Những câu hỏi liên quan
Lê Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Phan Vũ Thiên Bảo
26 tháng 1 2016 lúc 13:22

a) Những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản :
- Vùng biển rộng, có nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong và nhiều đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò, điệp,...).

- Nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm : Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và Hoàng Sa - Trường Sa.

- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt hải sản ; các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn ; dịch vụ thuỷ sản và các cơ sở chế biến thủy sản được mở rộng.

- Thị trường (trong nước, thế giới) ngày càng mở rộng ; sự đổi mới trong chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đánh bắt,...

b) Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản :

- Hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và nhu cầu lớn trên thị trường (nhất là các thị trường Hoa Kì, EU,...).

- Diện tích mặt nước còn nhiều, kĩ thuật nuôi trồng ngày càng hoàn thiện và các lí do khác (kinh nghiệm nuôi trồng, chính sách,...).

 

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thiện Nhân
10 tháng 3 2023 lúc 11:35

Do nước ta nằm gần biển nên diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản lớn ,đặc biệt là do nhu cầu ngày càng lớn của thị trường về đánh bắt thuỷ sản. Công nghiệp phát triển mạnh theo hướng dịch vụ buôn bán thuỷ sản. Thuỷ sản đem lại rất nhiều hiệu quả về mặt kinh tế,xã hội. Sự phát triển mạnh trên kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản như máy móc, thức ăn, giống nuôi, kỹ thuật,...

Bình luận (0)
Trần Thị Ngọc Duyên
10 tháng 3 2023 lúc 11:51

Do nhu cầu của thị trường này càng lớn , ngành thủy sản phát triển mạnh , đem lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế , xã hội , sự phát triển về mặt kĩ thuật phục vụ cho nuôi trồng thủy sản , nhân dân có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng thủy sản .

Bình luận (0)
S - Sakura Vietnam
10 tháng 3 2023 lúc 13:20

Vì:  Ngành nuôi trồng thuỷ sản đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội;Nhu cầu ngày càng lớn của thị trường (trong và ngoài nước); Nuôi trồng thuỷ sản chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường;Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản không ngừng phát triển (máy móc cho nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ thức ăn thuỷ sản, thuốc, con giống, kĩ thuật,... phát triển mạnh); Chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 12 2019 lúc 18:28

Gợi ý làm bài

a) Thế mạnh về tự nhiên

- Nước ta có nhiều loại đất thích hợp cho việc phát triên cây công nghiệp (đất ở trung du và miền núi thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, còn đất ờ đồng bằng lại thích hợp cho cây công nghiệp hàng năm), có thể phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá theo Bắc - Nam (vĩ độ), theo mùa và theo độ cao, tạo điều kiện cho cây công nghiệp phát triển quanh năm với cơ cấu cây trồng đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới).

- Nguồn nước (trên mặt, dưới đất) tương đối phong phú, đảm bảo cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp.

- Các thế mạnh khác (địa hình, tập đoàn cây công nghiệp bản địa,...).

b) Thế mạnh về kinh tế - xã hội

- Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp.

- Thị trường tiêu thụ (trong nước và thế giới) ngày càng được mở rộng.

- Cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...), cơ sở vật chất - kĩ thuật (các trại giống, trạm bảo vệ thực vật, cơ sở chế biến,...) phục vụ cho việc trồng và chế biến sán phẩm cây công nghiệp ngày càng được đảm bảo.

- Sự hoàn thiện của công nghiệp chế biến sau thu hoạch cùng với trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường.

- Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà nước.

- Các thế mạnh khác (việc đảm bảo an toàn về lương thực đã giúp cho diện tích trồng cây công nghiệp được ổn định, sự gia nhập của nước ta vào Tổ chức thương mại thế giới,...).

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Dưới đây là cơ cấu dân số theo lao động ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

CƠ CẤU DÂN SỐ HOẠT ĐỘNG THEO KHU VỰC KINH TẾ Ở NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 (Đơn vị: %)

Năm

2010

2015

2018

2020

Nông - lâm - ngư nghiệp

48,6

43,6

37,6

33,1

Công nghiệp - xây dựng

21,7

23,1

27,2

30,8

Dịch vụ

29,7

33,3

35,2

36,1

(Nguồn: https://www.gso.gov.vn/)

Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng giảm.

- Tỉ trọng dân số hoạt động kinh tế trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, đặc biệt trong ngành dịch vụ tăng nhanh.

-> Sự thay đổi này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế (lao động khu vực I giảm, khu vực II và III tăng lên).

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 12 2019 lúc 4:48

Đáp án: C

Bình luận (0)
Phan Thị Minh Trí
Xem chi tiết
Đào Thị Hương Lý
13 tháng 2 2016 lúc 20:16

Cây công nghiệp nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây vì nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển 

a) Thế mạnh tự nhiên

- Nước ta có nhiều loại đất thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, có thể phát triển cac vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo Bắc - Nam (vĩ độ), theo mùa và theo độ cao, tạo điều kiện cho cây công nghiệp phát triển quanh năm với cơ cấu cây trồng đa dạng. 

- Nguồn nước tương đối phong phú, đảm bảo cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp. 

- Các thế mạnh khác (địa hình, tập đoàn cây công nghiệp bản địa)

b) Thế mạnh về kinh tế - xã hội

- Nguồn lao động dồi dào,có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp. Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc trồngvà chế biến sản phẩm cây công nghiệp ngày càng được bảo đảm.

- Sự hoàn thiện của công nghiệp chế biến sau thu hoạch cùng với trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường.

- Đường lối. chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Đảng và Nhà nước.

- Các thế mạnh khác (việc đảm bảo an toàn về lương thực đã giúp cho diện tích trồng cây công nghiệp được ổn đinh, sự gia nhập của nước ta vào Tổ chức thương mại thế giới)

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 2 2019 lúc 9:29

Đáp án: D

Giải thích: Vùng biển nước ta còn nhiều tiềm năng ở khu vực xa bờ. Tuy nhiên do phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu nên hoạt động đánh bắt xa bờ cũng như khả năng khai thác con yếu kém dẫn đến năng suất khai thác thấp.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
17 tháng 7 2018 lúc 10:08

Đáp án cần chọn là: D

Đáp án: Đặc điểm hoạt động du lịch biển:

- các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp.

- nhiều  vùng biển đảo mới được đưa vào khai thác.

- có nhiều khu du lịch nổi tiếng Bắc, Trung, Nam (Hạ Long, Huế - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vũng Tàu...)

=> Các đáp án A, B, C đúng

- Tài nguyên du lịch nước ta bao gồm cả du lịch biển và các cảnh quan đất liền (các di tích văn hóa lịch sử, thành phố) nổi tiếng như:Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, SaPa, Huế, Hội An…) cũng thu hút đông đảo lượt khách du lịch quốc tế.

=> Đáp án D không đúng

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
24 tháng 11 2019 lúc 3:31

Đáp án: D

Giải thích: Các hoạt động du lịch biển của nước ta trong những năm gần đây là: Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp cùng với đó là nhiều vùng biển, đảo mới đã được đưa vào khai thác và ở nước ta có rất nhiều khu du lịch biển nổi tiếng cả Bắc, Trung, Nam.

Bình luận (0)