Hãy nêu những vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu hiện nay ? VD : môi trường , .. .
Có ý kiến cho rằng chỉ có các nước lớn như Anh , Pháp , Mỹ mới có thể giải quyết được những vấn đề trên . theo em , đúng hay sai ? vì sao ?
Hiện nay nhiều nước trên thế giới vẫn có khát vọng chạy đua vũ trang, tranh chấp nước khác. Hãy nêu ý kiến của em về vấn đề này, chỉ ra những hậu quả cụ thể của nó?
Tham khảo:
Điều này là 1 hành động sai trái
Điều này có thể gây ra 1 hậu quả rất là lớn như: nhiễm phóng xạ của nguyên tử , phá hủy nhiều quốc gia và thành phố và cũng có thể hủy diệt cả thế giới
Hiện nay dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát mạnh ở 1 số quốc gia. Thế giới đang phải đối đầu với những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu mà không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự giải quyết được, theo em để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu thì việc xây dựng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia dân tộc có ý nghĩa như thế nào ?
Hộ mình với mai mình thi rồi.
Hãy tìm hiểu một số vấn đề trên thế giới hiện nay cần đến những nỗ lực toàn cầu và chỉ ra những lí do đẫn đến sự thành công hay chưa thành công trong việc giải quyết những vấn đề ấy.
- Vấn đề cần đến những nỗ lực toàn cầu: bảo vệ động vật quý hiếm, Nạn đói, Bình đẳng giới, Dịch bệnh, Mất cân bằng sinh thái, ....
- Lí do dẫn đến thành công trong việc giải quyết
+ Tuyên truyền rộng rãi trên toàn thế giới
+ Những biện pháp khắc phục hiệu quả
....
- Lí do dẫn đến sự thất bại
+ Thiếu sự đồng thuận của mọi người
+ Cách giải quyết chưa được triệt để
những vấn đề bức xúc mang tính toàn toàn cầu là gì? Vì sao những vấn đề này đòi hỏi phải có sự hợp tác quốc tế mới có thể giải quyết được?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở bên dưới:
Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay được coi như là một sự thực và là một hiện tượng toàn cầu, có những ảnh hưởng đáng kể tới cuộc sống của con người. Vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ khi con người biết săn bắt, hái lượm, biết làm chủ thiên nhiên và dần dần biết cách chế ngự, thay đổi thiên nhiên. Sự thay đổi, chế ngự thiên nhiên mang lại lợi ích thiết thực cho nhu cầu phát triển của con người. Tuy nhiên khi đạt đến trình một mức độ nào đó vượt ngưỡng giới hạn của các sinh vật, của thiên nhiên sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ. Và một trong những biến đổi nguy hiểm nhất đặt ra của hiện tượng ô nhiễm môi trường đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
( Nguồn, internet)
Câu 1 (0,5 điểm ): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên
Câu 3 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu văn sau:
“ Ô nhiễm môi trường sống tồn tại dưới dạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm phóng xạ.”
Câu 4 (1 điểm: Bài học mà em rút ra cho bản thân qua đoạn trích
Câu 10: Những vấn đề mang tính toàn cầu chỉ có thể giải quyết được khi A. mỗi người dân đều ý thức được việc đó. ý B. khoa học hiện đại. C. có sự hợp tác quốc tế. D. mỗi đất nước làm tốt việc
Câu 6 (trang 88, SGK Ngữ văn 10, tập 2)
Đề bài: Hãy tìm hiểu một số vấn đề trên thế giới hiện nay cần đến những nỗ lực toàn cầu và chỉ ra những lí do dẫn đến sự thành công hay chưa thành công trong việc giải quyết những vấn đề ấy.
- Vấn đề đang được quan tâm trên thế giới hiện nay và cần đến những nỗ lực toàn cầu là vấn đề về rác thải nhựa.
+ Rác thải nhựa là một phần “mắt xích” tạo nên sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Chất thải nhựa hiện nay chủ yếu nằm trong chất thải rắn (CTR). Việc quản lý chất thải nhựa không tách khỏi việc quản lý CTR và có thể thấy là chất thải nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay.
+ Mỗi năm, có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường - nặng tương đương trọng lượng của toàn bộ dân số địa cầu và hơn một nửa số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần. Chất thải nhựa khi không được tái chế hoặc xử lý một cách có kiểm soát, sẽ tạo ra phát thải khí nhà kính khi tiếp xúc với bức xạ mặt trời cả trong không khí và nước.
+ Việt Nam hiện đang đứng thứ 17 trong 109 quốc gia về lượng phát thải nhựa phát sinh hàng năm. Hoạt động xử lý CTRSH ở nước ta hiện nay là đem đi chôn lấp, việc tái chế, tái sử dụng chiếm tỉ lệ rất nhỏ và phụ thuộc phần lớn vào việc nhặt phế liệu có thể tái chế của hệ thống thu gom phế liệu không chính thức.
- Về vấn đề suy giảm rác thải nhựa hiện nay vẫn chưa thật sự được giải quyết triệt để, sự nỗ lực toàn cầu chưa được áp dụng triệt để trong việc này, trên thế giới vẫn còn nhiều người dân chưa ý thức rõ về sự nguy hại của rác thải nhựa và chưa có sự đồng lòng toàn cầu hợp sức giải quyết vấn đề.
1.Theo em,hiện nay trong xã hội chúng ta có những vấn đề nào đang được coi là bức thiết,nóng hổi,được toàn xã hội quan tâm?Em quan tâm nhất tới vấn đề nào?Tại sao?Em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ ủa em về vấn đề đó.
Theo các chuyên gia môi trường, vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên thế giới hiện nay không chỉ xảy ra ở đới ôn hòa mà còn có trên đới nóng, đới lạnh, tức là bao trùm khắp các châu lục. Theo báo cáo ô nhiễm môi trường nước của UNEP, có tới 60% dòng sông của châu Á – Âu – Phi bị ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ. Báo động ô nhiễm môi trường nước - Ảnh 1 Còn tại Việt Nam, tình trạng ô nhiễm môi trường nước không chỉ xảy ra ở nông thôn, mà ô nhiễm môi trường nước ở TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng. Ở đó, nước thải sinh hoạt trực tiếp xả ra sông, hồ, kênh, mương. Rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, nhiều bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng lớn chất thải rắn trong TP không được thu gom triệt để... Tình trạng ô nhiễm nước mặt ở nông thôn, khu vực sản xuất nông nghiệp không ngừng gia tăng. 76% số dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Nhất là việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe... Câu 1 : xác định PTBĐ chính của đoạn trích Câu 2: nội dung chính của đoạn trích Câu 3: thông điệp của đoạn trích