Thảo Phạm
Ai về xứ Bắc ta đi với Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang Vẫn nghe trong máu hồn xa xứ Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương. Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên Chinh Nam say bước quá xa miền Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm Muốn trở về quê, mơ cảnh tiên. 1.nhâ...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Pink Pig
Xem chi tiết
Lý Thị Thảo My
Xem chi tiết
Nguyen
31 tháng 5 2019 lúc 5:41

Ông Nam kể: Ba tôi sinh năm 1914 trong một gia đình công chức nghèo tại vùng đất Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa, nay thuộc tỉnh Bình Dương. Hơn 20 tuổi, ông đậu tú tài loại ưu ở Trường Petrus Ký và được nhận vào làm việc ở văn phòng Sở Hỏa xa Sài Gòn. Năm 1940, thực dân Pháp khánh thành tuyến xe lửa xuyên Việt đầu tiên. Từ đó, người ta có thể đi từ Hà Nội đến Sài Gòn với chiều dài hơn 1.700 km bởi tuyến đường duy nhất chỉ mất chưa đến 39 giờ trên những chuyến tàu tối tân với những toa tàu được thiết kế nửa gỗ, nửa kim loại và được kéo bằng những đầu tàu hơi nước. Tuyến xe đưa vào sử dụng chủ yếu để vận chuyển lực lượng và hàng hóa phục vụ cho công cuộc khai phá xứ An Nam của người Pháp nên với mỗi người dân nô lệ, việc được đặt chân lên các toa tàu để vào Nam hay ra Bắc chỉ là niềm mơ ước.

Nhân sự kiện quan trọng thông tuyến đường sắt Bắc - Nam, Sở Hỏa xa Sài Gòn được nhà nước bảo hộ ưu tiên một số vé cho nhân viên đi tham quan Hà Nội bằng xe lửa. Do số lượng ghế ngồi hạn chế nên sở phải tổ chức bốc thăm, người nào bốc trúng vé mới được đi. Huỳnh Văn Nghệ may mắn là người duy nhất của Văn phòng Sở Hỏa xa bốc trúng vé đi tham quan. Vậy là niềm háo hức bấy lâu của một người con phương Nam luôn đau đáu muốn được về thăm đất Bắc sắp thành hiện thực. Nhưng khi Huỳnh Văn Nghệ hăm hở chuẩn bị cho chuyến đi bao nhiêu thì người bạn cùng phòng càng buồn nhớ quê hương bấy nhiêu. Hiểu được tâm trạng và nỗi lòng mong mỏi muốn trở lại cố hương của bạn, hai ngày trước khi lên đường, ông Nghệ quyết định nhường lại suất vé về Bắc cho người bạn tâm giao. Buổi chiều tà luyến lưu tiễn bạn, khi đoàn tàu dần khuất bóng cuối sân ga Sài Gòn, một cảm xúc man mác buồn cứ ngập tràn tâm trí người ở lại và hình ảnh về một chốn kinh kỳ đô hội, hình ảnh Tháp Rùa nghiêng bóng nước hồ Gươm, hình ảnh những chùm vải chín mọng lúc lỉu trên cành và những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm... qua những câu chuyện kể của người bạn cứ thế ùa về. Và rồi, Huỳnh Văn Nghệ đã phóng bút viết nên những câu được nhiều người ví là “thần thi”:

Ai về Bắc, ta đi với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng

Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng

Mà ta con cháu mấy đời hoang

Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ

Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương!

Vẫn nghe tiếng hát trời quan họ

Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn

Vẫn nhớ, vẫn thương mùa vải đỏ

Mỗi lần man mác hương sầu riêng...

Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên

Chinh Nam say bước quá xa miền,

Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm!

Muốn trở về quê, mơ cánh tiên.

Ai đi về Bắc xin thăm hỏi

Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa

Hoàn Kiếm hồn xưa Linh Quy hỡi

Bao giờ mang kiếm trả dân ta?

(Ga Sài Gòn, 1940)

“Theo các tác giả Nguyễn Tý, Huy Thông, Trần Xuân Tuyết và nhiều tài liệu đã trích dẫn khác, Nhớ Bắc được sáng tác tại Chiến khu Đ (Thủ Dầu Một - Biên Hòa) năm 1946, lúc ba tôi làm chỉ huy chiến khu ở đấy. Nhưng qua câu chuyện kể của ba lúc sinh thời và bài viết của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đăng trên Báo Hà Nội Mới gần đây càng khẳng định xuất xứ của bài thơ tại sân ga Sài Gòn năm 1940 là đúng” - ông Huỳnh Văn Nam giải thích. Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ là con trai của nhà thơ Huy Cận, con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu, cho biết sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu có kể lại rằng ông đã nhận được bài thơ Nhớ Bắc của Huỳnh Văn Nghệ từ những năm đầu kháng chiến. Trong buổi khai mạc Tuần lễ Văn hóa ủng hộ chiến sĩ Nam Bộ do Đoàn Văn nghệ Bắc Bộ tổ chức tại Nhà hát Lớn tối 10-10-1945, Xuân Diệu đã đưa những vần thơ da diết toát lên từ gan ruột của một người mà ông chưa từng gặp vào bài diễn thuyết của mình. Bài diễn thuyết này được Nghiệp đoàn Xuất bản Bắc Bộ in thành sách tại Nhà in Xuân Thu chỉ một ngày sau đó với nhan đề “Miền Nam nước Việt và người Việt miền Nam”. Cuốn sách này cùng với bài thơ của Huỳnh Văn Nghệ trở thành tài liệu gối đầu giường của các chiến sĩ Nam tiến. “Nghìn năm” đã hay, “trời Nam” vẫn “đắt”!

Bài thơ in trong cuốn sách nói trên có một số từ đã được sửa so với nguyên tác. Và theo tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, người chỉnh sửa là nhà thơ tình tài hoa Xuân Diệu.

Câu thơ nguyên tác: “Từ độ mang gươm đi mở cõi/ Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” nhưng trong các ấn phẩm sau này đều viết: “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long...”. Và, sau khi phát hành không lâu, câu thơ này tựa hồ một câu ca dao đã thẩm thấu như một lẽ tự nhiên vào huyết quản người dân đất Việt.
“Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” - đó là tâm hồn, tư tưởng của người Việt tự ngàn đời hướng về gốc gác giống nòi...
Ông Nam cho biết thêm: Sinh thời, cụ Huỳnh có kể chuyện về nhiều chiến sĩ miền Bắc vào Nam ngày ấy đã tìm gặp ông đưa bài thơ đã được chỉnh sửa cho tác giả xem và ông có giải thích về câu thơ nguyên tác. Vấn đề này, ông Nam cũng đã được chứng kiến trong những năm theo ba tập kết ra Bắc vào cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, gia đình ông sinh sống tại nhà số 10 Lý Nam Đế, gần trụ sở Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Một lần, một nhà văn ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội đến gặp cụ Huỳnh trao đổi, xin được đăng bài thơ Nhớ Bắc trên tạp chí này theo bản thảo mà nhà thơ Xuân Diệu đã chỉnh sửa và ông cụ đã đồng ý cho đăng. Chính vì thế, câu thơ dị bản càng ăn sâu vào tâm trí bạn đọc. Theo tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, “nghìn năm” so với “Trời Nam” thực là “kẻ tám lạng, người nửa cân”. “Nghìn năm” đã có cuộc sống riêng của nó dẫu rằng “Trời Nam” cũng rất “đắt”. Có thể khẳng định rằng “Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long” vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của bao người. “Nghìn năm” tồn tại một cách đàng hoàng, vững chắc là bởi tính tượng trưng, độ mở của nó cả về thời gian lẫn không gian. Với “Trời Nam”, người đọc có thể hiểu rằng từ khi Nguyễn Hoàng Nam tiến cho đến bây giờ, hậu duệ của ông không lúc nào nguôi nhớ kinh đô đất Tổ, còn với “nghìn năm” thì không chỉ cho đến hôm nay mà hàng nghìn, hàng vạn năm sau mãi mãi nhớ về nguồn cội, như một lời thề sắt son của con Lạc cháu Hồng. Hơn thế nữa, “Trời Nam”, dù muốn hay không thì khái niệm những người con xa quê cũng bị bó hẹp trong một vùng đất, một không gian nhất định. Trong khi đó, “nghìn năm” mở rộng phạm trù xa xứ đến vô cùng đối với tất cả những ai mang trong mình dòng máu Lạc - Hồng dù ở chân trời hay góc bể. Tuy nhiên, theo ông Nam, sinh thời cụ Huỳnh chia sẻ: Từ “Trời Nam” dùng ở đây ý nghĩa rộng hơn. “Trời Nam” không phải là sự bó hẹp về không gian mà là một sự khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của người Nam đã được “thiên định” như ông cha ta từng khẳng định trong Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo hay Nam quốc sơn hà. “Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” - đó là tâm hồn, tư tưởng của người Việt tự ngàn đời hướng về gốc gác giống nòi... Hồn thơ thức tỉnh những mơ hồ về Tổ quốc. Đó là một khẳng định lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Thăng Long còn đó, sông núi còn đây. Một Việt Nam ngàn đời bền vững. Tình cảm ấy vô cùng cao đẹp. Ấy là tình Bắc - Nam ruột rà để non nước Việt trường tồn... Tố chất Huỳnh Văn Nghệ đặc trưng Nam Bộ, gân guốc, ngang tàng, phóng khoáng nhưng thẳm sâu văn hóa, nặng ân tình là vậy.
Bình luận (0)
Ara T-
Xem chi tiết
Kuroba Kaito
9 tháng 11 2017 lúc 18:50

Đặt bài thơ vào bối cảnh những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa hết sức to lớn của nó.

Nền độc lập dân tộc mà đồng bào ta vừa giành được đang ngàn cân treo sợi tóc. Hai mươi vạn quân Tưởng đã tràn vào miền Bắc. Ở miền Nam, với âm mưu tách Nam Kỳ khỏi Việt Nam, thực dân Pháp đã thành lập nhà nước Nam Kỳ tự trị do địa chủ Nguyễn Văn Thinh đứng đầu.

Để chống lại âm mưu của kẻ thù, ngày 6-3-1946, Hồ Chủ tịch đã ký Hiệp định sơ bộ, đồng ý cho Pháp đưa quân viễn chinh ra miền Bắc. Với quyết định táo bạo này, chúng ta đã đuổi được quân Tưởng ra khỏi bờ cõi.

Cùng thời gian ấy, với tư cách làm thượng khách, Bác cũng chuẩn bị sang Pháp để đấu tranh ngoại giao bảo vệ nước Việt Nam mới khai sinh. Trước lúc lên đường, Người đã họp báo và khẳng định: "Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi". Khi đến Pháp, Bác lại đanh thép tuyên bố: "Nam Bộ là miếng đất của Việt Nam. Đó là thịt của thịt chúng tôi, máu của máu chúng tôi. Sự đòi hỏi đó dựa trên những nguyên nhân về chủng tộc, lịch sử và văn hóa. Trước khi Corse trở nên đất Pháp thì Nam Bộ đã là đất Việt Nam rồi".

Những lời tuyên bố cháy bỏng của Hồ Chủ tịch đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong trái tim mỗi người dân đất Việt.

Từ chiến khu Đ (Tây Ninh), Huỳnh Văn Nghệ đã sáng tác bài thơ bất hủ này. Mở đầu bài thơ là câu lục ngôn:

"Ai về Bắc ta đi với"

Câu thơ ngắt nhịp 3/3, có giọng điệu rắn rỏi, thể hiện sự lựa chọn dứt khoát của đồng bào Nam Bộ là hướng về Bắc. Hướng về cội nguồn dân tộc chứ nhất định không theo Pháp, dù chúng có giở thủ đoạn nào đi chăng nữa. Bởi với người Việt Nam, dù sống ở đâu cũng đều là con cháu Lạc Hồng.

Phát tích từ vùng đất tổ Hùng Vương, người Việt từ đời này qua đời khác đã bền bỉ Nam tiến để mở cõi biên thùy. Trong sâu thẳm tâm hồn những người tiên phong ấy, hình ảnh "đế đô muôn đời" (Lý Công Uẩn) luôn là khoảng trời chứa chan niềm nhung nhớ:

"Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long"

Trong suốt bài thơ, từ "nhớ" được lặp lại năm lần. Và nó đặc biệt xúc động khi kết hợp với từ "thương" để thành: "nhớ thương", "thương nhớ". Thủ pháp nghệ thuật này đã tạo nên những đợt sóng tình cảm càng lúc càng dâng lên mãnh liệt trong tâm hồn bạn đọc.

Ở khổ thơ thứ ba có một kết cấu khá đặc biệt. Câu thứ nhất nhớ về Bắc: "Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ", câu thứ hai hướng về Nam: "Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn", câu thứ ba lại nhớ về Bắc: "Vẫn nhớ, vẫn thương mùa vải đỏ", câu cuối cùng lại hướng về Nam: "Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng".

Lối kết cấu xen kẽ hai hình như vậy tạo nên sự gắn bó keo sơn, không thể chia lìa giữa hai miền Nam - Bắc. Ba từ "vẫn nghe", "vẫn nhớ", "vẫn thương" là lời khẳng định tấm lòng thủy chung son sắt của đồng bào Nam Bộ với "non nước rồng tiên" của mình.

Ở phần kết tác phẩm, Huỳnh Văn Nghệ thể hiện đầy cảm động niềm tự hào của người dân Nam Bộ về "sứ mạng ngàn thu" gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, trong khi luôn canh cánh bên lòng niềm hoài hương khắc khoải:

"Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê mơ cảnh tiên"

"Kinh đô" đó là Thăng Long ngàn năm yêu dấu, là nơi hội tụ của hồn thiêng dân tộc, là niềm tự hào của mọi người dân trên đất nước Việt Nam này. Nhớ kinh đô là nhớ quê hương, là sự thể hiện sâu sắc nỗi lòng với Tổ quốc của người dân Nam Bộ.

Dòng cuối, tác giả ghi "Chiến khu Đ, 1946". Không gian và thời gian ấy thật có ý nghĩa. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác: "Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", nhân dân Nam Bộ đã lập chiến khu, anh dũng đứng lên chiến đấu chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

Có thể nói, đây là bài thơ mở đầu cho dòng thơ viết về khát vọng thống nhất non sông từ những ngày đầu chống Pháp năm 1946 đến ngày thắng Mỹ xâm lược năm 1975 của lịch sử văn học nước nhà.

Bình luận (1)
Nguyễn Thảo My
Xem chi tiết
Thảo Phương
22 tháng 8 2018 lúc 8:16

1)PYBĐC:BIỂU CẢM

2)Găn với lịch sử:những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám (với âm mưu tách Nam Kỳ khỏi Việt Nam, thực dân Pháp đã thành lập nhà nước Nam Kỳ tự trị do địa chủ Nguyễn Văn Thinh đứng đầu)

Nhân vật lịch sử:Hổ Chủ Tịch

3)Trong suốt bài thơ, từ "nhớ" được lặp lại năm lần. Và nó đặc biệt xúc động khi kết hợp với từ "thương" để thành: "nhớ thương", "thương nhớ". Thủ pháp nghệ thuật này đã tạo nên những đợt sóng tình cảm càng lúc càng dâng lên mãnh liệt trong tâm hồn bạn đọc.

4)Cho thấy khát vọng thống nhất non sông từ những ngày đầu chống Pháp năm 1946 đến ngày thắng Mỹ xâm lược năm 1975 của lịch sử văn học nước nhà.

Bình luận (0)
Trâm Anhh
14 tháng 11 2018 lúc 21:45

1. PTBĐ chính : Biểu cảm

2. Câu thơ "Từ độ...Thăng Long"gắn với sự kiện lịch sử : Chúa Nguyễn Hoàng vào khai hoang Đàng trong. " Trời Nam" - đó là biểu tượng của những người nông dân vào khai hoang theo Chúa Nguyễn, nhưng trong lòng họ, trong tâm trí họ vẫn hướng về trái tim của tổ quốc, ở tận miền bên kia thì " đất Thăng Long" thì lại là biểu tượng cho miền Bắc thân thương. Vì họ vẫn là dòng giống " Lạc Hồng", vẫn cùng chung một nguồn gốc, một dòng máu, điều đó đã thể hiện cái khoảng cách giữa hai miền Nam - Bắc không còn nữa, mà tất cả đều là chung một gia đình, đó là đất nước, là tổ quốc.

Bình luận (0)
Nguyễn Văn Nhật
29 tháng 5 2019 lúc 21:43

NHỚ BẮC
Ai về Bắc ta đi với

T ă ại non sông giống Lạc Hồng Từ độ a ươ đi ở cõi

(Huỳnh Văn Nghệ)



Trời Na t ươ ớ đất T ă Long.
Ai nhớ ười c ă ? Ôi N uyễn Hoàng! Mà ta con cháu mấy đời hoang

Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ

N ước rồng tiên nặng nhớ t ươ .
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn Vẫn nhớ vẫ t ươ ùa v i đỏ

Mỗi lần ph ng phất ương sầu riêng.
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên

C i Na say bước quá xa miền Ki đô ớ lại xa muôn dặm Muốn trở về quê ơ c nh tiên.


(nhandan.com.vn, 14/11/2004)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Trong bài thơ, nhân vật trữ tình vẫn tưởng tượng được nghe quan họ, nhớ mùa vải thiều khi nào?

Câu 3. Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: “Trời Na t ươ đất T ă ”.

Câu 4. Em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật trữ tình với quê hương, xứ sở?

giúp hộ ạ

Bình luận (0)
NKHÔI CHANNEL
Xem chi tiết
NKHÔI CHANNEL
3 tháng 12 2019 lúc 18:25

giúp mình với ạ!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyen
8 tháng 12 2019 lúc 13:49

Câu 4:

Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống tâm hồn con người. Vậy chúng ta hiểu quê hương có vai trò quan trọng như thế nào?

Quả đúng như vậy, quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó. Cho nên quê hương là một cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống tâm hồn mỗi con người.

Vậy quê hương có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống tâm hồn mỗi con người? Ta phải hiểu rằng yêu quê hương trước hết phải yêu thương gắn bó với mảnh đất, con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Tôi sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, một thành phố của những bông hoa thơm ngào ngạt. Khi tôi học cấp 2, gia đình chuyển lên sống ở Tp. Hồ Chí Minh. Những hình ảnh về quê hương Đà Lạt sương mù vẫn khắc sâu vào tâm hồn của tôi.

Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra.

Bản thân mỗi học sinh chúng ta phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về vai trò của quê hương, đất nước, bằng cách trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải biết rung động trước cái đẹp của cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bão để sau này cống hiến cho đất nước.

#Walker

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phạm
Xem chi tiết
Lê thị quỳnh như
Xem chi tiết
Lê Thị Hải
18 tháng 3 2020 lúc 11:44

1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2. Nhân vật trữ tình đang ở phương nam và nhớ vùng đất bắc.

3. Vãn - nhấn mạnh, khẳng định nỗi buồn thương, nhớ tiếc.

4. Thông điệp: nhớ về quê hương. nơi gắn bó với mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
huyền trần
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Ngọc Mi
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Huyền
25 tháng 2 2022 lúc 13:58

chắc là C

Bình luận (0)
Tòi >33
25 tháng 2 2022 lúc 13:58

C

Bình luận (1)
Lê Michael
25 tháng 2 2022 lúc 13:59

C

Bình luận (0)