vì sao để đưa vật nặng lên cao người ta thường sử dụng ròng rọc động
dùng ròng rọc cố định đưa vật lên cao có lợi gì ?dùng ròng rọc động đưa vật nặng lên cao có lợi gì?Tìm 2 ví dụ về sử dụng ròng rọc trong đời sống và trong kĩ thuật
– Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi)
– Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).
Ví dụ: Múc nước dưới giếng lên,kéo cờ lên treo ở cột cờ, kéo vật liệu xây dựng lên tầng trong xây dựng.
Người ta phải tác dụng vào đầu dây 1 lực 300N để đưa 1 vật nặng lên cao bằng ròng rọc động và phải kéo dây đi 1 đoạn 10m trong thời gian 1ph, biết hiệu suất của ròng rọc là 90%. Hỏi trọng lượng của vật, độ cao đưa vật lên, công nâng vật lên và công suất của ròng rọc là bao nhiêu?
Vì sử dụng 1 ròng rọc động nên sẽ bị thiệt hai lần về đường đi và đc lợi 2 lần về lực: s=2h ;F=P:2
Độ cao để đưa vật lên là: h=s:2=10:2=5m
Trọng lượng của vật là: P=2.F=2.300=600N
Công có ích của vật là: A1=P.h=600.5=3000J
mà \(\dfrac{A1}{A2}\)=90%=0,9
Công để nâng vật là: A2=A1:0,9=3000:0,9=3333,3J
đổi 1 phút = 60 giây
Công suất của ròng rọc là: P (viết hoa) =\(\dfrac{A2}{t}\)=\(\dfrac{3333.3}{60}\)=55,55W
Bài 6: Để đưa vật có khối lượng 2 yến lên cao, người ta sử dụng ròng rọc cố định. Tính lực cần thiết để đưa vật lên đều (bỏ qua ma sát giữa sợi dây và ròng rọc, bỏ qua khối lượng của ròng rọc).
Bài 7: Người ta dùng một hệ thống gồm 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động (gọi là Palăng) để đưa một vật có khối lượng m = 0,3 tấn lên độ cao 1,5 m. Xác định quãng đường Trường THCS Kiều Phú 2 Giáo viên: Nguyễn Tuấn Việt sợi dây phải đi và độ lớn của lực cần tác dụng lên dây để kéo vật. (Bỏ qua ma sát giữa sợi dây và ròng rọc, bỏ qua khối lượng sợi dây và ròng rọc)
Để đưa 1 vật có m=100kg lên cao 10m người ta sử dụng 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động ghép thành 1 ba lăng .Biết lực cản có độ lớn là 40N và mỗi ròng rọc có m=2kga)Tính A thực hiện để kéo vật lênb)Tính H của hệ thống ròng rọc đó
a/ \(A_i=P.h=100.10.10=10^4\left(J\right)\)
\(A_{can}=10.m_{rr}.h=10.\left(2+2\right).10=400\left(J\right)\)
\(\Rightarrow A_{tp}=A_i+A_{can}=10^4+400=...\left(J\right)\)
b/ \(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}=\dfrac{10^4}{10^4+400}=...\%\)
cho biết sử dụng ròng rọc động để nâng 1 vật từ dưới lên cao thì ta được bao nhiêu lợi về lực?vì sao?
Sử dụng ròng rọc động nâng một vật lên cao thì ta được lợi 2 lần về lực nhưng lại thiệt 2 lần về đường đi.
Bởi vì:
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta được lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiết bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại
Dùng ròng rọc động được lợi như thế nào? Người ta dùng ròng rọc động để đưa một vật có khối lượng 100kg lên cao và phải kéo dây một đoạn 4m trong 10 phút
a, Tính lực tác dụng và độ cao của vật đưa lên?
b, Tính công thực hiện để đưa vật lên
c, Tính công suất đưa vật lên
(Nếu được mong các bn có thể ghi tóm tắt ạ). Mình cảm ơn nhiều
Dùng ròng rọc động được lợi là 2 lần về lực
a) Lực tác dụng
`F =P/2=(10m)/2 =5*100=500(N)`
Độ cao đưa vật lên
`h=s/2=4/2=2(m)`
b) công thực hiện
`A=Ph=10m*2 = 20*1000=20000(J)`
c) đổi 10p=600s
Công suất
`P_(hoa) =A/t=20000/600=1000/3(W)`
Vì palang gồm:
1 ròng rọc cố định giúp thay đổi hướng của lực kéo
1 ròng rọc động lợi 2 lần về lực và thiệt 2 lần về đường đi
\(F=\dfrac{P}{2}=\dfrac{200}{2}=100\left(N\right)\\ s=2h\rightarrow h=\dfrac{s}{2}=\dfrac{16}{2}=8\left(m\right)\)
Công sinh ra là:
\(A=F.s=100.16=1600\left(J\right)\)
Câu 2:Nêu tác dụng của ròng rọc động khi đưa một vật nặng lên cao? Tìm một ví dụ thực tế về sử dụng ròng rọc ? Câu 3: a) Sử dụng ròng rọc động có gì lợi hơn so với ròng rọc cố định ? b)Một người thợ xây dựng có sức kéo tối đa là 500 N .Hỏi anh ấy sử dụng ròng rọc động hay ròng rọc cố định thì đưa bao xi măng nặng 50 kg lên cao dễ dàng hơn? Câu 4: a)Nêu các máy cơ đơn giản thường gặp?Cho ví dụ từng loại máy?Công dụng máy cơ đơn giản? b)Để kéo 1 thùng bê tông lên cao để đổ trần nhà người ta thường dùng loại máy cơ đơn giản nào? Câu 5: a)Thế nào là sự bay hơi,sự ngưng tụ? b)Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí của một chất gọi là gì? c)Nêu 2 đặc điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ ? d)Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? e)Sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi tăng hay giảm nhiệt độ? Câu 6:Tại sao? Khi vào mùa xuân thời tiết trời ẩm ướt (còn gọi là nồm ) tại sao chúng ta càng mở cửa ,nền nhà càng ướt? Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng ?Tại sao khi mặt trời mọc thì sương mù lại tan?
câu 1
– Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp (không cho ta lợi về lực và cũng không cho ta lợi về đường đi)
– Ròng rọc động giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật (lợi về lực nhưng lại thiệt về đường đi).
Ví dụ: Múc nước dưới giếng lên,kéo cờ lên treo ở cột cờ, kéo vật liệu xây dựng lên tầng trong xây dựng.
Để nâng 1 vật nặng 60kg lên cao bằng ròng rọc động , đoạn dây cần phải kéo là 14m
a) tính trọng lượng của vật
b) tính độ lớn lực kéo và dộ cao nâng vật lên khi dùng ròng rọc động
c) tính công suất của người khi sử dụng ròng rọc động , biết thời gian kéo vật lên là 1,5 phút
mn giúp em vs ạ e muốn cs lời giải chi tiết ( e cảm ơn ạ )
Tóm tắt:
\(m=60kg\\ s=14m\\ t_c=1,5min\\ =90s\\ ------------\\ a)P=?N\\ b)F=?N\\ h=?m\\ c)P\left(hoa\right)=?W\)
Giải:
a) Trọng lượng của vật: \(P=10.m\\ =60.10=600\left(N\right)\)
b) Độ lớn lực kéo: \(F=\dfrac{P}{2}\\ =\dfrac{600}{2}=300\left(N\right)\)
Độ cao nâng vật lên: \(h=\dfrac{s}{2}\\ =\dfrac{14}{2}=7\left(m\right)\)
c) Công của người đó: \(A=F.s\\ =300.14=4200\left(J\right)\)
Công suất của người khi sử dụng ròng rọc động: \(P\left(hoa\right)=\dfrac{A}{t}\\ =\dfrac{4200}{90}\approx46,7\left(W\right).\)