Bài viết
Nhớ hồi đó vào khoảng năm 1976, tôi được Hội Nhà văn cử ra đảo Cô tô thực tế để viết về cuộc sống lao động của nhân dân vùng đảo sau khi đất nước hoà bình. Lúc nhận quyết định, nhà văn Nguyên Hồng còn nói đùa tôi: Bác Tuân thích đi du lịch vậy chuyến này hợp ý quá còn gì. Thú thực lúc đầu tôi cảm thấy sung sướng vô cùng nhưng cũng phải chờ đến tận khi đặt chân đến đảo Cô tô, tôi mới thấy hết sự sung sướng vô bờ ấy.
Đoàn chúng tôi có sáu người, ra thăm đảo Cô tô hơn tuần lễ. Sau mấy ngày còn bỡ ngỡ với cuộc sống của ngư dân vùng đảo chúng tôi đã kịp hoà mình. Mấy ngày cuối cùng trên đảo có thể nói là những ngày hoà nhập không phân biệt được đâu là người ở đất liền, đâu là người vùng đảo, đâu là một anh nhà văn với bên kia là một bác thuyền chài.
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ hôm ra đảo Cô Tô, hôm nao cũng vậy tôi dạy từ rất sớm. Bầu trời Cô Tô sau cơn bão cho tôi một liên tưởng nghệ thuật thú vị. Dường như cây trên đảo thêm xanh mượt, nước biển đậm đà hơn và cát bụi càng vàng giòn hơn nữa. Thiên nhiên đã vậy, con người lại càng trỗi dạy khoẻ hơn sau cuộc chiến tranh.
Hôm ấy, chúng toi leo dốc lên đồn Cô tô (cái đồn của lính khố xanh ngày trước) để hỏi thăm sức khoẻ của anh em chiếc sĩ bộ binh với hải quân. Anh em vui mừng phấn khởi khiến chúng tôi cũng cảm thấy vui lây. Tôi xin phép đồng chí chỉ huy để được treo lên đỉnh nóc đồn. Ôi cảnh Cô tô mà đứng ngắm ở trên cao thì thật là vô cùng tuyệt diệt. Bốn bề bát ngày đại dương xen chồng những hòn đảo vừa to vừa nhỏ. Trông cảnh mà thêm mến yêu hòn đảo. Trông cảnh mà cứ ngỡ mình sinh ra và lớn lên cùng sóng nước ở đây chứ không phải ở thủ đô Hà Nội.
Đêm ấy, chúng tôi ngủ ngon lành sau một ngày thực tế sôi nổ khắp nơi. Nhưng trước khi vào ngủ, tôi còn rủ anh bạn trẻ làm nghề chụp ảnh, mai dạy sớm đi chụp cảnh bình mình.
Sáng ngày thứ sáu, tôi dạy từ canh tư nhưng gọi mãi anh thợ ảnh không chịu dạy nên đành đi một mình. Trời còn tối, tôi bước loạng choạng trên đám đá đầu sư tử mũi đảo. Rồi tôi chọn một mũi đá vừa ngồi hút thuốc, vừa phục mặt trời lên. Mặt trời sắp nhú. Cả vùng trời phía đông bắt đầu nhoè nhoè màu trắng, còn chỗ tôi ngồi, trời vẫn nhờ nhờ.
Rồi ông mặt trời cũng nhú lên tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên cực lớn. Quả trứng cứ từ từ đặt lên cái mâm bạc được dệt bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Cảnh bình minh sao mà yên bình đến thế. Ngồi trên mũi đá, tôi mải mê ngắm nhìn không biết chán những cánh nhạn mùa thu chao đi chao lại cùng một con hải âu thức sớm đang bay là là trên mặt sóng.
Khi mặt trời đã lên cao, tôi quay về cái giếng nước ngọt ngay rìa đảo. Về đến nơi đã thấy mọi người đông đúc lắm rồi. Người thì tắm, người thì gánh nước. Tôi vục một cục nước rồi phả lên mặt để cảm nhận cái ngọt và mát ở cái nô mà ngay cả trong hơi gió cũng dễ nhận thấy có cái gì mằn mặn.
Hôm ấy, tôi gặp người anh hùng Câu Hoà Măn, anh hùng lao động sản xuất của hợp tác xã này. Anh đang quẩy nước bên bờ giếng, rất khỏe và vui tươi:"Đi xa khơi, xa lắm mà, có khi mười mất ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp, chỉ để uống. Vo gạo nấu cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo gạo bằng nước bể thôi. Ôi! Yêu biết mấy những con người như thế. Họ biết chắt chiu, biết tiết kiệm từng giọt nước thì lo gì nước mình không có dịp đi lên.
Không biết tự bao giờ mà tôi đã hoà bình vào cuộc sống ở Cô Tô. Cũng gánh nước, cũng tắm, cũng chăm sóc Hải sâm.. và cũng cùng cảm nhận cái cảm giác được làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.
an vì là câu cảm thán awful a là nguyên âm mà nguyên âm thì mượn an