Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 5
Điểm GP 1
Điểm SP 5

Người theo dõi (2)

nguynthihuong
Phạm Ngọc Anh

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

                 Bun là một chú mèo rất dễ thương. Chả là năm lớp 4, do đạt thành tích cao trong học tập nên bố mẹ đã mua tặng cho tôi một chú mèo xám vằn, loại vật mà tôi yêu thích. Lúc mới về chú rất nhút nhát, chỉ biết nằm ở góc tường  thu lu người và buồn. Đến bửa chú chỉ ăn vài miếng rồi tiếp tục hành trình ngủ đông của mình. Được một thời gian khi đã thích nghi với môi trường xa lạ Chú lại trở thành một chú hề cho cả nhà. Lắm lúc Chú đẩy banh, rồi lấy mũi đẩy viên bi vờn qua vờn lại. Tuy hơi hề nhưng Bun biết suy nghĩ lắm! Tôi và Chú là hiểu nhau nhất. Mỗi khi học bài Chú đều quanh quẩn bên tôi, lúc thì trèo lên bàn đẩy đẩy cây viết, lúc thì cuộn tròn mình ngủ sát bên đùi tôi. Ôi, Bun thật đáng yêu làm sao! Lắm lúc tôi ngồi ngắm Bun và thấy Chú có một vẽ đẹp riêng. Bộ lông chú óng mượt xám xám lại xen vào vài cái vằn đen. Hai cái tai  vểnh lên lâu lâu lại cọ quậy như chú ý lắng nghe gì đó.      

                Cặp mắt tròn long lanh nổi bật là hai con ngươi đen nhánh hiện ra. Cái mủi hồng hồng lúc nào cũng ươn ước đánh mùi rất tài. Chân của Chú thì thoăn thoắt mỗi khi có báo động ở đâu chú đều khẩn cấp lao tới liền nhưng chẳng bao giờ nghe tiếng động cả bởi lớp chân có những đệm thịt rất êm và mịn. Tính tình của chú lại càng đáng mến hơn. Mỗi lần tôi vui chú chú chạy nhãy với tôi. Chú trèo lên cây lại nhảy xuống, chạy xung quanh thỉnh thoảng lại cào tôi một cái nhẹ, lúc thì cắn quần rồi chạy y hệt sợ tôi rượt. Những lúc âu yếm, chú nằm gọn trong lòng tôi đòi tôi vuốt ve bộ lông từ khóe mắt xuống tai.

               Những lúc tôi buồn hay bị bệnh nhìn vẽ mặt tôi dường như Bun hiểu. Nó như muốn chia buồn với tôi. Nó nằm xuống cạnh tôi lặng im, chẳng đùa giởn như mọi hôm nữa. Tôi mỉm cười nói khẽ: "chị không giận em đâu mèo cưng ơi!". Nhưng cu cậu vẫn chẳng vui mà còn lại làm nũng nữa cơ. Đúng thiệt là con mèo lắm trò! Suốt thời gian đó Bun là một người bạn thân của tôi lúc vui cũng như lúc buồn. Phải nói là người bạn tri kỉ của tôi thời học cấp I. Từ khi hoàn thành chương trình cấp I phải di cư vào trường nội trú thân yêu tôi phải xa Bun. Trước hôm đi tôi cùng cả nhà và mèo Bun nữa, cùng nhau quây quần bên mâm cơm ấm cúng. Mọi người nói cười vui vẽ còn tôi thì gắp cho mèo Bun những thứ ngon. Hôm sau, khi chia tay, mọi người. Đây là giờ cao điểm sao ngăn được những giọt lệ rơi. Tôi khóc, mẹ tôi cũng khóc và rồi tôi phải đi, nhưng kìa mèo Bun và nũng nịu như không muốn cho đi. Lúc này tôi khóc càng to và chạy thật nhanh lên xe mặc cho mèo Bun ngơ ngác đứng nhìn rồi buông một tiếng "meo".       

              Thời gian qua, tôi cứ ngóng từng ngày để được về với gia đình và mèo Bun dù chỉ hai ngày. Mỗi lần về Bun mừng lắm, nó lúc nào cũng ở bên tôi không rời, thậm chí lúc tôi ngủ nó cũng trèo lên giường chui vào chăn ngủ cùng. Thời gian cứ thế đi cho đến một ngày tôi nhận được tin mèo Bun qua đời vì bệnh tự dưng sống mũi tôi cứ cay cay, tôi núp vào một góc, nước mắt giọt ngắn giọt dài, tôi cứ thế nức nở nhớ mèo Bun. Một người bạn tri kĩ, luôn bên tôi lúc tôi vui tôi buồn mà bây giờ lại bỏ tôi một cách thản nhiên như vậy. Và tôi cũng thầm chúc Bun "ở bên kia thế giới" sẽ luôn vui vẽ như những ngày cùng chơi với tôi.       

             "Bun ơi! Chị yêu em nhiều"      

              Đến tận bay giờ, những khi buồn tôi lại nhớ đến Bun. Và cứ nghĩ đến những ngày bên Bun lòng tôi thắt lại. "Tại sao trên đời lại có con vật đáng yêu như vậy nhỉ?"

Câu trả lời:

Bài viết

Nhớ hồi đó vào khoảng năm 1976, tôi được Hội Nhà văn cử ra đảo Cô tô thực tế để viết về cuộc sống lao động của nhân dân vùng đảo sau khi đất nước hoà bình. Lúc nhận quyết định, nhà văn Nguyên Hồng còn nói đùa tôi: Bác Tuân thích đi du lịch vậy chuyến này hợp ý quá còn gì. Thú thực lúc đầu tôi cảm thấy sung sướng vô cùng nhưng cũng phải chờ đến tận khi đặt chân đến đảo Cô tô, tôi mới thấy hết sự sung sướng vô bờ ấy.

Đoàn chúng tôi có sáu người, ra thăm đảo Cô tô hơn tuần lễ. Sau mấy ngày còn bỡ ngỡ với cuộc sống của ngư dân vùng đảo chúng tôi đã kịp hoà mình. Mấy ngày cuối cùng trên đảo có thể nói là những ngày hoà nhập không phân biệt được đâu là người ở đất liền, đâu là người vùng đảo, đâu là một anh nhà văn với bên kia là một bác thuyền chài.

Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ hôm ra đảo Cô Tô, hôm nao cũng vậy tôi dạy từ rất sớm. Bầu trời Cô Tô sau cơn bão cho tôi một liên tưởng nghệ thuật thú vị. Dường như cây trên đảo thêm xanh mượt, nước biển đậm đà hơn và cát bụi càng vàng giòn hơn nữa. Thiên nhiên đã vậy, con người lại càng trỗi dạy khoẻ hơn sau cuộc chiến tranh.

Hôm ấy, chúng toi leo dốc lên đồn Cô tô (cái đồn của lính khố xanh ngày trước) để hỏi thăm sức khoẻ của anh em chiếc sĩ bộ binh với hải quân. Anh em vui mừng  phấn khởi khiến chúng tôi cũng cảm thấy vui lây. Tôi xin phép đồng chí chỉ huy để được treo lên đỉnh nóc đồn. Ôi cảnh Cô tô mà đứng ngắm ở trên cao thì thật là vô cùng tuyệt diệt. Bốn bề bát ngày đại dương xen chồng những hòn đảo vừa to vừa nhỏ. Trông cảnh mà thêm mến yêu hòn đảo. Trông cảnh mà cứ ngỡ mình sinh ra và lớn lên cùng sóng nước ở đây chứ không phải ở thủ đô Hà Nội.

Đêm ấy, chúng tôi ngủ ngon lành sau một ngày thực tế sôi nổ khắp nơi. Nhưng trước khi vào ngủ, tôi còn rủ anh bạn trẻ làm nghề chụp ảnh, mai dạy sớm đi chụp cảnh bình mình.

 Sáng ngày thứ sáu, tôi dạy từ canh tư nhưng gọi mãi anh thợ ảnh không chịu dạy nên đành đi một mình. Trời còn tối, tôi bước loạng choạng trên đám đá đầu sư tử mũi đảo. Rồi tôi chọn một mũi đá vừa ngồi hút thuốc, vừa phục mặt trời lên. Mặt trời sắp nhú. Cả vùng trời phía đông bắt đầu nhoè nhoè màu trắng, còn chỗ tôi ngồi, trời vẫn nhờ nhờ.

Rồi ông mặt trời cũng nhú lên tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên cực lớn. Quả trứng cứ từ từ đặt lên cái mâm bạc được dệt bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Cảnh bình minh sao mà yên bình đến thế. Ngồi trên mũi đá, tôi mải mê ngắm nhìn không biết chán những cánh nhạn mùa thu chao đi chao lại cùng một con hải âu thức sớm đang bay là là trên mặt sóng.

 Khi mặt trời đã lên cao, tôi quay về cái giếng nước ngọt ngay rìa đảo. Về đến nơi đã thấy mọi người đông đúc lắm rồi. Người thì tắm, người thì gánh nước. Tôi vục một cục nước rồi phả lên mặt để cảm nhận cái ngọt và mát ở cái nô mà ngay cả trong hơi gió cũng dễ nhận thấy có cái gì mằn mặn.

 Hôm ấy, tôi gặp người anh hùng Câu Hoà Măn, anh hùng lao động sản xuất của hợp tác xã này. Anh đang quẩy nước bên bờ giếng, rất khỏe và vui tươi:"Đi xa khơi, xa lắm mà, có khi mười mất ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo nấu cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước bể thôi. Ôi! Yêu biết mấy những con người như thế. Họ biết chắt chiu, biết tiết kiệm từng giọt nước thì lo gì nước mình không có dịp đi lên.

Không biết tự bao giờ mà tôi đã hoà bình vào cuộc sống ở Cô Tô. Cũng gánh nước, cũng tắm, cũng chăm sóc Hải sâm.. và cũng cùng cảm nhận cái cảm giác được làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.

Câu trả lời:

a. Ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ

            - Những khu vực có mức độ tập trung cao là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận hình thành nên 6 giải phân bố công nghiệp với sự chuyên môn hóa khác nhau từ Hà Nội tỏa ra các hướng:

+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than)

+ Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học)

+ Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)

+ Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất, giấy)

+ Hòa Bình – Sơn La (thủy điện)

+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).

            - Những khu vực có mức độ tập trung vừa là  Duyên hải miền Trung với một số trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng , Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,…

            - Những khu vực có mức độ tập trung thấp là Tây Nguyên và Tây Bắc với một vài điểm công nghiệp.

b. Nguyên nhân sự phân hóa đó

- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn với:

+ Có vị trí địa lí thuận lợi

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.

+ Nguồn nhân công dồi dào, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao

+ Thị trường rộng lớn

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.

- Ngược lại, những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì thiếu sự đồng bộ của cáccnha6n tố trên, đặc biệt là giao thông còn kém phát triển.

            

Câu trả lời:

Từ Đông sang Tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân thành 3 dải rõ rệt.

a. Vùng biển và thềm lục địa.

            - Vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền và có khoảng 3.000 hòn đảo lớn nhỏ

            - Khí hậu Biển Đông của nước ta mang đặc điểm khí hậu của vùng biển nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt, ẩm dồi dào. Các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa.

b. Vùng đồng bằng ven biển.

            Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi tùy nơi và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa dãy đồi núi phía tây và vùng biển phía đông.

- Ở nơi đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông (như ở đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ).

- Nơi có đồi núi lan ra sát biển, chia thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷu với thềm lục địa thu hẹp, tiếp giáp vùng biển nước sâu (như dải đồng bằng Nam Trung Bộ).

- Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả tác động kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây ở dải đồng bằng ven biển này.

c. Vùng đồi núi.

            Sự phân hóa thiên nhiên theo hướng đông – tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

            + Mùa đông lạnh đến sớm ở vùng đồi núi thấp Đông Bắc. Còn ở vùng núi thấp phía nam Tây Bắc, mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn, mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm.

+ Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa. Vào mùa mưa ở Tây Nguyên thì bên sườn Đông chịu tác động của gió Tây khô nóng.

Câu trả lời:

a) Những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản :
- Vùng biển rộng, có nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 2500 loài nhuyễn thể, hơn 600 loài rong và nhiều đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò, điệp,...).

- Nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm : Cà Mau - Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và Hoàng Sa - Trường Sa.

- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt hải sản ; các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn ; dịch vụ thuỷ sản và các cơ sở chế biến thủy sản được mở rộng.

- Thị trường (trong nước, thế giới) ngày càng mở rộng ; sự đổi mới trong chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đánh bắt,...

b) Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản :

- Hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và nhu cầu lớn trên thị trường (nhất là các thị trường Hoa Kì, EU,...).

- Diện tích mặt nước còn nhiều, kĩ thuật nuôi trồng ngày càng hoàn thiện và các lí do khác (kinh nghiệm nuôi trồng, chính sách,...).