Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
datcoder
30 tháng 11 2023 lúc 23:32

- Câu chuyện được kể trong bài thơ là vào một đêm mùa Đông ở chiến trường xa xôi, anh chiến sĩ mấy lần tỉnh dậy đều thấy Bác Hồ đang ngồi trầm ngâm, anh rất lo lắng cho sức khỏe của Bác. Sau khi nghe được những lời tâm sự của Bác anh càng thấm thía, biết ơn nỗi lòng của người Cha già vĩ đại.

- Yếu tố tự sự ở trong văn bản là câu chuyện mà anh bộ độ kể lại, trên những gì mình đã chứng kiến.

- Yếu tố miêu tả trong văn bản là những từ ngữ được sử dụng để miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của Bác

=> Tác dụng: Các yếu tố tự sự, miêu tả đã giúp hình ảnh Bác Hồ được hiện lên thật chân thực, rõ ràng. Qua đó người đọc cũng hiểu hơn về phẩm cách và đức hi sinh muôn đời của Bác dành cho nhân dân.

- Nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thể thơ 5 chữ, nhịp điệu sâu lắng trữ tình gợi lên tình cảm yêu thương, trân trọng Bác của anh bộ đội. Đồng thời làm nổi bật tình cảm sự hi sinh thiêng liêng của Bác dành cho nhân dân.

- Sau khi đọc bài thơ em rất thấm thía và biết ơn những người bộ đội, chiến sĩ và đặc biệt là Bác Hồ. Những người đã dành cả cuộc đời để bảo vệ độc lập dân tộc. Để chúng em được sống cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay.

Bình luận (0)
fghrf
30 tháng 1 lúc 20:15

dfsfaf

Bình luận (0)
Lâm Kim Ngọc
Xem chi tiết
Nhi Nguyen
7 tháng 11 2016 lúc 19:03

a) Cảnh khuya

-Tự sự : kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc bác chưa ngủ

-Miêu tả : miêu tả tiếng suối, trăng , cây ở rừng Việt Bắc

_Ý nghĩa : làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước ( t/cảm , cảm xúc tác giả muốn gửi gắm)

b)Tuổi thơ im lặng ( Duy khán)

_tự sự : kể về việc bố ngâm chân , đi làm từ sáng => khuya

Miêu tả : MT bàn chân bố , công việc của bố

Cảm nghĩ : về đôi bàn chân

_ Không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tác giả sẽ không bộc lộ được tình cảm của mình , vì không có đối tượng để tác giả gửi gắm cảm xúc

c) Mục đích

_ Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc

_ Tự sự , miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ ko nhằm mục đích kể , tả lại sự việc , phong cảnh

Chúc bạn học tập vui vẻ!

 

Bình luận (0)
Phương Thảo
7 tháng 11 2016 lúc 10:30

đoạn trích nào bn ơi

Bình luận (0)
nguyễn hồng quân
7 tháng 11 2016 lúc 17:48

?? ko có đoạn trích

 

Bình luận (4)
Nguyễn Anh Đức
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 9 2016 lúc 12:04
- Hai anh em đau khô buồn bã tủi cực khi nghe tin phải chia tay nhau vì bố mẹ li hôn → nổi bật sự hồn nhiên vô tội và nỗi bất hạnh của những em nhỏ; ngầm phê phán những bậc cha mẹ thiếu gương mẫu không quan tâm chăm lo đến con cái - Sau khi ra khỏi lớp học Thành cảm thấy vô cùng kinh ngạc khi thấy nắng vẫn trùm lên cảnh vật → nổi bật nỗi đau khổ bất hạnh của hai anh em. Hai anh em quá nhỏ bé để chịu cái sự đau đớn nghiệt ngã như thế này    
Bình luận (0)
Hân Chung
Xem chi tiết
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
5 tháng 11 2016 lúc 19:37

b) - Miêu tả : Bàn chân bố

- Tự sự : Bố đi sớm về khuya - Buổi tối ngâm chân vào nước muối

=> Ở đây , niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự . Miêu tả trong hồi tưởng đã giúp bộc lộ cảm xúc của người con với người cha , đó là thương cuộc đời vất vả lam lũ của bố .

c) Tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm góp phần khắc họa rõ nét tình cảm , cảm xuc và khơi gợi được tình cảm ở nơi người đọc . Tuy nhiên , trong bài văn biểu cảm tự sự và miêu tả chỉ nhằm khêu gợi cảm xúc , do cảm xúc chi phối chứ k nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả đầy đủ sự việc , phong cảnh

chúc bn hok tốt ! ^^

Bình luận (16)
Hoàng Khánh Ly
21 tháng 11 2016 lúc 20:27

- Miêu tả : + ngón chân : khum khum bám vào đất

+ gan bàn chân : xám xịt , lổ rỗ , khuyết 1 miếng

+ mu bàn chân : móc trắng , bong da , . . .

=> cho thấy người con rất thương bố

- Tự sự : kể về công việc hàng ngày của bố

=> biểu cảm công việc của bố rất vất vả

Tác dụng : làm chô tình cảm của người con dành cho bố thêm cụ thể , sâu sắc hơn .

Nhớ LIKE nhé !

Bình luận (0)
O=C=O
7 tháng 11 2017 lúc 18:24

b) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả có thể bộc lộ được không?

TL: - Yếu tố tự sự : kể việc bố ngâm chân, rên mình đau nhức, bố đi sớm về khuya.

- Yếu tố miêu tả : tả bàn chân bố bị bệnh, tả đồ vật đánh bắt cá và nghề cắt tóc.

- Cảm nghĩ của tác giả : Tình cảm khiến cho hình ảnh bàn chân dầm sương dãi nắng của bố không chỉ là hình ảnh đơn thuần mà còn chất chứa tình cảm yêu thương vô hạn.

- Nếu không có yếu tố tự sự, miêu tả thì yếu tố biểu cảm không thể bộc lộ vì không có đối tượng để gửi gắm.

c) Hãy nêu mục đích sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm

TL:Tự sự không nhằm kể lại sự việc, miêu tả không chỉ là tả mà chúng nhằm mục đích khêu gợi.

Bình luận (0)
Lê Nguyên
Xem chi tiết
Linh Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:17

 Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

Bình luận (0)
Thảo Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:19

Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

Bình luận (0)
Linh Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:20

Tôi có một bài văn sưu tầm được đây:
Như một tín hiệu không rõ ràng cụ thể, thoắt thu sang, những hàng cây ven đường rùng mình đổi áo mới: Những chiếc là vàng thấm đãm hương vị ngọt ngào se lạnh của mùa thu lác đác bay. Mỗi lần, nhìn chiếc lá lìa cành chu du cùng cơn gió heo may, tôi lại nhớ đến ông nội. Những chuổi kỷ niệm về ông như theo cái sắc vàng giòn tan của mùa thu ùa về trong tâm trí, khiến tôi không khỏi bồi hồi.

Ông tôi là một người mà tôi rất mực yêu mến và kính yêu. Thủa nhỏ, tôi hường hay tưởng tượng ông như một cây đại thụ: Cái dáng ông cao lớn, bàn tay to bè, làn da ngăm đen, sần sùi thô ráp, những nếp nhăn xô lại với nhau thành những kẽ nứt trên khuôn mặt có phần hơi khắc khổ vì gió sương cuộc đời. Ông tôi đặc biệt yêu thích cây, quanh nhà có một khu vườn mênh mông, gần như gom hết đủ thứ cây cỏ trên đời này: Từ cây cảnh đến cây ăn quả. Hồi bé, tôi chỉ thích về quê nội chơi, ăn no nên quả thơm trái ngọt, hay lừa lừ lúc ông không để ý mà vặt trộm bông hóa hiếm hoi của cây hoa cảnh, làm ông tiếc ngẩn ngơ.

Ông có thói quen ra vườn và nghe cây. Ông cứ đứng đó, giữa vườn cây, nhắm mắt, nghe cái âm thành xào xạc, ngửi mùi đất hăng nồng, mùi nhựa cây chan chát. Ông tôi hay bịt mắt tôi giữa vườn caay, ông dạy tôi cách lắng nghe: Tiếng chim hót, tiếng ve, tiếng dế, tiếng là cây xào xạo khua lên những bản nhạc yên bình thôn dã. Không chỉ nghe, tôi còn cảm nhận nhiều hơn nữa từ thiên nhiên: Cái mát lành của gió mơn man, cái ran rát của nắng hè trên da, mùi đất, mùi nồng nồng của những con mưa hè vội vã… Ông tôi gọi cái giây phút tĩnh lặng đứng giữa vườn cây đó là “cảm nhận sự sống”.

Bạn có thể tham khảo! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Yến Nguyễn
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
4 tháng 9 2016 lúc 10:38

"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng, bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".

Bình luận (0)
Vân love ?
4 tháng 9 2016 lúc 20:26

cho câu chủ đề ' nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên trái đất ' 

hãy viết thành đoạn văn diễn dịch trong đó sử dụng câu phủ định

ai  biết làm không làm giúp mk với 

 

Bình luận (0)
Bồ Công Anh
4 tháng 9 2016 lúc 20:41
 

Trên quê hương tôi có biết bao nhiêu là cây ăn quả, thế nhưng nhiều nhất phổ biến nhất có lẽ phải nói đến cây xoài. Mỗi nhà trong thôn phải có đến ít nhất một cây xoài không thì là ba bốn cây, có những nhà trồng lấy quả đi bán thì có hẳn một vườn xoài. Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu loại cây ăn quả ngon ngọt thơm đến như vậy.

Trước hết là về đặc điểm của cây xoài. Loài cây này thường được trông bằng cây con khi người ta đã ươm hạt lớn chừng hai đến ba mươi đến năm mươi xăng ti mét sau đó người ta sẽ đem ra để trồng. khi cây xoài còn nhỏ thì cây có thân rất bé và yếu. Chỉ cần sức một đứa trẻ con cũng có thể bẻ gãy cây ra làm đôi. Lúc này nó giống như một người đứa trẻ con yếu ớt vậy. Lá của cây xoài khi này vẫn còn vẻ mỡ màng mòng mượt của những lá non, màu của nó là màu xanh vàng nhẹ nhàng. Rễ cũng ít và cành nhỏ. Lúc này cây vẫn phải chăm sóc một cách kĩ lưỡng, tưới nước hàng ngày. Khi lớn hơn một chút những chiếc lá non trước đó sẽ già đi mang một màu xanh lá cây đậm, còn thân cũng trở nên cứng cáp hơn. Những chiếc lá to hơn, cứng hơn. Và cứ thế nó sống ở đó cao dần, lớn dần đến khi thành một bóng mát tỏa một góc vườn. Cành cây nhỏ bé ngày nào giờ đã chắc khỏe như một cánh.

Cây xoài ra có hoa rất đẹp, nó mọc thành những chùm màu vàng hoa nhỏ li ti. Nó thường nở hoa vào mùa xuân vì khi ấy tất cả những tinh túy của trời đất sẽ ngấm vào nó, mùa sinh sôi nảy nở bắt đầu. Sau một thời gian thì những bông hoa ấy rụng dần và để lại quả non bé nhỏ nhú ra và lớn lên dần theo năm tháng. Những quả xoài khi chưa chín thì có màu xanh còn khi ăn được thì nó có màu vàng và mềm ra. Người ta có thể cầm nguyên quả xoài lột vỏ đi mà ăn rất ngon lành.

Về phân loại thì xoài được phân ra làm rất nhiều loại khác nhau như xoài Cát, xoài Tượng, xoài Tròn Yên, xoài Thanh Ca, xoài tròn, xoài Đức…Mỗi loại xoài có một hương vị khác nhau. Theo hương vị thì còn phân ra làm xoài chua và xoài ngọt. Ngày nay khi khoa học phát triển thì chúng ta còn biết đến nhiều loại cây xoài nữa.

 

Xoài chiếm vai trò quan trọng trong đời sống hiện nay của chúng ta mà vai trò thứ nhất và thiết yếu nhất đó chính là một cay ăn quả ngon hấp dẫn. Xoài khi chín có mùi rất thơm và ngọt. Tùy theo từng loại xoài mà có vị ngọt khác nhau. Vỏ xoài không cần lấy dao gọt như những loại quả bình thường mà chỉ cần lấy tay tước là có thể ăn được rồi. Màu sắc vàng ươm ấy không những đẹp mắt mà ăn thì lại rất ngon. Vị ngọt của nó không phải ngọt sắc như mít, cũng không thào thào như ổi mà đó là một vị ngọt thanh thanh nhẹ nhàng. Ăn xoài không bị nóng như ăn mít. Không chỉ ăn như thế mà người ta còn ăn cả xoài xanh chấm muối ớt cũng rất ngon. Khi ấy xoài sẽ giòn và ăn có vị chua chua rất dễ ăn. Xoài chín người ta còn mang dầm ra thành sinh tố xoài kèm theo sữa và đá mát lạnh là một thức uống mùa hè.

Đó là về thực phẩm cây xoài còn có cả công dụng để chữa bệnh nữa. Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khai huyết, chảy máu ruột, dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ cho uống một thìa cà phê. Chữa đau răng, viêm lợi: Vỏ xoài phơi khô 3 phần, quả me 1 phần, quả bồ kết 1 phần. Tất cả sấy khô tán nhỏ, đắp vào nơi răng đau, lợi viêm đã rửa sạch.Nhân xoài: được người Malaysia, Ấn Độ và Brazil dùng làm thuốc trị giun sán (liều 1,5 đến 2g sấy khô, tán bột); chữa chảy máu tử cung, trĩ; kiết lị. Với bệnh kiết lị, nghiền 20 đến 25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì lọc để bỏ bã, thêm vào nước lọc 300 – 400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày dùng hai hay ba lần, mỗi lần dùng 50 đến 60g thuốc chế như trên.

Như vậy qua đây ta thấy được đặc điểm và công dụng của cây xoài. Chính vì thế mà nó có ý nghĩa rất lớn đền đời sống của nhân dân ta. Nó không chỉ là một loài cây ăn quả mà người đời con dùng nó với nhiều công dụng chữa bệnh khác. Mỗi quê hương nên gìn giữ những cây xoài hữu ích này.        

Bình luận (1)
Bùi Minh Tấn
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 12 2021 lúc 8:17

“... Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này! …”

=> Tác dụng: Làm cho đoạn văn thêm sinh động và cho thấy mọi thứ vẫn diễn ra bình thường, chỉ có tâm trạng của nhân vật là thay đổi. 

Bình luận (0)
yến hải
Xem chi tiết
Thảo Phương
4 tháng 11 2017 lúc 20:00

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có nhưzng yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

Bình luận (0)
Tâm Trà
9 tháng 11 2018 lúc 9:07

a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có những yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.

Bình luận (0)