Những câu hỏi liên quan
Khởi My
Xem chi tiết
 Sono Koe Kienai Yo
10 tháng 4 2016 lúc 10:13

1. Biểu hiện đa dạng sinh học ở nước ta:
a. Sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao, thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm.
- Đa dạng về hệ sinh thái: 
+ Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
+ Rừng nhiệt đới gió mùa phân thành các kiểu: rừng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thưa khô rụng lá, xavan, rừng ngập mặn...
+ Ngoài ra còn có rừng cận nhiệt và ôn đới trên núi
- Thành phần loài:
+ Thực vật: 14500 loài
+ Thú: 300 loài
+ Chim 830 loài
+ Cá: nước ngọt 550 loài, nước mặn 2000 loài
- Hệ thực vật cây trồng ở Việt Nam cũng khá đa dạng: khoảng 734 laoì cây trồng phổ biến, thuộc 79 họ được gieo trồng trên lãnh thổ Việt Nam.
Cũng là 1 khu vực rất đa dạng về các laoị vật nuôi...
- Việt Nam được công nhận là 1 trong 16 nước trên thế giới có tính đa dạng sinh học cao.
b. Sự đa dạng sinh học đang bị suy giảm
- Đặc biệt là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh
- Suy giảm về thành phần loài:
+ Thú là loài suy giảm cao nhất
+ Thực vật là laoì có số lượng suy giảm nhiều nhất
- Đa dạng sinh học đang bị đe dọa nghiêm trọng với >700 loài được liệt vào Sách đỏ Việt Nam
- Sản lượng cá đánh bắt gần bờ ngày một giảm
Hệ sinh thái nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng

2. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
- Xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn
VÍ DỤ: 2007 có 30 vườn quốc gia, 65 khu bảo tồn
- Ban hành sách đỏ Việt Nam
- Đưa ra các quy định khai thác (....)
- tăng cường trồng rừng
- Nâng cao nhận thức chung của toàn dân về đa dạng sinh học và bảo tồn nó
- Tăng cường hợp tác đa ngành, hợp tác quốc tế trong bảo vệ tính đa dạng sinh học
.....................

Bình luận (0)
Khởi My
10 tháng 4 2016 lúc 9:58

Ai trả lời nhanh mình tick cho

 

Bình luận (0)
Phúc An Bùi Phan
10 tháng 4 2016 lúc 16:49

trên mạng hả bn

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Quốc Đạt
31 tháng 10 2023 lúc 0:08

- Sự cần thiết của việc bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Trong tự nhiên, đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.

+ Trong thực tiễn, đa dạng sinh học cung cấp các sản phẩm sinh học cho con người như: lương thực, thực phẩm, dược liệu,…

→ Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học.

- Các biện pháp thực hiện bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Bảo vệ môi trường sống cho các loài động vật hoang dã.

+ Bảo tồn động vật hoang dã.

+ Trồng cây gây rừng.

+ Xử lí rác thải.

+ Nhân giống các loài cây quý hiếm.

+ Ngoài ra, còn có rất nhiều biện pháp góp phần bảo vệ đa dạng sinh học như: xây dựng các khu bảo tồn sinh vật, xây dựng các chế tài xử lí nghiêm các hành vi phá rừng và săn bắn động vật trái phép, tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ môi trường,…

Bình luận (0)
Vũ Thị Huế
Xem chi tiết
Miko
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
9 tháng 5 2016 lúc 19:50

Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh Quảng Nam nằm trên địa bàn 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, với diện tích rừng và đất rừng hiện nay là hơn 75.000 ha, trong đó diện tích đất có rừng là hơn 62.000 ha chiếm hơn 82% diện tích khu bảo tồn. Vùng rộng lớn tiếp giáp với các Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh Kon Tum và Quảng Nam tạo nên một trong những vùng rừng liên tục và rộng lớn ở Việt Nam. Hơn thế nữa, nó còn là phần quan trọng trong Hành lang đa dạng sinh học kéo dài từ Kon Tum (Ngọc Linh) - Quảng Nam (Sông Thanh, Sao la, Voi, Ngọc Linh) - Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã, Phong Điền) - Quảng Trị (Bắc Hướng Hóa, Đakrông). Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh còn nằm trong vùng chim đặc hữu cao nguyên Kon Tum (khu vực Lò Xo).

Với tiềm năng đa dạng sinh học cao, Sông Thanh được xem là một thành phần quan trọng trong cảnh quan ưu tiên Trung Trường Sơn của vùng sinh thái dãy Trường Sơn. Đây là vùng lõi chủ yếu của vùng cảnh quan có vị trí ưu tiên của quốc gia, khu vực và toàn cầu do giá trị đa dạng sinh học và số lượng cao các loài đặc hữu đã ghi nhận được.

Ông Phan Tuấn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam cho biết: Để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn, Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt quy định về bảo vệ đa dạng sinh học; đồng thời củng cố và bố trí lại kiểm lâm địa bàn để phù hợp với năng lực công tác và yêu cầu nhiệm vụ được giao. Kiểm lâm địa bàn phối hợp với Lâm nghiệp xã tham mưu giúp UBND các xã trong vùng xây dựng và triển khai tốt phương án quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương; tổ chức gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn quản lý.

Không những đẩy mạnh tuyên truyền, lực lượng kiểm lâm Quảng Nam còn tích cực triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý nương rẫy trên địa bàn quản lý; xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng, thành lập các lực lượng chuyên trách, lực lượng quần chúng trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng với 200 người tham gia; tham mưu UBND các xã chọn người để ký hợp đồng trực cảnh báo cháy rừng tại 03 xã trọng điểm TàBhing, Phước Năng, Phước Công trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.

Ông Từ Văn Khánh, Giám đốc Bản Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh cho biết: Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương về bảo tồn đa dạng sinh học rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên thì lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Sông Thanh còn tích cực phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng. Năm 2015, lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản 94 vụ vi phạm, trong đó tạm giữ 76 m3 gỗ xẻ, 14 m3 gỗ tròn, 9 mô tô, 1 cá thể khỉ đuôi dài (đã lập biên bản và thả vào môi trường tự nhiên); ra quyết định xử lý 89 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1,13 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Sông Thanh phối hợp với Đồn Biên phòng Đắc Pring, Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang tổ chức ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong việc phối hợp kiểm tra, truy quét các hoạt động khai thác lâm, khoáng sản trái phép trong lâm phận tại khu vực biên giới.

Để bảo tồn đang dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh một cách bền vững, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh đã tích cực thực hiện việc giao khoán cho 125 nhóm hộ và 231 hộ gia đình với diện tích hơn 41.000 ha, đồng thời cũng đã thực hiện việc hỗ trợ đầu tư phát triển cộng đồng vùng đệm cho 24 cộng đồng thôn. Các chương trình này đã huy động sức mạnh toàn dân vào công tác bảo vệ rừng, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên; đồng thời góp phần thay đổi nhận thức cho người dân trong việc sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu các tác động xấu đối với rừng.

Bình luận (0)
Miko
9 tháng 5 2016 lúc 19:53

các bạn làm ơn viết ngắn gọn một tí nha

Mik tick cho

Bình luận (0)
Kiên NT
Xem chi tiết
ân
13 tháng 4 2016 lúc 19:18

Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh Quảng Nam nằm trên địa bàn 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, với diện tích rừng và đất rừng hiện nay là hơn 75.000 ha, trong đó diện tích đất có rừng là hơn 62.000 ha chiếm hơn 82% diện tích khu bảo tồn. Vùng rộng lớn tiếp giáp với các Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh Kon Tum và Quảng Nam tạo nên một trong những vùng rừng liên tục và rộng lớn ở Việt Nam. Hơn thế nữa, nó còn là phần quan trọng trong Hành lang đa dạng sinh học kéo dài từ Kon Tum (Ngọc Linh) - Quảng Nam (Sông Thanh, Sao la, Voi, Ngọc Linh) - Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã, Phong Điền) - Quảng Trị (Bắc Hướng Hóa, Đakrông). Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh còn nằm trong vùng chim đặc hữu cao nguyên Kon Tum (khu vực Lò Xo).

Với tiềm năng đa dạng sinh học cao, Sông Thanh được xem là một thành phần quan trọng trong cảnh quan ưu tiên Trung Trường Sơn của vùng sinh thái dãy Trường Sơn. Đây là vùng lõi chủ yếu của vùng cảnh quan có vị trí ưu tiên của quốc gia, khu vực và toàn cầu do giá trị đa dạng sinh học và số lượng cao các loài đặc hữu đã ghi nhận được.

Ông Phan Tuấn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam cho biết: Để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong khu bảo tồn, Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các ban, ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt quy định về bảo vệ đa dạng sinh học; đồng thời củng cố và bố trí lại kiểm lâm địa bàn để phù hợp với năng lực công tác và yêu cầu nhiệm vụ được giao. Kiểm lâm địa bàn phối hợp với Lâm nghiệp xã tham mưu giúp UBND các xã trong vùng xây dựng và triển khai tốt phương án quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương; tổ chức gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn quản lý.

Không những đẩy mạnh tuyên truyền, lực lượng kiểm lâm Quảng Nam còn tích cực triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý nương rẫy trên địa bàn quản lý; xây dựng phương án quản lý, bảo vệ rừng, thành lập các lực lượng chuyên trách, lực lượng quần chúng trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng với 200 người tham gia; tham mưu UBND các xã chọn người để ký hợp đồng trực cảnh báo cháy rừng tại 03 xã trọng điểm TàBhing, Phước Năng, Phước Công trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.

Ông Từ Văn Khánh, Giám đốc Bản Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh cho biết: Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương về bảo tồn đa dạng sinh học rừng trong Khu bảo tồn thiên nhiên thì lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Sông Thanh còn tích cực phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng. Năm 2015, lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản 94 vụ vi phạm, trong đó tạm giữ 76 m3 gỗ xẻ, 14 m3 gỗ tròn, 9 mô tô, 1 cá thể khỉ đuôi dài (đã lập biên bản và thả vào môi trường tự nhiên); ra quyết định xử lý 89 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 1,13 tỷ đồng.

Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm Rừng đặc dụng Sông Thanh phối hợp với Đồn Biên phòng Đắc Pring, Đồn Biên phòng cửa khẩu Nam Giang tổ chức ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong việc phối hợp kiểm tra, truy quét các hoạt động khai thác lâm, khoáng sản trái phép trong lâm phận tại khu vực biên giới.

Để bảo tồn đang dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh một cách bền vững, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh đã tích cực thực hiện việc giao khoán cho 125 nhóm hộ và 231 hộ gia đình với diện tích hơn 41.000 ha, đồng thời cũng đã thực hiện việc hỗ trợ đầu tư phát triển cộng đồng vùng đệm cho 24 cộng đồng thôn. Các chương trình này đã huy động sức mạnh toàn dân vào công tác bảo vệ rừng, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên; đồng thời góp phần thay đổi nhận thức cho người dân trong việc sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu các tác động xấu đối với rừng.

Bình luận (0)
Cao Huệ Sang
Xem chi tiết
Âu Dương Linh Nguyệt
7 tháng 3 2017 lúc 20:40

Mỗi năm, hàng ngàn loài động vật hoang dã bị tuyệt chủng.
Những loài vật đã có thời từng lang thang khắp Trái Đất hàng đàn thì
nay đã vĩnh viễn biến khỏi hành tinh của chúng ta với một tốc độ
nhanh khủng khiếp. Các nhà khoa học ước tính rằng tốc độ tuyệt
chủng hiện thời cao hơn 1000 lần so với tốc độ bình thường chỉ bởi
một yếu tố. Điều gì đã gây ra tốc độ tuyệt chủng tăng nhanh đến thế?
Câu trả lời đơn giản nhưng đáng lo ngại là: con người.
Điều không ổn ở đây là gì?
Chúng ta đang tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất
nhanh hơn so với mức có thể tái tạo được chúng. Chúng ta đang hủy
hoại môi trường sống của động vật, thức ăn, nước và không khí của
chúng, và tiêu diệt chính bản thân các loài vật, với một tốc độ không
thể chống lại. Càng nhiều tổ chim bị phát quang đi để xây những tòa
nhà chọc trời, nhiều con sông bị san lấp để làm bãi đỗ xe và nhiều đàn
voi bị tàn sát để làm đồ trang sức rẻ tiền, thì số lượng và tính đa dạng
của động vật càng bị giảm sút.
Ngoài việc tiêu thụ quá nhiều tài nguyên, một xu hướng đáng lo
ngại hơn đang đe dọa động vật hoang dã; đó là nạn buôn bán động
vật hoang dã bất hợp pháp. Nạn buôn lậu các loài động vật hoang dã
và các bộ phận cơ thể chúng trên thị trường chợ đen đang tăng lên.
Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ một số
loài động vật trên cạn điển hình như voi, tê giác và hổ không chỉ đe
dọa những loài động vật đó mà còn đe dọa cả sự yên bình, sức khỏe
và sự thịnh vượng của cư dân sống gần chúng.
Tại sao chúng ta phải quan tâm
Khi toàn bộ một loài vật đi đến tuyệt chủng thì tổn thất gây ra
không chỉ dừng lại ở tổng số con vật bị mất đi. Mặc dù chúng ta có thể
coi thế giới động vật là tách biệt với chúng ta, nhưng cuộc sống của
chúng ta và cuộc sống của chúng lại liên kết chặt chẽ, gắn kết với
nhau bằng cả triệu sợi dây vô hình. Cây cối, động vật, con người và
- 3 -
môi trường cùng nhau cấu thành một cộng đồng sinh học – một hệ
sinh thái – mà trong đó mỗi bộ phận này đều phụ thuộc vào các bộ
phận kia để tồn tại. Khi một bộ phận của cộng đồng đó bị rơi vào tình
trạng mất cân bằng hoặc bị loại bỏ thì toàn bộ hệ sinh thái đó sẽ gánh
chịu hậu quả. Hơn nữa, việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang
dã còn làm suy giảm an ninh của người dân và các nguồn lợi thu được
từ việc kinh doanh hợp pháp.
Mọi người đều có thể giúp sức
Mặc dù con người là mối đe dọa lớn nhất của động vật hoang
dã, nhưng chúng ta cũng là niềm hy vọng duy nhất của chúng. Trên
khắp thế giới, các cá nhân và các nhóm nhỏ cũng như các tổ chức lớn,
các tập đoàn và các chính phủ đang góp phần vào việc đảm bảo một
tương lai an toàn hơn cho các loài động vật hoang dã của chúng ta và
cho cả chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu đối với các sản phẩm được
chế ra từ động vật hoang dã, việc xây dựng và thực thi luật lệ chống
lại nạn buôn bán bất hợp pháp, và tình nguyện đứng trong các tổ
chức bảo tồn động vật hoang dã giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ
tuyệt chủng, những người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật
hoang dã đang chiến đấu với các mối đe dọa tới các động vật hoang
dã theo nhiều cách thức khác nhau.
Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là quá nhỏ
nhoi, mỗi hành động đều có ý nghĩa. Chúng ta không thể phục hồi
các loài đã mất, nhưng còn có nhiều loài nữa đang bên bờ vực tuyệt
diệt; chúng cần sự quan tâm và hành động tức thì của chúng ta. Đừng
tiếp tay cho vấn nạn này mà hãy giải quyết nó: Hãy quan tâm và bảo
vệ động vật hoang dã trên Trái Đất.

Bình luận (1)
Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
Khôi Nguyênx
13 tháng 4 2023 lúc 20:48

TK:

 Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề cần được đưa ra giải quyết hiện nay. Vì vậy mỗii người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác và vệ sinh toàn bộ những thứ do mình thải ra. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định,… Nhiều người có ý thức  đẹp sẽ tạo thành một nét văn hóa đẹp. Chung tay cùng nhau, chúng ta tạo nên một môi trường biển trong – xanh – sạch – đẹp./.

Bình luận (0)
Hoàng Hải Đăng
Xem chi tiết
Phạm Tuấn Kiệt
26 tháng 4 2016 lúc 21:35

Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh nằm trên địa bàn 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, giáp biên giới nước Lào với diện tích vùng lõi trên 93.000ha và hơn 108.000ha vùng đệm. Nơi đây ngoài hệ thực vật phong phú còn có nhiều loài động vật đa dạng, quý hiếm với danh mục gồm 53 loài thú, hàng trăm loài chim, bò sát, loài lưỡng cư... Vì vậy, vấn đề nâng cao ý thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ các loài động vật hoang dã cũng như công tác bảo vệ rừng nói chung là nhiệm vụ cấp bách.

Để tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã, nhân viên của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thường xuyên lồng ghép vào các buổi sinh hoạt cộng đồng làng. Đối với nhiều người dân tại xã Ta Bhing (Nam Giang), điều kiện sống, tập quán canh tác của người dân luôn gắn liền với rừng, vì vậy việc tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn. Cách truyền tải thông tin đơn giản, dễ hiểu; tuyên truyền trực quan bằng các pa nô, tranh ảnh giúp người dân dễ phân biệt và hiểu rõ hơn về hành vi xâm hại rừng, nhất là việc săn bắn các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Anh Bling Thạch (thôn Pà Xua, xã Ta Bhing) cho hay: “Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thường xuyên gửi công văn và cắt cử cán bộ kiểm lâm xuống tận thôn, bản để tuyên truyền nâng cao nhận thức về Luật Quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ các động vật hoang dã quý hiếm trong rừng cũng như công tác phòng cháy chữa cháy. Nhờ đó bà con trong bản được nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ động vật hoang dã sống trong rừng”.

Ngoài việc tổ chức các buổi tuyên truyền định kỳ đến các thôn, xã nằm sát khu bảo tồn, cán bộ, nhân viên của Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh còn thường xuyên phân công lực lượng tham gia cùng người dân tuần tra, kiểm soát những diện tích rừng tự nhiên mà bà con nhận giao khoán bảo vệ. Trong đó, ngoài việc phát hiện, tháo dỡ bẫy động vật rừng, lực lượng kiểm lâm còn lồng ghép trang bị thêm cho người dân kỹ năng phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi săn bắt, vận chuyển động vật hoang dã. Ông Lê Đức Tuấn - Phó Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh nói: “Bên cạnh công tác phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra bảo vệ rừng, đơn vị chúng tôi đã tăng cường công tác tuyên truyền lưu động với khẩu hiệu “Hãy nói không với động vật hoang dã” ở tất cả thôn, bản trong lâm phận đơn vị quản lý. Những lần họp thôn, họp xã đơn vị thường lồng ghép đưa nội dung bảo vệ động vật hoang dã nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Từ đó, người dân cùng phối hợp chặt chẽ với khu bảo tồn bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã”.

Bình luận (0)
vityẻtgiauto112
Xem chi tiết
dương phúc thái
10 tháng 3 2023 lúc 19:04

đa dạng sinh học góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, chắn sóng, chắn gió, điều hòa khí hậu, duy trì sự ổn định của hệ sinh thái.Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên quý giá đối với tự nhiên và con người. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ đa dạng sinh học.      Xây dựng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn, bảo vệ sự tối đa sự hoang dã của khu bảo tồn, vườn quốc gia Giữ gìn vùng triền biển ở trạng thái tự nhiên, bảo vệ tốt rặng san hô và thảm cỏ biển Bảo tồn các khu đất ngập nước, tạo sự thuận lợi phát triển sinh học đồng ruộng

Bình luận (0)