Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
20 tháng 2 2023 lúc 16:28

Tham khảo ạ:

a. Lang Liêu đã lấy hạt gạo làm bánh, tạo thành bánh chưng và bánh giầy dâng cúng tổ tiên.Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.

b. Thần đã về báo mộng và Lang Liêu đã thể hiện sự sáng tạo qua việc tạo thành hai thứ bánh tượng trưng cho Trời và Đất.

c.Mỗi khi tết đến, nhà nhà lại làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời Đất và tổ tiên.

 

Bình luận (0)
Uzumaki Naruto
Xem chi tiết
Trần Thị Thùy Dương
2 tháng 9 2016 lúc 7:23

Tâm trạng của Thủy khi ở nhà:

-Giống : kinh hoàng tuyệt vọng,mắt buồn thăm thẳm,sưng mọng vì khóc nhiều.

-Khác:Khi anh chia đồ chơi,Thủy tru tréo,giận dữ:Sao anh ác thế!

Suy ra :Đó chính là những tâm trạng đau đớn tuyệt vọng.

Tâm trạng của Thủy khi đến trường:

-Giống :Khóc thút thít

Khác: Nhìn đăm đăm khắp sân trường

Suy ra:buồn bã,nuối tiếc

 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)
pham thi thu trang
Xem chi tiết
Công Chúa Mắt Tím
14 tháng 10 2017 lúc 14:36

Truyện xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô giá ấy là chiếc lược ngà. Nhưng suốt cả câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt cả cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng bậc nhất cõi đời này: tiếng cha!. Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con anh Sáu. Hình ảnh anh Sáu đã để lại trong lòng người đọc nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.

Cũng như bao người khác anh Sáu đi theo tiếng gọi của quê hương đã lên đường chiến đấu, để lại người vợ và đứa con thân yêu. Sự xa cách càng làm dâng lên trong anh nỗi nhớ nhung tha thiết đứa con gái mà khi anh đi nó chưa đầy một tuổi. Nỗi nhớ ấy đã trở thành niềm khao khát, mơ ước cháy bỏng trong lòng anh. Chính vì vậy mỗi lần vợ lên thăm là một lần anh hỏi “Sao không cho con bé lên cùng ?’’. Không gặp được con anh đành ngắm con qua ảnh vậy … Mặc dầu tấm ảnh đó đã rách nát, cũ kĩ lắm rồi, nhưng anh luôn giữ gìn nó vô cùng cẩn thận, coi nó như một báu vật. Còn đối với con gái Thu của anh thì sao? Từ nhỏ đến hồi tám tuổi nó chỉ được biết ba nó qua ảnh và qua lời kể của bà ngoại và mẹ. Dù được sống trong tình yêu thương của mọi người nhưng có lẽ Thu cũng cảm thấy thiếu hụt một tình thương, sự che chở của người cha. Chắc bé Thu từng giờ từng phút trông chờ ba nó lắm nhỉ? Và tám năm trời là những năm tháng dài đằng đẳng ấy cũng làm tăng lên trong lòng hai cha con anh sáu nỗi nhớ nhung, mong chờ, anh Sáu ao ước gặp con, còn bé Thu ao ước găp bố.

Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén,là một cô bé giàu cá tính,bướng bỉnh và gan góc.Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm,khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba” ,hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống, cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại.Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu,nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé,dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh,dù là bị dồn vào thế bí,dù là bị ông Sáu đánh,bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết ,mạng mẽ.Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”,song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý.Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”.Người cha ấy không giống ông Sáu,không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má.Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu.Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh,nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn,biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ.Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh,nhiễu sách mà là sự kiên định,thẳng thắn ,có lập trường bền chặt,bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này.

Dưòng như sự lạnh lùng và bướng bỉnh của bé Thu đã làm tổn thương những tình cảm đang trào dâng tha thiết nhất trong lòng ông. Vì quá yêu thương con nên anh Sáu không cầm nổi cảm xúc của mình. Trong bữa cơm, cưng con, anh gắp cho nó cái trứng cá nhưng bất ngờ nó hất tung cái trứng ra khỏi chén cơm. Giận quá, anh đã vung tay đánh và quát nó. Có lẽ việc đánh con bé là nằm ngoài những mong muốn của ông. Tất cả cũng chỉ là do anh quá yêu thương con. Có thể coi việc bé Thu hết cái trứng ra khỏi chén như một ngoài nổ làm bùng lên những tình cảm mà lâu nay anh dồn nén và chất chứa trong lòng.

Nhưng khi ta hiểu ra thì lại thấy rằng : Chính cái hành động đáng ghét ấy lại vô cùng đáng quý. Chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha. Đơn giản vì lúc bấy giờ trong trí nhớ thơ ngây của Thu thì cha em đẹp lắm. Vì bom đạn quân thù, cha mang sẹo trên mặt. Đấy là điều đau khổ vậy mà nó không hiểu, lại xa lánh khiến cha đau khổ thêm. Cô bé không tin, thậm chí còn ngờ vực, điều đó chứng tỏ cô bé không dễ tin người. Cả bạn của cha, cả mẹ xác nhận là cha nhưng không ai tháo gỡ được thắc mắc thầm kín trong lòng mình thì cô bé vẫn chưa gọi. Nó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà đó là sự kiên định, quyết liệt của một người có lập trường. Đây chính là cái mầm sâu kín sau này làm nên tính cách cứng cỏi, ngoan cường của cô giao liên giải phóng. Đến khi được bà ngoại giảng giải về cái thẹo trên má ba, thì Thu mới vỡ lẽ đó thực là ba mình. Hình ảnh người cha thân yêu trên ảnh, người cha kính mến mà cô ghi sâu trong lòng, đến lúc ấy mới nhập vào người đang xưng ba có vết thẹo dài đây. Đã vỡ lẽ thì tình yêu ba nhân lên gấp bội nhưng … đã muộn rồi. Song đến giây phút cuối cùng, trước khi anh Sáu đi xa thì tình cảm thiêng liêng ấy bỗng cháy bùng lên. Lúc ra đi, chân anh ngập ngừng không muốn bứơc. Hẳn rằng anh Sáu muốn ôm con, hôn con nhưng sợ nó lại giẫy đạp và bỏ chạy nên anh chỉ đứng đấy nhìn nó với cặp mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu. Trong ánh mắt của anh, chất chứa bao yêu thưong mà anh muốn trao gởi tới con . “Thôi ba đi nghe con”. Phải chi bé Thu hiểu được ánh mắt của ba nó, hiểu được tâm trạng của ba nó lúc này nhỉ? Rồi bỗng nó chạy đến kêu thất thanh “Ba…a….a…ba!”. Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Tiếng kêu bật lên sau bao năm kìm nén, chờ đợi khắc khoải. Đó cũng là cái tiếng ba mà anh Sáu đã chờ đợi suốt tám năm trời xa con, đã chờ đợi suốt mấy ngày về bên con, ông đã tưởng chẳng thể còn được nghe thì bất ngờ nó thét lên. Nó vỡ ra còn lòng người đọc thì nghẹn lại.

Ai có thể ngờ được một người lính dạn dày nơi chiến trường,quen với cái chết cận kề lại là người vô cùng yếu mền trước con gái mình.Những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả,song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự!(“Không ghìm được xúc động và không muôn cho con thấy mình khóc,anh Sáu một tày ôm con,một tay rút khăn lau nước mắt”). ”Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây pút cha con từ biệt.Nhưng đối với người cha thì đó là mơ ước đầu tiên và duy nhất,cho nên nó cứ thôi thúc trong lòng ông.Tình cảm ông Sáu dành cho bé Thu trở nên thiêng liêng,cao cả và mãnh liệt hơn biết bao khi ông tự tay làm chiếc lược ngà cho con.”Khi ông Sáu tùm được khúc ngà sung sướng như trẻ con vớ được quà”, ” Ông thận trọng tỉ,mỉ…”,”Ông gò lưng khắc từng nét…”Một loạt hành động cảm động như khẳng định tình cha con sâu đậm.Tất cả tình yêu,nỗi nhớ con dồn cả vào công việc làm chiếc lược ấy. Ông nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình,dù chỉ sáng tạo môt tác phẩm duy nhất trong đời. Cuối truyện có chi tiết ông Sáu đưa tay vào túi, móc lấy cây lược,đưa cho bác Ba và nhìn một hồi lâu. Ông Sáu hi sinh mà không kịp trăn trối điều gì, chỉ có một ánh mắt với niềm ước nguyện cháy bỏng mong người bạn của mình sẽ là người thực hiện nốt lời hứa duy nhất của mình với con. Tình cảm của ông sáu khiến người ta phải thấy ấm lòng và cảm động sâu sắc.

Người mất,người còn nhưng kỷ vật duy nhất,gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại,chiếc lược ngà vẫn còn ở đây.Chiếc lược ngà là kết tinh tình phụ tử mộc mạc, đơn sơ mà đằm thắm, kỳ diệu, là hiện hữu của tình cha con bất tử giữa ông Sáu và bé Thu; và là minh chứng chứng kiến lòng yêu thương vô bờ bến của ông Sáu với con.Có thể chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông. Chiếc lược ngà xuất hiện đánh dấu một kết cấu vòng tròn cho câu chuyện,và cũng là bài ca đẹp tồn tại vĩnh cửu của tình cha con.

“Chiếc lược ngà” như một câu chuyện cổ tích hiện đại, thành công trong việc xây dựng hình thượng bé Thu và gửi gắm thông điệp đẹp về tình cha con.Nhân vật ông Ba-người kể chuyện hay chính là nhà văn Nguyễn Quang Sáng,phải là người từng trải,sống hết minh vì cách mạng kháng chiến của quê hương, gắn bó máu thịt với những con người giàu tình yêu, nhân hậu mà rất kiên cường, bất khuất, nhà văn mới có thể nhập hồn được vào các nhân vật, sáng tạo nhiều hình tượng với các chi tiết sinh động, bất ngờ, hơn nữa lại có giọng văn dung dị, cảm động!

Bình luận (0)
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
13 tháng 9 2016 lúc 15:09

Bạn tham khảo nhé 

Câu hỏi của Nguyễn Thị Hiền Lương - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Bích Ngọc
1 tháng 10 2016 lúc 9:30

xí đồ ngu

Bình luận (0)
Trần ThanhTrúc
Xem chi tiết
Nguyễn acc 2
19 tháng 12 2021 lúc 17:08

tham khao:

 

Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Cái giá trị đích thực của văn học là con người, cộng đồng con người và cuộc sống con người chứ không phải là một cái gì khác. Ai muốn tìm một cái gì khác thì sẽ không có chỗ đứng, không có triển vọng về tương lai bởi nó xa lạ với con người và con người cũng không cần đến nó”. Nói như vậy có nghĩa là các nhà văn phải hướng ngòi bút của mình vào con người, lấy con người là trung tâm của tác phẩm. Cũng giống như bao nhà văn khác trang văn của Thạch Lam luôn viết về cuộc sống con người, những nhân vật của ông không có nét dữ dội, mãnh liệt như chị Dậu, Chí Phèo hay Lão Hạc mà nó mang vẻ đẹp bình dị, nhẹ nhàng, ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn của nhân vật. Tiêu biểu cho con người của trang văn Thạch Lam là cô bé Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” mang tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và luôn khao khát về cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở tương lai.

 

“Hai đứa trẻ” kể về cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo, với nhân vật chính là Liên và An hai chị em đã từng sống ở Hà Nội nhộn nhịp nhưng khi cha bị mất việc hai đứa nhỏ cùng gia đình chuyển về phố huyện sống. Nói là phố huyện nhưng nơi đó cũng nghèo nàn, cuộc sống vẫn còn khó khăn. Hai chị em được mẹ giao cho việc trông nom cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu bán mấy thứ lặt vặt để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

Nhân vật Liên là cô chị cả mới lớn trong gia đình nên rất đảm đang, biết quán xuyến công việc giúp mẹ. Ban ngày thì bán hàng tối đến thì dọn hàng lại, hình ảnh “Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng” cùng với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng khiến cho “chị cảm thấy hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”.

Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm với sự chuyển biến của cảnh vật xung quanh. Khung cảnh ngày tàn được Liên thu vào tầm mắt và cảm nhận những âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn sắp qua, chuẩn bị cho một đêm tối mới cũng giống như bao đêm khác. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Tất cả đã sẵn sàng cho bóng tối bao trùm. Tâm trạng của con người cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh “đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy và cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Khi đêm về bóng tối bao trùm cũng khiến cho cô chìm ngập trong nỗi buồn “qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá vùng sáng nhỏ xanh nhấp nhánh rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một” khiến cho tâm hồn chị tĩnh lặng, có những cảm giác mơ hồ. Liên thật tinh tế khi đã lắng mình cảm nhận, quan sát từng chuyển động nhỏ xung quanh.

 

Cô bé còn là người giàu lòng yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những mảnh đời nghèo khổ. Chị thương cho lũ trẻ con nhà nghèo khi tan chợ chiều chúng “cúi lom khom” nhặt nhạnh thanh tre, thanh nứa hay bất cứ thứ gì còn dùng được của người bán hàng bỏ lại. Liên thương cho hoàn cảnh của chúng nhưng cũng không biết phải làm sao để giúp đỡ bởi chính chị cũng nghèo và thiếu thốn. Liên cũng thương cho những mảnh đời vất vả cơ cực hiện lên hằng ngày xung quanh cô: Đó là mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép tối lại đội nhau ra gốc bàng trông chờ vào bát nước chè xanh mà vẫn không ăn thua, đó là bà cụ Thi điên hay ra chỗ Liên mua rượu, cụ đi ra từ bóng tối cũng khuất bóng đi vào trong đêm tối với tiếng cười khanh khách khuất bóng đằng xa, đó là gánh phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ bởi chính con người ở đây họ cũng nghèo nên bác chẳng thể bán được cho ai, đó còn là gia đình bác Xẩm ngồi bên đường với manh chiếu rách và cái thau trống trơ để chờ đợi giọt hạnh phúc hi hữu mà người khác cho, thằng con thì bò ra ngoài đất nhặt những thứ rác rưởi. Ngày nào cũng vậy, cũng chừng ấy con người, chừng ấy công việc lặp đi lặp lại, nhàm chán, buồn tẻ. Cuộc sống của Liên cũng chẳng khác gì họ, cô thương cho những kiếp người nghèo khổ quanh mình cũng chính là thương cho bản thân và gia đình đang phải vất vả kiếm ăn để trang trải cuộc sống. Thạch Lam cảm thương cho nhân vật, xót xa cho số phận của những người dân nghèo vô cùng nên ông mới để cho Liên quan sát và cảm nhận từng mảnh đời lay lắt mà khắc họa nên bức tranh cuộc sống để lại nhiều xúc cảm thương tâm, xót xa cho người đọc.

Tuy nhiên ông cũng là nhà nhân đạo lớn nên Thạch Lam không nỡ để cho nhân vật của mình chìm trong bóng tối tuyệt vọng. Cô bé Liên luôn có niềm tin và tương lai tươi sáng và khao khát cuộc sống tốt hơn. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng háo hức chờ tàu và sự vui mừng rạng rỡ khi đứng ngắm chuyến tàu qua. Dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng chị vẫn cố thức để nhìn thấy hoạt động cuối cùng nơi phố huyện, chuyến tàu dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đó là cả ước mơ về tương lai và hoài niệm về quá khứ. Tàu đến mang theo thứ âm thanh nhộn nhịp của tiếng còi rít, tiếng tàu rầm rộ đi tới, tiếng nói chuyện của những hành khách phá tan không gian tĩnh mịch, buồn thảm nơi đây. Tàu đến mang theo thứ ánh sáng của thế giới thần tiên xa lạ khác hẳn với ánh đèn leo lét của những kiếp người tàn, đó là “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “Các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”, ánh sáng của đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng đã xóa tan đi đêm tối mịt mù, lóe lên cho họ niềm tin, hi vọng về tương lai ngày mai tươi sáng hơn. Dù cho chỉ thoáng chốc vụt qua những chuyến tàu đêm vô cùng có ý nghĩa với chị em Liên. Dường như đối với chúng đó là niềm say mê vì không những nó đi qua sự phẳng lặng, tẻ nhạt của cuộc sống phố huyện mà còn đưa Liên trở về quá khứ xa xưa khi cha cô chưa bị mất việc cả nhà vẫn còn sống ở Hà Nội huyên náo, nhộn nhịp khi ấy hai đứa trẻ đang được sống và vui chơi trong những tháng ngày tươi đẹp.

 

Như vậy Liên hiện lên là một cô gái giàu cảm xúc, suy tư trong cô luôn mang một nỗi buồn man mác trước cảnh chiều tà và bóng đêm bao phủ nhưng lại sung sướng vui vẻ khi chuyến tàu đêm đi qua. Chẳng cần bằng cốt truyện hấp dẫn li kì, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chỉ đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá ra giá trị cuộc sống, vẻ đẹp con người trong suy nghĩ và cảm nhận của Liên. Nếu nhân vật trong văn học trung đại thường được nhìn nhận dưới góc nhìn đạo đức, luân lí, tốt xấu rõ ràng còn đến với trang văn Thạch Lam người đọc mới thấy rõ sự đa dạng và chuyển biến tinh vi trong nội tâm nhân vật được tác giả miêu tả rõ nét.

Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam về con người ông luôn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, sâu thẳm bên trong, ông cho rằng: “Đối với nhà văn điều quan trọng nhất là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín nhất là sự sống của tâm hồn”. Nhân vật Liên được hiện lên với nét đẹp sâu thẳm bên trong con người từ những suy nghĩ đến cảm nhận để lại cho độc giả nhiều ấn tượng. Qua đó cho ta hiểu thêm về những mảnh đời cơ cực trong cuộc sống, càng căm ghét bao nhiêu tội ác của giặc, càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống hiện tại.

Bình luận (1)
Lihnn_xj
19 tháng 12 2021 lúc 17:08

TK:

Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Cái giá trị đích thực của văn học là con người, cộng đồng con người và cuộc sống con người chứ không phải là một cái gì khác. Ai muốn tìm một cái gì khác thì sẽ không có chỗ đứng, không có triển vọng về tương lai bởi nó xa lạ với con người và con người cũng không cần đến nó”. Nói như vậy có nghĩa là các nhà văn phải hướng ngòi bút của mình vào con người, lấy con người là trung tâm của tác phẩm. Cũng giống như bao nhà văn khác trang văn của Thạch Lam luôn viết về cuộc sống con người, những nhân vật của ông không có nét dữ dội, mãnh liệt như chị Dậu, Chí Phèo hay Lão Hạc mà nó mang vẻ đẹp bình dị, nhẹ nhàng, ông nhấn mạnh đến đời sống tâm hồn của nhân vật. Tiêu biểu cho con người của trang văn Thạch Lam là cô bé Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” mang tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và luôn khao khát về cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở tương lai.

“Hai đứa trẻ” kể về cuộc sống con người nơi phố huyện nghèo, với nhân vật chính là Liên và An hai chị em đã từng sống ở Hà Nội nhộn nhịp nhưng khi cha bị mất việc hai đứa nhỏ cùng gia đình chuyển về phố huyện sống. Nói là phố huyện nhưng nơi đó cũng nghèo nàn, cuộc sống vẫn còn khó khăn. Hai chị em được mẹ giao cho việc trông nom cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu bán mấy thứ lặt vặt để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

Nhân vật Liên là cô chị cả mới lớn trong gia đình nên rất đảm đang, biết quán xuyến công việc giúp mẹ. Ban ngày thì bán hàng tối đến thì dọn hàng lại, hình ảnh “Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm những bánh xà phòng còn lại, vừa lẩm nhẩm tính tiền hàng” cùng với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây xà tích bạc ở thắt lưng khiến cho “chị cảm thấy hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang”.

Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm với sự chuyển biến của cảnh vật xung quanh. Khung cảnh ngày tàn được Liên thu vào tầm mắt và cảm nhận những âm thanh, hình ảnh báo hiệu một ngày tàn sắp qua, chuẩn bị cho một đêm tối mới cũng giống như bao đêm khác. “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều; phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Tất cả đã sẵn sàng cho bóng tối bao trùm. Tâm trạng của con người cũng trở nên buồn bã, hiu quạnh “đôi mắt chị bóng tối ngập dần đầy và cái nỗi buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị, Liên không hiểu sao nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. Khi đêm về bóng tối bao trùm cũng khiến cho cô chìm ngập trong nỗi buồn “qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm bám vào dưới mặt lá vùng sáng nhỏ xanh nhấp nhánh rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một” khiến cho tâm hồn chị tĩnh lặng, có những cảm giác mơ hồ. Liên thật tinh tế khi đã lắng mình cảm nhận, quan sát từng chuyển động nhỏ xung quanh.

Cô bé còn là người giàu lòng yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những mảnh đời nghèo khổ. Chị thương cho lũ trẻ con nhà nghèo khi tan chợ chiều chúng “cúi lom khom” nhặt nhạnh thanh tre, thanh nứa hay bất cứ thứ gì còn dùng được của người bán hàng bỏ lại. Liên thương cho hoàn cảnh của chúng nhưng cũng không biết phải làm sao để giúp đỡ bởi chính chị cũng nghèo và thiếu thốn. Liên cũng thương cho những mảnh đời vất vả cơ cực hiện lên hằng ngày xung quanh cô: Đó là mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép tối lại đội nhau ra gốc bàng trông chờ vào bát nước chè xanh mà vẫn không ăn thua, đó là bà cụ Thi điên hay ra chỗ Liên mua rượu, cụ đi ra từ bóng tối cũng khuất bóng đi vào trong đêm tối với tiếng cười khanh khách khuất bóng đằng xa, đó là gánh phở bác Siêu như một thứ quà xa xỉ bởi chính con người ở đây họ cũng nghèo nên bác chẳng thể bán được cho ai, đó còn là gia đình bác Xẩm ngồi bên đường với manh chiếu rách và cái thau trống trơ để chờ đợi giọt hạnh phúc hi hữu mà người khác cho, thằng con thì bò ra ngoài đất nhặt những thứ rác rưởi. Ngày nào cũng vậy, cũng chừng ấy con người, chừng ấy công việc lặp đi lặp lại, nhàm chán, buồn tẻ. Cuộc sống của Liên cũng chẳng khác gì họ, cô thương cho những kiếp người nghèo khổ quanh mình cũng chính là thương cho bản thân và gia đình đang phải vất vả kiếm ăn để trang trải cuộc sống. Thạch Lam cảm thương cho nhân vật, xót xa cho số phận của những người dân nghèo vô cùng nên ông mới để cho Liên quan sát và cảm nhận từng mảnh đời lay lắt mà khắc họa nên bức tranh cuộc sống để lại nhiều xúc cảm thương tâm, xót xa cho người đọc.

Tuy nhiên ông cũng là nhà nhân đạo lớn nên Thạch Lam không nỡ để cho nhân vật của mình chìm trong bóng tối tuyệt vọng. Cô bé Liên luôn có niềm tin và tương lai tươi sáng và khao khát cuộc sống tốt hơn. Điều đó được thể hiện trong tâm trạng háo hức chờ tàu và sự vui mừng rạng rỡ khi đứng ngắm chuyến tàu qua. Dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng chị vẫn cố thức để nhìn thấy hoạt động cuối cùng nơi phố huyện, chuyến tàu dù chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng đó là cả ước mơ về tương lai và hoài niệm về quá khứ. Tàu đến mang theo thứ âm thanh nhộn nhịp của tiếng còi rít, tiếng tàu rầm rộ đi tới, tiếng nói chuyện của những hành khách phá tan không gian tĩnh mịch, buồn thảm nơi đây. Tàu đến mang theo thứ ánh sáng của thế giới thần tiên xa lạ khác hẳn với ánh đèn leo lét của những kiếp người tàn, đó là “Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”, “Các toa đèn sáng trưng chiếu ánh cả xuống đường”, ánh sáng của đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng đã xóa tan đi đêm tối mịt mù, lóe lên cho họ niềm tin, hi vọng về tương lai ngày mai tươi sáng hơn. Dù cho chỉ thoáng chốc vụt qua những chuyến tàu đêm vô cùng có ý nghĩa với chị em Liên. Dường như đối với chúng đó là niềm say mê vì không những nó đi qua sự phẳng lặng, tẻ nhạt của cuộc sống phố huyện mà còn đưa Liên trở về quá khứ xa xưa khi cha cô chưa bị mất việc cả nhà vẫn còn sống ở Hà Nội huyên náo, nhộn nhịp khi ấy hai đứa trẻ đang được sống và vui chơi trong những tháng ngày tươi đẹp.

 

Như vậy Liên hiện lên là một cô gái giàu cảm xúc, suy tư trong cô luôn mang một nỗi buồn man mác trước cảnh chiều tà và bóng đêm bao phủ nhưng lại sung sướng vui vẻ khi chuyến tàu đêm đi qua. Chẳng cần bằng cốt truyện hấp dẫn li kì, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” chỉ đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để khám phá ra giá trị cuộc sống, vẻ đẹp con người trong suy nghĩ và cảm nhận của Liên. Nếu nhân vật trong văn học trung đại thường được nhìn nhận dưới góc nhìn đạo đức, luân lí, tốt xấu rõ ràng còn đến với trang văn Thạch Lam người đọc mới thấy rõ sự đa dạng và chuyển biến tinh vi trong nội tâm nhân vật được tác giả miêu tả rõ nét.

Quan niệm nghệ thuật của Thạch Lam về con người ông luôn nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn, sâu thẳm bên trong, ông cho rằng: “Đối với nhà văn điều quan trọng nhất là phải miêu tả sự sống mà sự sống tinh vi nhất, sâu kín nhất là sự sống của tâm hồn”. Nhân vật Liên được hiện lên với nét đẹp sâu thẳm bên trong con người từ những suy nghĩ đến cảm nhận để lại cho độc giả nhiều ấn tượng. Qua đó cho ta hiểu thêm về những mảnh đời cơ cực trong cuộc sống, càng căm ghét bao nhiêu tội ác của giặc, càng thêm trân trọng giá trị của cuộc sống hiện tại.

Bình luận (0)
Bông Sen Xinh Đẹp
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 7 2021 lúc 8:07

Tham khảo nha em:

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ

Dẫn dắt vào vấn đề: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

b. Thân bài

 

Khái quát chung

Tóm tắt truyện

Chủ đề câu chuyện

Giá trị hiện thực : Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau…

Giá trị nhân đạo: Là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.

Nội dung

Giá trị hiện thực

Miêu tả chân thực bức tranh thiên nhiên phố Huyện

Miêu tả sinh động cuộc sống lam lũ, nghèo khổ, bế tắc của những cư dân nơi phố Huyện

Phản ánh hiện thực của người dân trước cách mạng 1945Cảnh đợi tàu phản ánh ao ước, khát khao, những mong đợi của người dân phố Huyện nơi đây

Giá trị nhân đạo

Tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống ở phố huyện nghèoXót xa trước cảnh nghèo đói, tăm tối, quẩn quanh của những kiếp người nơi phố Huyện ( gia đình chị Tí, bác Xẩm, bác Siêu….)

Cảm thương cho cuộc sống đơn điệu và tẻ nhạc của họPhát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo nơi phố Huyện, cần cù, chịu thương chịu khó (những kiếp người nơi phố Huyện vẫn cứ dọn hàng, vẫn cứ tiếp tục sự sống, suy trì sự sống dẫu cho đó chỉ là cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạc….)

Giàu lòng thương yêu (Những chi tiết, cảm xúc của Liên trước cảnh vật và con người phố Huyện)

Sự cảm thông, trân trọng của Thạch Lam trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn

Tác giả trân trọng những ước mơ, hoài niệm của hai chị em Liên và An bằng những từ ngữ, lời văn nhẹ nhàng thấm đẫm cảm xúc

Hơn nữa, qua cảnh đợi tàu, tác giả đã phần nào nói lên tấm lòng của mình đối với những kiếp người nhỏ nhoi giữa cuộc đời. Dường như nhà văn muốn thức tỉnh, muốn hướng họ đến với một cuộc sống mới, tốt hơn, tràn ngập ánh sáng và nhịp sống….

c. Kết bài

Nêu nhận xét, đánh giá chung về vấn đềMở rộng vấn đề bằng những cảm xúc và suy nghĩ của mỗi cá nhân

Bình luận (0)
Frederick Trần (ɻɛɑm ʙáo...
3 tháng 7 2021 lúc 8:07

tham khảo:

hạch Lam một trong những cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn. Các tác phẩm của ông thiên về những cảm xúc trong trẻo, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu lắng. Đằng sau những trang văn thấm đẫm chất thơ là niềm cảm thương, tấm lòng nhân đạo với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện nổi bật nhất của ông. Nắm bắt khoảnh khắc ngày tàn, Thạch Lam đã vẽ nên cuộc sống đầy ảm đạm mà cũng ngập tràn mơ ước của con người nơi đây.

Thạch Lam lựa chọn thời điểm hoàng hôn, khi mọi vật bắt đầu chuẩn bị đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm ông không chỉ nắm bắt cái thần thái của cuộc sống con người mà đó còn là bức tranh thiên nhiên. Qua hai bức tranh đó thể hiện những quan điểm, cảm xúc của tác giả trước hiện thực cuộc sống.

 

Bức tranh thiên nhiên mơ mộng mà đượm buồn, âm thanh còn vương lại chỉ là “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, xa xa là tiếng ếch nhái kêu ran theo tiếng gió đưa vào. Âm thanh tưởng là náo động, rộn rã mà hóa ra lại da diết, khắc khoải, ảm đạm. Có lẽ không gian phải vắng lặng, tĩnh mịch lắm mới có thể nắm bắt trọn vẹn từng âm thanh ngoài kia đến vậy. Lúc này, mặt trời cũng dần dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi: “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, gam màu sáng, màu nóng nhưng tất cả đều gợi lên sự lụi tàn. Những dãy tre làng trước mặt đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời khiến cho sự ảm đạo bao trùm lên cảnh vật khi bóng tối dần bủa vây xung quanh. Với nhịp điệu chậm, những câu văn giàu tính nhạc tựa như một câu thơ đã vẽ nên khung cảnh yên bình, êm dịu của bức tranh thiên nhiên. Bức tranh hoàng hôn đẹp, mơ mộng, yên ả nhưng đậm nỗi u buồn, ảm đạm.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, Thạch Lam còn đưa những nét vẽ của mình hướng đến bức tranh sinh hoạt của con người. Ông nắm lấy khung cảnh của một buổi chợ đã tàn. Người ta thường nói rằng, muốn biết cuộc sống nơi đó ra sao, chỉ cần đến chợ là sẽ biết. Và Thạch Lam cũng làm như vậy. Khung cảnh khu chợ sau buổi họp hiện lên tiêu điều, xơ xác. Âm thanh náo nhiệt, ồn ã đã biến mất, giờ chỉ còn lại cái tĩnh lặng bao trùm. Chỉ còn một vài người bán hàng về muộn ở lại dọn hàng, họ trò chuyện vội vã với nhau vài câu. Trên nền chợ chỉ còn lại rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi,… Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất, đi tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ những gì còn sót lại… cảnh tình của chúng thật đáng thương, tội nghiệp. Mẹ con chị Tí ngày mò cua, bắt ốc, đêm lại dọn hàng nước bán, dù đã chăm chỉ làm lụng nhưng vẫn không đủ sống. Bà cụ Thi điên nghiện rượu, lúc nào cũng chìm trong hơi men, xuất hiện cùng tiếng cười khanh khách,… Còn chị em Liên cũng coi giữ một cửa hàng tạp hóa nhỏ, bán những vật dụng đơn giản cho những khách hàng quen thuộc. Liên, An mới chỉ là những đứa trẻ nhưng chúng đã tham gia vào công cuộc mưu sinh. Cuộc sống của những người dân nơi đây quẩn quanh, nhàm chán, họ đại diện cho những kiếp sống mòn, sống mỏi. Trong sâu thẳm họ vẫn luôn khao khát, đợi chờ một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống, nhưng còn mơ hồ, không rõ ràng.

 

Nổi bật nhất trong bức tranh đó chính là tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhân vật Liên. Cô tinh tế, nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc ngày tàn, cảm nhận từng chi tiết bé nhỏ mà quen thuộc với cuộc sống nơi đây: “một mùi âm ẩm bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá…”, mùi hương thân quen, đã gắn bó với cuộc sống của cô nhiều nằm. “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen…” ngắm nhìn khung cảnh, dường như cái trầm buồn, yên tĩnh của thiên nhiên thấm sâu vào tâm hồn non nơi, đầy nhạy cảm của cô. Liên còn là một cô bé có tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương. Đó là sự quan tâm với mẹ con chị Tí, những câu hỏi han ân cần, chứa đựng tình yêu thương, xót xa và ái ngại cho hoàn cảnh gia đình chị. Nghe tiếng cười biết đó là cụ Thi đi, Liên “lẳng lặng rót đầy một cút rượu ty đưa cho cụ” và “đứng sững nhìn theo”¬. Trước hình ảnh những đứa trẻ con nghèo nhặt rác chị động lòng thương nhưng bản thân lại không có tiền cho chúng.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn là đoạn văn giàu chất trữ tình. Chất thơ ấy tỏa ra từ thiên nhiên, từ cảnh vật quê hương bình dị, rất đỗi thân thuộc là tiếng trống thu không, là tiếng ếch kêu ran ngoài đồng,… Chất thơ còn thể hiện trong tâm hồn đầy nhạy cảm, tinh tế của Liên khi cảm nhận về cuộc sống xung quanh. Không chỉ vậy chất thơ còn thấm đượm trong từ câu chữ, những câu văn nhịp nhàng, có tiết tấu, giàu chất nhạc: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” đã tăng thêm chất trữ tình cho tác phẩm.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn vừa khắc họa được bức tranh thiên nhiên đẹp mà đượm buồn, vừa cho thấy cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo nàn của những con người nơi đây. Đằng sau bức tranh phố huyện ta còn thấy được tình yêu thiên nhiên, cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả: trân trọng nâng niu những số phận và ước mơ đổi đời của họ. Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, chất trữ tình thấm đượm cũng là những yếu tố tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Bình luận (1)
Bông Sen Xinh Đẹp
Xem chi tiết
Sad boy
4 tháng 7 2021 lúc 15:14

THAM KHẢO

bài 1

 

Nhà văn Thạch Lam là một nhà văn có phong cách viết truyện độc đáo mỗi tác phẩm của ông đều gắn liền với những mảnh đời bất hạnh của người nông dân nghèo khổ. Truyện của Thạch Lam thường là những câu chuyện mà không có một cốt truyện cụ thể nào cả, không có gợi mở nút thắt cao trào và kết thúc, mà nó chỉ là mạch cảm xúc của tác giả thông qua những tình tiết giản dị trong cuộc sống.

Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam nhân vật chính xuyên suốt từ đầu tới cuối tác phẩm chính là nhân vật Liên, dù Liên chỉ là cô bé mới có mười hai, mười ba tuổi nhưng có đã có suy nghĩ chín chắn, và trưởng thành hơn so với tuổi của mình. Liên đã có những cảm xúc và nỗi buồn về những mảnh đời bất hạnh xung quanh mình. Với một tuổi đời còn non nớt và hồn nhiên như vậy đáng lẽ ra liên phải được hưởng một cuộc sống thoải mái, vô tư như đúng tuổi của cô bé. Nhưng Liên đã sớm trưởng thành biết mưu sinh phụ giúp cha mẹ kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống. Không chỉ có như thế Liên con là người chị bao bọc và che chở cho em trai của mình.

Hai chị em Liên từng được sống ở Hà Nội nơi có những ánh đèn xanh đỏ, nơi phồn hoa thị thành, Liên có những buổi được ba mẹ đưa đi chơi công viên được ăn những que kem mát lạnh được hưởng những niềm vui hạnh phúc của tuổi thơ ngọt ngào. Nhưng từ khi gia cảnh khó khăn ba mẹ Liên chuyển nhà về ở một thị trấn mà theo Liên thì quê chẳng phải quê nhưng phố cũng không phải phố. Hàng ngày mẹ giao nhiệm vụ cho hai chị em Liên trông coi tiệm tạp hóa ở phố huyện để kiếm thêm đồng ra đồng vào. Như vậy chỉ với tuổi đời còn khá ít nhưng Liên đã được miêu tả là một cô gái khá chín chắn. Cô biết bán hàng tính toán tiền nong thu, chi sau một ngày bán hàng rồi trông coi tạp hóa cho em trai của mình ngủ.

Nhân vật Liên sớm bộc lộ là cô gái có trái tim khá đa cảm, ngồi trước cửa hàng tạp hóa Liên ngửi thấy mùi đất, mùi của những ẩm móc, rác thải vương vãi ở khu chợ huyện sau khi người bán hàng đã đi về. Cô thấy xót xa khi nhìn những trẻ em nghèo đang nhặt những mảnh vỏ bưởi xem còn chút gì sót lại có thể dùng được Liên lắng nghe tiếng muỗi bay vo ve, tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái, mà thấy tâm hồn mình gợi lên một nỗi buồn thê lương, man mác. Dường như Liên khá lớn so với tuổi và cô có một tâm hồn nhạy cảm, tất cả truyện ngắn "Hai đứa trẻ" đều được thông qua đôi mắt nhìn của Liên – một nhân vật chính xuyên suốt tác phẩm. Liên cảm nhận được những mảnh đời bất hạnh như bà cụ Thi điên, gia đình bác hát xẩm, hai mẹ con chị Tí bán hàng nước, gia đình của bác bán phở Siêu tất cả đều được phác họa một cách chân thực nhiều khó khăn, những mảnh đời bất hạnh sống lầm lũi trong cuộc sống tăm tối. Họ luôn mơ ước có một điều gì tốt đẹp sẽ đi qua thay đổi cuộc sống của họ dù chỉ là trong giây lát.

 

Nhân vật Liên không chỉ có một tâm hồn vô cùng nhạy cảm, tinh tế cô còn có một tấm lòng biết yêu thương mọi người xung quanh mình, có đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh nơi đây. Liên dù chuyển từ Hà Nội về sống ở nơi phố huyện nghèo khổ này nhưng cô nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới xung quanh mình cũng không phân biệt đối xử, hay tỏ ra không hòa đồng với những người bạn mới. Trong cái nhìn của Liên luôn thể hiện sự đồng cảm và lòng yêu thương giữa con người với con người dành cho nhau. Và điều cuối cùng làm cho người đọc luôn ấn tượng về nhân vật Liên đó chính là cô bé luôn hướng tới một cuộc sống tươi sáng tốt đẹp. Liên cũng như những người dân nơi chợ huyện này mong chờ đoàn tàu từ Hà Nội đi qua như mang một chút ánh sáng từ một thế giới khác khiến cho tâm hồn của họ có chút hy vọng, dù chỉ là một hy vọng nhỏ bé nhưng cũng khiến cuộc sống của họ có thêm niềm tin tốt đẹp hơn để sống tiếp.

Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của nhà văn Thạch Lam thật sự là một truyện ngắn nhiều xúc động, thông qua nhân vật Liên ta thấy được cách nhìn của tác giả Thạch Lam vô cùng tinh tế một tâm hồn đẹp luôn đồng cảm với những số phận nghèo khổ bất hạnh trong cuộc sống.

bài 2

Nhan đề “Hai đứa trẻ” đã nhấn mạnh vào thế giới trong ngần của những đứa trẻ, thông qua những suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới của những đứa trẻ ấy, Thạch Lam đã tái hiện đầy sinh động cuộc sống tẻ nhạt, vô vị nơi phố huyện nghèo.

Bình luận (4)
minh nguyet
4 tháng 7 2021 lúc 16:01

Tham khảo nha em:

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam là bức tranh về một phố huyện nghèo hiu hắt, thưa thớt cả về con người lẫn ánh sáng. Ở đó bóng tối ngự trị, ánh sáng chỉ là thứ le lói, chỉ là những hột sáng, tâm hồn của con người cũng vì thế mà trở nên hiu quạnh, buồn tẻ hơn. Văn Thạch Lam không có nhân vật chính mà xây dựng một dàn nhân vật có mối liên hệ với nhau, trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” cũng vậy, ông xây dựng một dàn các nhân vật trong bức tranh phố huyện nghèo khổ. Nhưng nổi bật hơn cả là nhân vật cô bé Liên với một tâm hồn nhạy cảm, tác giả như mượn chính tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên của cô bé để vẽ lên một không gian phố huyện nghèo khó.

Trước hết Thạch Lam xây dựng Liên là một cô bé có tâm hồn hết sức nhạy cảm, tinh tế của một đứa trẻ biết yêu thương. Trước cảnh vật thiên nhiên lúc chiều tàn cô bé mở rộng tâm hồn yêu thiên nhiên của mình ra để đón nhận một cách tinh tế, lắng nghe những tiếng động báo hiệu một ngày tàn của những cảnh vật và con người xung quanh mình: “tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve”. Liên ngắm nhìn bầu trời nhất là ở phía tây, bầu trời rực rỡ “những đám mây ánh lên như những hòn than sắp tàn”. Không những yêu cảnh vật thiên nhiên, Liên còn là một cô bé có tình yêu với quê hương, với chính mảnh đất mà cô đang gắn bó, cô cảm nhận về phiên chợ chiều, về những tiếng người mua bán, về cả những gì còn xót lại sau phiên chợ, tuy tất cả đều là rác bỏ đi không có gì tận dụng được nhưng đối với Liên đó là những thứ rất đỗi quen thuộc và bình dị đến khó tin. Cô còn thuộc luôn cả mùi của mảnh đất mình đang sống mỗi lần ngửi thấy thứ mùi ấy cô lại liên tưởng ra những hương vị khác nhau. Ngoài ra khi trời đã tối cô còn cảm nhận vẻ đẹp của những ngôi sao trên cao của bầu trời nơi mình sinh sống,…

Khi bóng tối lấn át ánh sáng bao trùm lên toàn bộ không gian của phố huyện, Liên còn là một con người có tình yêu thương, cảm thông với những kiếp người lao động nghèo khổ trong không gian của phố huyện. Liên thương cảm và tự thấy xót xa trước cảnh những đứa trẻ con nhà nghèo phải nhặt nhạnh lại những thứ rác còn xót lại của phiên chợ chiều vừa tan, thậm chí chúng còn tranh giành lẫn nhau, cô nhìn những đứa trẻ ấy nhưng không thể giúp gì được chúng bởi chính hoàn cảnh của cô và em trai cũng không khá khẩm hơn gì được chúng, cô thương cho chúng cũng là thương cho chính hoàn cảnh của bản thân mình. Cô dành chút tình yêu thương gửi gắm qua việc rót cho cụ Thi một cút rượu đầy khi cụ đến mua rượu nhà Liên, cô cũng rất đỗi thương cảm với mẹ con nhà chị Tý ngày đã phải đi mò cua bắt ốc mà đến đêm tối lại phải đèo bòng nhau ra mở hàng nước đến tận khuya mà cũng không bán được gì mấy, cuộc sống của mẹ con nhà chị khó nhọc. Hay hình ảnh của gia đình bác Xẩm co ro trông một không gian chật hẹp là trên một manh chiếu rách, Liên nhìn với đầy xót xa và thương cảm cho gia đình bác như sắp có bao nhiêu thứ ùa đến cái đói, cái rét và bao nhiêu những khó khăn với một gia đình làm nghề hát xẩm ấy. Tất cả những con người ấy, số phận ấy và cả chính Liên nữa đều mong ước có một cuộc sống tươi đẹp hơn trong chính không gian hiu quạnh của phố huyện nghèo nàn ấy.

Liên còn là một cô bé biết nghĩ đến, hướng đến những điều tốt đẹp của một không gian thế giới có ánh sáng, khi trời đã tối rồi, bóng đêm đã xâm lấn gần như hết không gian của phố huyện thì Liên vẫn luôn tìm kiếm ánh sáng cho dù nó là những hột sáng, khe sáng,… hết sức nhỏ bé. Liên hướng lên trời cao để đón ánh sáng xa xôi của những ngôi sao trên bầu trời cao rộng nơi phố huyện, không những thế cô bé còn tìm ánh sáng ngay chính xung quanh mình, đó là ánh sáng của ngọn đèn dầu tù mù của hàng nước mẹ con nhà chị Tý, hay chỗ gánh hát của bác Xẩm, nơi hàng nước của bác Siêu, đèn sáng của hiệu sách gần đó,… hay chính là những hột sáng lọt qua phên nứa dán đầy những giấy báo nhật trình của nhà mình đã bị ngăn đôi kia. Liên như hình ảnh của một cây non nớt đang cố vươn ra ánh sáng để tìm kiếm sự sống cho mình, cho cả những kiếp người lầm than, nghèo khổ trong phố huyện kia.

Tâm hồn yêu cuộc sống luôn hướng về phía ánh sáng của Liên còn được thể hiện qua chi tiết cô ngồi chờ đoàn tàu chạy qua rồi mới vào đi ngủ. Hình ảnh đoàn tàu là đại diện cho ánh sáng, cho những gì tốt đẹp mà Liên cùng bao người khác trong phố huyện muốn hướng tới. Đoàn tàu như chất chứa bao ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, đoàn tàu từ nơi có ánh sáng đến như khai sáng tâm hồn cho Liên và tất cả con người nơi phố huyện nghèo khổ.

Qua việc miêu tả bức tranh phố huyện nghèo u tối với tiêu biểu là hình ảnh của nhân vật Liên, tác giả Thạch Lam muốn gửi tới bạn đọc một lời nhắn nhủ đó là con người dù phải sống trong kiếp nghèo đói, khổ đau nhưng họ vẫn có tâm hồn đẹp đẽ, họ vẫn luôn hướng về tương lai tươi sáng hơn, trong bóng tối nhưng họ chưa bao giờ ngừng đấu tranh để được vươn ra ánh sáng.


Ý nghĩa nhan đề:

Hai đứa trẻ

Hai là số lượng cụ thể, tác giả đã hướng người đọc đến nhân vật trung tâm của truyện ngắn, đó là hai chị em Liên và An.

- Danh từ đứa trẻ không chỉ gợi nhắc đến hình hài, lứa tuổi mà còn thể hiện được tâm hồn trong sáng, non nớt của trẻ con.

⇨ Nhan đề đã nhấn mạnh vào thế giới trong ngần của những đứa trẻ, thông qua những suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới của những đứa trẻ ấy.

Bình luận (0)
ngọc anh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Kim Ngân
10 tháng 9 2021 lúc 18:10

Câu hỏi dài quá 

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
3 tháng 12 2023 lúc 22:31

- Nhân vật người em thường được tái hiện qua hành động:

+ Sau khi có vẻ đã hài lòng, nó lôi trong túi ra ba bốn lọ nhỏ, cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục,... đều do nó tự chế.

+ Nó đưa mắt canh chừng rồi lại nhét tất cả vào túi sau khi cho màu đen nhọ nồi vào trong một cái lọ còn bỏ không. 

+ Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải".

- Nhân vật người anh thường được tái hiện qua tâm trạng:

+ Tôi luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.

+ Những lúc ngồi bên bàn học tôi chỉ muốn gục đầu xuống khóc.

+ Tôi giật sững người.

+ Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

+ Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.

- Ngôi kể: rất thích hợp với chủ đề, hơn nữa để cho sự hối hận được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn.

Bình luận (0)