Một tế bào của ruồi giấm tiến hành nguyên nhân 2 lần liên tiếp. Tính : Số tế bào con được sinh ra khi kết thúc quá trình là bao nhiêu? Nếu 2 tế bào trên nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra 64 tế bào con. Tính số lần nguyên phân
Một tế bào của ruồi giấm tiến hành nguyên nhân 2 lần liên tiếp. Tính : Số tế bào con được sinh ra khi kết thúc quá trình là bao nhiêu? Nếu 2 tế bào trên nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra 64 tế bào con. Tính số lần nguyên phân
a, Kết thúc 2 lần NP, số tế bào con được sinh ra là:
22= 4 (tế bào)
b, Nếu 2 tế bào trên NP liên tiếp một số lần bằng nhau tạo ra 64 tế bào con, ta gọi số lần NP là k (lần) (k:nguyên, dương).
Ta có: 2.2k=64
<=> 2k=32=25
<=> k=5 (TM)
Vậy 2 tế bào này NP liên tiếp 5 lần để tạo ra 64 tế bào con.
Có 10 tế bào sinh dưỡng thuộc cùng một loài phân bào nguyên phân.
a,Nếu mỗi tế bào nói trên đều nguyên phân ba lần liên tiếp thì tổng số tế bào con tạo ra từ 10 tế bào trên là bao nhiêu?
b,Nếu tổng số tế bào con tạo ra từ 10 tế bào là 1280 tế bào con, số lần phân bào các tế bào đều bằng nhau thì mỗi tế bào đã nguyên phân mấy lần?
a. Số tế bào con là: 10 . 2^3 = 80 tế bào
b. Số tế bào con là 1280
Gọi số lần nguyên phân là x ta có: 2^x. 10 = 1280 => x= 7
Một tế bào có 2n=8 .tế bào này nguyên phân một số đợt liên tiếp tạo ra 16 tế bào con hãy tính a, số lần nguyên phân của tế bào trên b, tổng số NST trong các tế bào con được tạo ra
Có 16 = 2^4
a) Số lần nguyên phân của tế bào trên : 4 lần
b) Tổng số NST trong các tế bào con được tạo ra
16 x 8 = 128 NST
a) Số lần nguyên phân là:
2k = 16
-> k = 4
b) Số NST có ở kì giữa của NP là 8 NST kép
Có 16 = 24
a) Số lần nguyên phân của tế bào trên : 4 lần
b) Tổng số NST trong các tế bào con được tạo ra
16 x 8 = 128 NST
Bài 1: Có 3 tế bào: - Tế bào A nguyên phân liên tiếp 3 lần. - Tế bào B nguyên phân tạo ra số tế bào con bang phân nửa số tế bào con do tế bào A tạo ra. - Tế bào C nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng bình phương số tế bào con của tế bào B. Xác định tổng số tế bào con được tạo ra từ 3 tế bào trên và số lần nguyên phân của tế bào B, C? Bài 2. Một tế bào sinh dưỡng của ngô 2n = 20 NST, nguyên phân liên tiếp 10 đợt, đòi hỏi môi trường cung cấp nguyên liệu để tạo nên các NST đơn mới tương đương với bao nhiêu NST đơn và tạo ra bao nhiêu tế bào mới? Bài 3: Nuôi cấy trong ống nghiệm 50 tế bào xoma của một loài. Khi các tế bào này trải qua một số đợt nguyên phân liên tiếp bằng nhau thì tạo ra được tất cả là 6400 tế bào con a. Tìm số đợt nguyên phân của mỗi tế bào trên. b. Nếu trong lần nguyên phân cuối cùng người ta đếm được trong tất cả tế bào có 499200 crômatit thì bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu? c. Quá trình nguyên phân nói trên đã được cung cấp nguyên liệu tương đương bao nhiêu NST đơn? Trong tất cả các tế bào con thu được có bao nhiêu NST mà mỗi NST đó đều cấu thành hoàn toàn bằng nguyên liệu mới?
Có 3 tế bào: Tế bào A nguyên phân liên tiếp 3 lần, tế bào B nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng phân nữa số tế bào con do tế bào 1 tạo ra, tế bào C nguyên phân tạo ra số tế bào con bằng số tế bào con của tế bào A và của tế bào B cộng lại. Xác định tổng số tế bào con được tạo ra từ 3 tế bào trên
Số tb con tb A tạo ra là :
2^3 = 8 (tb ) con
Số tb con tb B tạo ra = 1/2 . tb A = 1/2 . 8 = 4 (tb con )
=> Số tb con do tb C tạo ra :
8 + 4 = 12 ( tb )
Tổng 3 tb trên là :
8 + 4 + 12 = 24 ( tb con )
Tế bào A sinh ra $2^3$ tế bào con
Tế bào B sinh ra $2^2$ tế bào con
Tế bào C sinh ra $2^3+2^2$ tế bào con
$\Rightarrow$ Tổng số tế bào con là 24 (tế bào)
Bài tập : Ở một loài sinh vật, có 5 tế bào nguyên phân liên tiếp 4 lần, tạo ra các tế bào con. Hỏi số tế bào con được sinh ra là bao nhiêu?
Từ 3 tế bào sinh dưỡng của lúa nước nguyên phân liên tiếp 5 lần tạo ra bao nhiêu tế bào con, Tổng số nhiễm sắc thể trong các tế bào con là bao nhiêu?
Một tế bào hợp tử mang bộ NST lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp đã tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên trong một lần phân bào, ở hai tế bào con xảy ra hiện tượng một NST kép không phân ly, các tế bào con mang bộ NST bất thường và các tế bào con khác nguyên phân bình thường với chu kỳ như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 8064 tế bào mang bộ NST bình thường. Theo lý thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai ?
(1) Kết thúc quá trình nguyên phân đã tạo ra 32 tế bào con mang bộ NST 2n -1
(2) Kết thúc quá trình nguyên phân, tỷ lệ tế bào mang bộ NST 2n +1 chiếm tỷ lệ 1/254
(3) Mỗi tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân bất thường bởi hai tế bào trên, nguyên phân liên tiếp 4 lần
(4) Quá trình nguyên phân bất thường của 2 tế bào con xảy ra ở lần nguyên phân thứ bảy.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Giải chi tiết:
Phương pháp: sử dụng công thức tính số tế bào con sau quá trình nguyên phân
- 1 cặp NST không phân ly trong nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n+1 và 2n -1
Có 8064 tế bào bình thường
Gọi n là số lần nguyên phân của hợp tử đó: ta có 2n > 8064 → n > log 2 8064 ≈ 12 , 9 ... → n= 13.
Số tế bào con được tạo ra là : 213= 8192 → số tế bào đột biến là: 8192 – 8064= 128.
Gọi m là số lần phân chia của 2 tế bào con đột biến ta có 2×2m = 128 → m= 6 → (3) sai
→ đột biến xảy ra ở lần thứ 7 → (4) đúng.
Trong 128 tế bào đột biến có 64 tế bào 2n+1 và 64 tế bào 2n -1 → (1) sai.
Kết thúc quá trình nguyên phân tỷ lệ 2n+1 là 64 8192 = 1 128 → (2) sai
Vậy có 3 ý sai.
Đáp án C
ở ruồi giấm, 2n=8NST. có 1 tế bào thực hiện nguyên phân 4 lần liên tiếp. a) số tế bào con được tạo ra là bao nhiêu? b) xác định tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các tế bào con. ở gà, 2n = 78 NST. có 2 tế bào thực hiện nguyên phân 2 lần liên tiếp. a) số tế bào con được tạo ra là bao nhiêu? b) xác định tổng số nhiễm sắc thể đơn trong các tế bào con. trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau: -X-T-G-A-X-T-A-G-T-X- a) trình tự các đơn phân trên đoạn mạch bổ sung sẽ như thế nào. b) xác định số lượng nucleotit từng loại và tổng số nucleotit trong phân tử ADN trên?
Bài 1 (Đây là bài làm tóm tắt, sau bạn cần tách câu hỏi rõ ràng)
\(a,\) \(2^4=16\left(tb\right)\)
\(b,\)
- Tổng số NST đơn ở kì cuối nguyên phân là: \(2n.16=128\left(NST\right)\)
- Kì sau: \(4n.16=256\left(NST\right)\)
Bài 2
\(a,2.2^2=8\left(tb\right)\)
\(b,\)- Tổng số NST đơn ở kì cuối nguyên phân là: \(2n.8=64\left(NST\right)\)
- Kì sau: \(4n.8=128\left(NST\right)\)
Bài 3
\(a,\) \(3'\) \(...\) \(-X-T-G-A-X-T-A-G-T-X-\) \(...\) \(5'\)
Mạch bổ sung: \(5'...-G-A-X-T-G-A-T-X-A-G-...3'\)
\(N=2.10=20\left(nu\right)\)
\(G=X=5\left(nu\right)\)
\(A=T=5\left(nu\right)\)
Từ một tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, qua một số lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con. Tuy nhiên, trong một lần phân bào thứ 3, ở hai tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên đã tạo ra tế bào 4n; các tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường 7 lần liên tiếp. Theo lí thuyết, trong số các tế bào con tạo thành, tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n chiếm tỉ lệ bao nhiêu
A. 1/7
B. 1/2
C. 6/7
D. 5/7
Đáp án A
Ở lần phân bào thứ 3
(đã trải qua 2 lần tạo thành 4 tế bào);
kết thúc lần phân bào thứ 3 thu được
1 tế bào 4n ; 6tế bào 2n
Tỷ lệ tế bào đột biến là 1/7