giải thích cơ chế NST xác định giới tính và tỉ lệ đực : cái ở mỗi loài là 1:1
giải thích cơ chế NST xác định giới tính và tỉ lệ đực : cái ở mỗi loài là 1:1
- Giữa NST thường và NST giới tính có sự khác nhau:
Đặc điểm so sánh | NST thường | NST giới tính |
Số lượng | Số lượng nhiều hơn và giống nhau ở cá thể đực và cái. | Chỉ có 1 cặp và khác nhau ở cá thể đực và cái. |
Đặc điểm | Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng. | Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tường đồng (XY). |
Chức năng | Mang gen qui định tính trạng thường của cơ thể. | Mang gen qui định tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính. |
- Đặc điểm:
+ Có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội, khác nhau giữa giống đực và giống cái:
Giới đực: XY, giới cái: XX (đa số các loài động vật).
Ở một số loài như châu chấu, bướm: giới đực (XX), giới cái (XY).
+ Tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY).
- Chức năng: mang gen quy định tính trạng giới tính và gen không quy định tính trạng thường.
Câu 8. Trình bày kết quả, ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 9. Giải thích cơ chế NST xác định giới tính và tỉ lệ đực: cái ở mỗi loài là 1:1.
Tham khảo
8. Ý nghĩa của nguyên phân :
– Góp phần duy trì bộ NST 2n qua các thế hệ tế bào
– Giúp tăng số lượng tế bào trong cơ thể giúp cơ thể lớn lên , bù đắp tế bào tổn thương
– Là có chế sinh sản ở những loài sinh sản dinh dưỡng
* Kết quả :
Từ 1 tế bào mẹ qua quá trình nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ 2n NST
Giảm phân
– Giảm phân :
+ Cùng với nguyên phân và thụ tinh duy trì bộ NST 2n của tế bào qua các thế hệ cơ thể
+ Trao đổi chéo của NST ở GPI giúp tạo nên sự đa dạng về vật chất di truyền cho loài
– Kết quả : Từ 1 tế bào có bộ NST 2n qua quá trình giảm phân tạo ra 4 tế bào con có n NST
Tham khảo
Câu 8. Ý nghĩa của nguyên phân :
– Góp phần duy trì bộ NST 2n qua các thế hệ tế bào
– Giúp tăng số lượng tế bào trong cơ thể giúp cơ thể lớn lên , bù đắp tế bào tổn thương
– Là có chế sinh sản ở những loài sinh sản dinh dưỡng
* Kết quả :
Từ 1 tế bào mẹ qua quá trình nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ 2n NST
Giảm phân
– Giảm phân :
+ Cùng với nguyên phân và thụ tinh duy trì bộ NST 2n của tế bào qua các thế hệ cơ thể
+ Trao đổi chéo của NST ở GPI giúp tạo nên sự đa dạng về vật chất di truyền cho loài
– Kết quả : Từ 1 tế bào có bộ NST 2n qua quá trình giảm phân tạo ra 4 tế bào con có n NST
Hãy giải thich và lập sơ đồ lai minh họa cơ chế xác định giới tinh ở những loài mà cặp NST giới tính ở giống cái là XX và ở giới tính đực XY.
P: XX * XY
GP; X X,Y
F1: 1XX:1XY
KH: 1cái:1đực
- Con cái có cặp NST giới tính là XX
- Con đực có cặp NST giới tính là XY
+ Khi giảm phân hình thành giao tử, con cái cho 1 loại giao tử (trứng) X, con đực cho 2 loại giao tử (tinh trùng) X và Y mỗi loại chiếm tỉ lệ 50%
+ Khi thụ tinh, có sự tổ hợp tự do ngẫu nhiên giữa tinh trùng và trứng hình thành 2 loại tổ hợp XX (con cái) và XY (con đực) với tỉ lệ 1 : 1
- Sơ đồ minh họa:
P: XX (mẹ) x XY (bố)
Gp: X X, Y
F1: 1 XX : 1XY
(1 đực : 1 cái)
Cơ chế nst xác định giới tính ở người được thực hiện ntn? Tại sao cấu trúc dân số, tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ là 1:1? Tại sao người ta có thể đều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi ? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.
Cơ chế chỉ cho một loại giao tử, ví dụ như nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X, thuộc giới đồng giao tử. Cơ chế cho hai loại giao tử, ví dụ như nam giới cho hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y), thuộc giới dị giao tử.
Tỉ lệ con trai : con gái là xấp xỉ 1:1 nghiệm đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
Tuy vậy, những người nghiên cứu trên người cho biết tỉ lệ con trai : con gái trong giai đoạn bào thai là 114 : 100. Tỉ lệ đó là 105 : 100 vào lúc lọt lòng và 101 : 100 vào lúc 10 tuổi. Đến tuổi già thì số cụ bà nhiều hơn số cụ ông.
Trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam, nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1 : 1.
Người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực: cái ở vật nuôi vì quá trình hình thành giới tình không chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà con phụ thuộc vào môi trường
Điều này giúp phù hợp mực đích, nhu cầu của giới đực - giới cái trong sản xuất, tăng năng suất trong chăn nuôi.
ở một loài động vật cá thể đực có NST giới tính XX, cá thể cái có NST giới tính XY. quá trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử có tổng số NST đơn là 720. trong đó 1/12 là NST giới tính, số NST X gấp 2 lần số NST Y. Xác định số cá thể đực và cá thể cái dc tạo thành tử nhóm hợp tử trên, biết tỉ số hợp tử XX phát triển thành cơ thể là 7/10. tỉ lệ hợp tử XY phát triển thành cơ thể là 40%.
------ cần câu trả lời nhanh nhất :D
- Số NST giới tính là: 720 : 12 = 60 (NST)
- Số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần nhiễm sắc thể Y, suy ra:
Số NST Y là: 60 / 3 = 20Số NST X là: 20 * 2 = 40.=> Số hợp tử XY là 20, số hợp tử XX là 10.
- Số cá thể đực (XX) được phát triển từ hợp tử là: 10 * 7/10 = 7
- Số cá thể cái (XY) được phát triển từ hợp tử là: 20 * 40% = 8
Trong mỗi hợp tử có 2 nst giới tính
=> 2nst ứng vs 1/12 => 2n= 24
=> Số hợp tử đc tạo ra là 720/24= 30 hợp tử chứa 60 nst giới tính ( cả X và Y)
Số nst X gấp 2 lần Y=> có 40 nst X 20 nst Y
=> số hợp tử XY là 20. số hợp tử XX là 30-20= 10
=> số cá thể đực là 20*40%= 8 cơ thể
số cá thể cái là 10*7/10= 7 cá thể
ở nhưng loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1:1 ?
sao lại chọn2 ý :
-Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương
-Xác suất thụ tinh của hai loại giao tử đực( mang NST X và NST Y) với giao tử cái tương đương
tại sao vậy, có ai hiểu giải thích nhanh giúp em được không ạ , em ko hiểu.
số lượng gtu đực X=Y thì thụ tinh sẽ kết hợp vs gtu cái X tạo ra hợp tử vs tỉ lệ XX xấp xỉ XY~1:1
xác suất thụ tinh của hai loại gtu .đực X và Y với gtu cái X bằng nhau nghĩa là
khả năng mà gtu .đực X kết hợp vs gtu cái X tạo ra htu XX
và khả năng mà gtu .đực Y kết hợp với gtu cái X tạo ra htu XY
LÀ NHƯ NHAU
tức XX .đc tạo ra = XY tạo ra
Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đảm bảo tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1?
a) Số giao tử đực bằng số giao tử cái.
b) Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương.
c) Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài vốn đã bằng nhau.
d) a) Xác suất thụ tinh của hai loại giao tử đực mang (NST X và NST Y) với giao tử cái tương đương.
Ở 1 loài côn trùng, con đực: XY, con cái: XX. Khi cho P thuần chủng con đực cánh đen lai với con cái cánh đốm thu được F1 toàn cánh đen. Cho F1 giao phối với nhau, F2 có tỉ lệ 3 cánh đen : 1 cánh đốm trong đó cánh đốm toàn là con cái. Biết rằng tính trạng do 1 gen qui định, gen A qui định cánh đen trội hoàn toàn so với gen a qui định cánh đốm. Giải thích nào sau đây đúng?
(1) Gen qui định màu sắc cánh nằm trên NST giới tính.
(2) Kiểu gen của con cái P là XaXa.
(3) Kiểu gen của con đực F1 là XaY.
(4) Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 1 : 1 : 1 : 1
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (4)
C. (1), (3), (4)
D. (2), (3), (4)
Đáp án : B
Ta có : A đen >> a đốm
Tỉ lệ phân li kiểu hình không đều ở hai giới => gen nằm trên NST giới tính
Ta có kiểu gen ruồi cái đốm F2 là XaXa.
=> Xa Xa = X a × X a
=> Ruồi giấm cái nhận X a từ cả bố lẫn mẹ
=> Bố mẹ có kiểu gen XA Xa × Xa YA
=> Gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y
=> 1, 2 , đúng; 3 sai
Xét XA Xa × Xa YA => XA Xa : Xa Xa : XA Y : Xa Ya
=> 4 đúng
Ở 1 loài côn trùng, con đực: XY, con cái: XX. Khi cho P thuần chủng con đực cánh đen lai với con cái cánh đốm thu được F1 toàn cánh đen. Cho F1 giao phối với nhau, F2 có tỉ lệ 3 cánh đen : 1 cánh đốm trong đó cánh đốm toàn là con cái. Biết rằng tính trạng do 1 gen qui định, gen A qui định cánh đen trội hoàn toàn so với gen a qui định cánh đốm. Giải thích nào sau đây đúng?
(1) Gen qui định màu sắc cánh nằm trên NST giới tính.
(2) Kiểu gen của con cái P là X aX a
(3) Kiểu gen của con đực F1 là X aY.
(4) Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 1 : 1 : 1 : 1.
A. (1), (2), (3)
B. (1), (2), (4)
C. (1), (3), (4)
D. (2), (3), (4)
Đáp án: B
Ta có: A đen >> a đốm
Tỉ lệ phân li kiểu hình không đều ở hai giới
=> gen nằm trên NST giới tính
Ta có kiểu gen ruồi cái đốm F2 là X aX a.
=> Xa Xa = X a × X a
=> Ruồi giấm cái nhận X a từ cả bố lẫn mẹ
=> Bố mẹ có kiểu gen XA Xa × Xa YA
=> Gen nằm trên vùng tương đồng của X và Y
=> 1, 2 đúng; 3 sai
Xét XA Xa × Xa YA
=> XA Xa : Xa Xa : XA Y : Xa Ya
=> 4 đúng