0,5x+y) \(\rightarrow\) H2 + MSO4(PT4)
Gọi x là số mol của Na ; y là số mol của fe
=> nH2SO4 của PT1 = 0,5x (mol)
=> nH2SO4 của PT2 = y (mol)
Vì khối lượng nhôm vẫn giữ nguyên
nên nH2SO4 của PT1 Và PT2 bằng với nH2SO4 của PT4
=> nH2SO4 của PT4 là : 0,5x +y (mol)
=> nM = 0,5x +y (mol)
=> mM = (0,5x + y) . MM
mà M có khối lượng bằng 1/2 tổng khối lượng của Na và Fe
=> mM = 1/2 (23x + 56y)
=> (0,5x + y) . MM = 1/2 (23x + 56y)
=> 0,5x . MM + yMM = 11,5x + 28y
=> x(0,5MM - 11,5) = y(28 - MM)
vì x và y đều lớn hơn 0
=> (0,5MM - 11,5) > 0 => MM > 23
và (28 - MM) > 0 => 28 > MM
=> 23 < MM < 28
M khác nhôm
=> M = 24 (Mg)
Ta có :
PTHH :
X(x) + 2HCl(2x) \(\rightarrow\) XCl2(x) + H2(x) PT1
2Y(\(\dfrac{2y}{3}\)) + 6HCL(2y) \(\rightarrow\) 2YCL3(\(\dfrac{2y}{3}\)) + 3H2(y) PT2
Theo đề bài ta có :
nH2 ở cả hai phản ứng là : 1,12 : 22,4 = 0,05 (mol)
mH2 = 0,05 . 2 = 0,1 (g)
Gọi x là số mol H2 ở PT1 ; y là số mol của H2 ở PT2
Ta có : x + y = 0,05
nHCl ở cả hai PT là :
2x + 2y = 2(x + y) = 2 . 0,05 = 0,1 (mol)
=> mHCl = 0,1 . 36,5 = 3,65 (g)
Ta có :
mX + mY + mHCl = mXCl2 + YCl3 + mH2
=> 18,4 + 3,65 = mXCl2 + YCl3 + 0,1
=> mXCl2 + YCl3 = 21,95 (g)