Những câu hỏi liên quan
lekhoi
Xem chi tiết
lekhoi
Xem chi tiết
︵✰Ah
30 tháng 10 2021 lúc 14:26

B

Bình luận (0)
bạn nhỏ
30 tháng 10 2021 lúc 14:27

B

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Pham Anhv
1 tháng 3 2023 lúc 22:28

Nhân vật Nữ Oa hội tụ những vẻ đẹp gì?

A. Vẻ đẹp sức mạnh và cảm xúc

B. Vẻ đẹp thể chất và ước mơ

C. Vẻ đẹp trí tuệ và tình cảm

D. Vẻ đẹp sức mạnh và trí tuệ

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
6 tháng 12 2023 lúc 21:55

Đáp án D. Vẻ đẹp sức mạnh và trí tuệ

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 11 2017 lúc 13:25

Tâm trạng “rất đỗi phân vân” của nàng thể hiện ở dáng điệu, cử chỉ, sự lúng túng tìm cách ứng xử, nàng không muốn nhận nhầm vì đó là điều tối kị của người Hy Lạp.

   + Nàng không biết nên đứng xa hay lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay mà hôn

   + Nàng dò xét, suy xét, tính toán nhưng không giấu nổi sự xúc động, hạnh phúc, sửng sốt khi được gặp lại chồng trong bộ dạng quần áo rách mướp

- Pê-nê- lốp đặt ra thử thách “bí mật của chiếc giường” cho thấy Pê-nê-lốp con người trí tuệ, thận trọng, cứng rắn

⇒ Pê-nê-lốp là người tỉnh táo, tế nhị, rất thận trọng nhưng giàu tình cảm, cao thượng.

Bình luận (0)
Khoi Dang
Xem chi tiết
MinMin
7 tháng 10 2021 lúc 9:27

Tham khảo:

Vẻ đẹp của con người không chỉ được thể hiện quan nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn. Điều đó khẳng định sâu sắc hơn ở những con người đẹp một cách toàn diện. Nói ở đây không để tâng bốc một ai nhưng, thí dụ trong các cuộc thi về nhan sắc mà chúng ta thường thấy thì một vài thì sinh nhìn bề ngoài có vẻ hoàn hảo nhưng phần thi ứng xử cộng với những phần thi bổ trợ như làm từ thiện, giúp người dân bảo vệ môi trường biển, bảo vệ trẻ em bị bạo hành, v.v... thì lại dở tệ do đó bị ban giám khảo đánh giá là thiếu hụt về nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của bản thân. Nhưng trong cuộc sống mấy ai có thể vuông trong mọi mặt. Bởi vậy dù ta không có một ngoại hình đẹp thì hãy nên tu dưỡng nhân cách, tài năng và nhân phẩm để một phần nào làm vẻ đẹp của con người được tôn vinh. Còn nếu những ai đã đẹp đẽ về dung nhan, hoàn hảo về mặt nhan sắc thì cũng nên bổ sung sự thiếu sót về ý nghĩ nội tâm bên trong mình. Hãy sống sao cho đáng sống vì khi chúng ta lìa xa cuộc đời này sẽ không hối tiếc một đời ta đã sống.

Bình luận (0)
Collest Bacon
7 tháng 10 2021 lúc 9:32

*Tham khảo :

Vẻ đẹp của con người không chỉ được thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn .Nếu ta đẹp mà không có tài thì chưa chắc đã là đẹp.Nhan sắc một lúc nào đó sẽ mất đi nhưng tài năng, tâm hồn của họ thì không.Vậy nên vẻ đẹp của con người thường luôn đc quyết định ở tài năng và tâm hồn họ chứ không riêng gì chỉ là vẻ về ngoài mà họ có được.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
15 tháng 10 2023 lúc 13:52

Trí tuệ và tài năng của con người là vô hạn. Con người chế tạo máy móc, thiết bị. Con người điều chế thuốc chữa bệnh. Con người sáng tạo nghệ thuật. Con người thật tài giỏi bởi họ biết thuần dưỡng động vật, cây cối. Họ có thể làm mưa, làm băng tan, trồng cây, phát minh ra giống cây mới. Họ biết tận dụng và khai thác sức mạnh của thiên nhiên một cách hiệu quả. 

Bình luận (0)
Thạch Sùng
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
6 tháng 8 2023 lúc 0:13

1. Giải thích:

- “Người đọc muốn”: thi sĩ đang soi xét mình dưới góc nhìn của 1 người thưởng thức.

- “Thơ phải xuất phát từ thực tại”: Thơ ca nói riêng và văn học nói chung đều đi ra từ hiện thực cuộc sống. Cuộc sống là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu và cũng là cái đích cuối cùng của thơ ca nghệ thuật.

- “Nhưng phải đi qua 1 tâm hồn và trí tuệ”:

+ Tâm hồn : Tâm 

+ Trí tuệ: Tài 

- Văn học phản ánh hiện thực nhưng qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ nên có thể nói.  Nghệ sĩ sao có thể viết một tác phẩm- sản phẩm của thế giới tinh thần của mình nếu tâm hồn trơ như đá với cuộc đời. Thơ khởi phát từ lòng nhà thơ. Nhưng để tạo ra thi phẩm có giá trị tình cảm cần phải dung hoà với trí tuệ, sự sáng tạo. Trí tuệ tạo nên giá trị, sức sống của tác phẩm. Tình cảm để chạm tới ngóc ngách sâu nhất nơi trái tim người đọc rung lên, thổn thức cùng cung bậc cảm xúc của nhà thơ. 

+“ cá thể”: nét phong cách nghệ thuật độc nhất của người nghệ sĩ soi bóng dưới trang thơ 

+“ độc đáo”: nét mới lạ thu hút độc giả 

+ “Phải in dấu vào đó thật sâu sắc, càng cá thể độc đáo càng hay”: thơ chỉ xuất hiện những tâm hồn đồng điệu không thể dung chứa những thi phẩm giống hệt nhau. Bởi bên trong mỗi người có 1 cái tạng riêng thông qua đó thế giới được tái tạo với tài năng thiên bẩm, sự trắc ẩn và tinh tế. Vì vậy, mỗi đứa con tinh thần của thi sĩ được thai nghén đều phải mang những nét riêng biệt độc đáo sáng tạo và dấu ấn cá nhân.

=> Một tác phẩm được ra thời đều hút chất dinh dưỡng từ mạch nguồn cuộc sống mà lớn lên. Hàm chứa trong tác phẩm phải là sự tìm tòi khám phá sâu sắc của một khối óc sáng dạ và một trái tim ấm nóng để ra đời tác phẩm chỉnh thể giàu giá trị thẩm mĩ và nội dung.

Phân chia luận điểm : 

LĐ1: Việt Bắc là bài thơ xuất phát từ hiện thực: 

- Hoàn cảnh ra đời của nó

- Hình ảnh thơ gắn với những trải nghiệm thực tế của tác giả

LĐ2: Việt Bắc thể hiện tâm hồn và trí tuệ của Tố Hữu: 

- Sự gắn bó, tình cảm sâu nặng với người dân Việt Bắc “ Ta về mình có nhớ ta …. Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn”

- Nỗi nhớ cảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc: bức tranh tứ bình 

- Cái nhìn yêu thương giành cho con người Tây Bắc lam lũ vất vả “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng”

- Tình đồng chí “Nhớ khi giặc đến giặc lùng….Đất trời ta cả chiến khu một lòng”

- Nghĩa đồng bào “Ta đi ta nhớ những ngày…. Bát cơm sẻ nửa chăn xui đắp cùng”

LĐ3: Việt Bắc in nét đẹp độc đáo, cá thể trong PCNT của Tố Hữu:

- Nét độc đáo cá thể: PCNT: trữ tình chính trị

- Độc đáo: 

+ Nhạc điệu ca dao dân ca

+ Kết cấu đối đáp như câu hát giao duyên ngọt ngào 

+ Ngôn ngữ quen thuộc giàu tính nhạc 

+ Các biện pháp tu từ được kết hợp sử dụng khéo léo gây ấn tượng với người đọc

Bình luận (0)
Paper43
Xem chi tiết
Cú đêm=))2345
31 tháng 7 2021 lúc 19:00

mình gạch đầu dòng nha

- Kiều thông minh sắc sảo hơn người / được trời ban cho trí thông minh hơn người.

-Tài năng của Kiều được thể hiện rõ nét như chơi đàn hay (đàn hồ cầm), văn chương giỏi, ...

- Nếu nói sắc là một thì tài là hai.

-Nhan sắc thì :

    + Da trắng ngần như nước mùa thu kiến cho giang sơn, vạn vật, vạn người mê mẩn khiến cho thiên nhiên chỉ cần nhìn cũng ganh tị.

    có vậy thui =]]

Bình luận (1)
Paper43
31 tháng 7 2021 lúc 19:38

Viết bài văn nha,tui quên ghi ở trên

Bình luận (2)
nthv_.
31 tháng 7 2021 lúc 21:35

Tham khảo:

Từ lâu, "Truyện Kiều" của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã được xem là một tác phẩm có giá trị độc đáo, đánh dấu một bước phát triển vượt bậc về cả nội dung và nghệ thuật truyện thơ Nôm ở thế kỉ XVIII. Mặc dù, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du được sáng tác dựa trên cuốn tiểu thuyết "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân bên Trung Quốc, nhưng những dụng ý, tư tưởng nghệ thuật và sự sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Du trong "Truyện Kiều" có những bước đột phá mới mẻ, đậm đà giá trị nhân văn, nhân đạo, nhân bản, nhân sinh sâu sắc. Và một trong những sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo khéo léo của Nguyễn Du làm nên sự thành công của tác phẩm đó là nghệ thuật tả người. Điều này được thể hiện rất rõ, rất cụ thể trong trích đoạn "Chị em Thúy Kiều" qua vẻ đẹp chân dung và tài năng của nhân vật Kiều.

Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều. Sau khi dựng lên chân dung và vẻ đẹp nhân vật Thúy Vân, nhà thơ tập trung bút lực vào miêu tả vẻ đẹp của Kiều trong sự đối sánh với vẻ đẹp của Vân:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Vẻ đẹp của Kiều khác và hơn hẳn Vân cả về tài lẫn sắc. Đó là sự "sắc sảo" về trí tuệ; "mặn mà" về tâm hồn.

Trước hết là vẻ đẹp nhan sắc - ngoại hình của Kiều. Vẫn tiếp tục sử dụng thủ pháp ước lệ tượng trưng lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người qua một loạt các hình ảnh: thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu, Nguyễn Du đã làm hiện vẻ đẹp của một trang giai nhân tuyệt mĩ. Nhưng khi miêu tả Kiều, tác giả không miêu tả cụ thể chi tiết như ở Vân mà ngược lại, tác giả tập trung vào một điểm nhìn là đôi mắt “Làn thu thủy nét xuân sơn”: Đôi mắt sáng trong và sâu thẳm như làn nước mùa thu; đôi lông mày thanh thoát như nét núi mùa xuân. Đây chính là lối vẽ "điểm nhãn" cho nhân vật. Bởi đôi mắt chính là cửa sổ tâm hồn con người. Và qua đôi mắt đó của Kiều, ta thấy được tâm hồn trong sáng, sâu thẳm và cuốn hút lạ thường của nhân vật. Vẻ đẹp nhan sắc của Kiều là vẻ đẹp vượt ra khỏi chuẩn mực của tự nhiên và khuôn khổ của người phụ nữ phong kiến nên: “Hoa ghen - liễu hờn” và thậm chí là nghiêng ngả cả thành quách, đất nước:

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Nghệ thuật nhân hóa (hoa ghen - liễu hờn) kết hợp với nghệ thuật nói quá (thành ngữ: Nghiêng nước nghiêng thành) vừa có tác dụng gợi tả vẻ đẹp của Kiều; lại vừa có tác dụng dự đoán về số phận, cuộc đời của nàng. Bởi vẻ đẹp đó gợi lên mâu thuẫn, không hài hòa (khác với Vân: thua – nhường: hài hòa, bình yên) nên chắc chắn cuộc đời nàng sẽ truân chuyên, trắc trở: “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần".

Tiếp đến là vẻ đẹp tài năng của Kiều. Nếu như khi tả Vân, nhà thơ chỉ chú trọng vào khắc họa vẻ đẹp nhan sắc mà không chú trọng tới miêu tả tài năng và tâm hồn thì khi tả Kiều, nhà thơ chỉ tả sắc một phần, còn lại dành phần nhiều vào tài năng:

Sắc đành đòi một tài đành họa hai

Chỉ một câu thơ mà nhà thơ đã nêu được cả sắc lẫn tài. Nếu như về sắc thì Kiều là số một thì về tài không ai dám đứng hàng thứ hai trước nàng. Tài năng của Kiều có thể nói là có một chứ không có hai trên đời. Vì được trời phú cho tính thông minh nên ở lĩnh vực nghệ thuật nào Kiều cũng toàn tài: cầm - kì - thi - họa. Tất cả đều đạt đến mức lí tưởng hóa theo quan niệm thẩm mĩ của lễ giáo phong kiến: “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”. Đặc biệt tài năng của Kiều được nhấn mạnh ở tài đàn: “Cung thương lầu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”: nàng thuộc lòng các cung bậc và đánh đàn Hồ cầm (đàn cổ) thành thạo. Hơn thế, nàng còn giỏi sáng tác nhạc nữa: “Khúc nhà tay lựa nên chương/ Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Mỗi nàng lần đánh đàn, nàng lại cất lên bài hát “Bạc mệnh” làm cho người nghe phải đau khổ, sầu não. Bài hát chính là tâm hồn, là bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều, biểu hiện một trái tim đa sầu đa cảm và cuộc đời éo le, bất hạnh.

Tóm lại, chân dung của Kiều là bức chân dung mang tính cách và số phận. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khác người nên làm cho thiên nhiên phải ghen tị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”; tài năng của Kiều vượt trội hơn người nên chắc chắn theo một qui luật thông thường của định mệnh “Chữ tài đi với chữ tai một vần” hay “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” nên cuộc đời Kiều là cuộc đời của một kiếp hồng nhan bạc mệnh, éo le và nghiệt ngã.

Đến đây chúng ta thấy được tài năng độc đáo của Nguyễn Du trong việc khắc họa chân dung con người. Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật. Và mặc dù, ở đầu đoạn trích, tác giả giới thiệu Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân nhưng sau đó, nhà thơ lại miêu tả chân dung nhân vật Vân trước, Kiều sau. Đó là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ trong việc tạo ra thủ pháp "đòn bẩy". Điều đó có tác dụng nhấn mạnh và làm nổi bật được vẻ đẹp độc đáo, vượt trội về cả sắc lẫn tài và tình của nhân vật Thúy Kiều. Vì thế, tuy cùng sử dụng nghệ thuật ước lệ tượng trưng khi miêu tả hai nhân vật nhưng chúng ta thấy được mức độ đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Nhà thơ chỉ dùng bốn câu để tả Vân, còn lại dành tận mười hai câu để tả Kiều; tác giả khi tả Vân chỉ tập trung tả nhan sắc nhưng khi tả Kiều thì "sắc đành đòi một, tài đành họa hai". Mặc dù vậy nhưng ở nhân vật nào cũng hiện lên rất sống động, cụ thể, chân thực, mang vẻ đẹp, tính cách, số phận khác nhau.

Như vậy, bằng bút pháp ước lệ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, Nguyễn Du đã khắc họa thành công vẻ đẹp chân dung hai chị em Thúy Kiều, đặc biệt là vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều. Qua đó, chúng ta thấy được cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp, tài năng con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh đầy nhân văn ở Nguyễn Du.



 

Bình luận (1)