Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
17 tháng 9 2023 lúc 7:15

Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một căn nhà trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét..ét” tạo cảm giác hoang vắng.

Bình luận (0)
Thanh An
7 tháng 9 2023 lúc 6:45

Tham khảo!

 Nội dung: Kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một căn nhà trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét… ét” tạo cảm giác hoang vắng.

Bình luận (0)
Quỳnh Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Anh
18 tháng 10 2021 lúc 20:04

Bạn tham khảo nha:

   Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn hiền lành, xinh đẹp lại chăm chỉ. Cha mẹ mất sớm, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và Cám. Mọi công việc trong nhà đều đến tay nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi, tìm cách hãm hại.

   Một hôm nọ, dì ghẻ đưa cho hai chị em một cái giỏ và bảo rằng: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”. Tấm làm việc chăm chỉ để lấy được chiếc yếm. Còn Cám chỉ mải chơi nên đến cuối buổi chẳng bắt được gì. Cám bèn lừa nói với Tấm rằng: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tấm nghe lời Cám, đến khi lên bờ, nhìn vào rổ thì không còn thấy tôm tép đâu. Tấm chỉ biết ngồi khóc. Bỗng nhiên, Bụt hiện lên bảo Tấm rằng hãy nhìn vào trong gió xem có thấy gì không. Thì ra, trong giỏ vẫn còn một con cá bống. Tấm đem cá bống về nuôi, ngày ngày cho ăn. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt lên giết thịt. Tấm trở về không thấy cá bống đâu, liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm lấy xương cá bống bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn vào bốn chân giường. Ít lâu sau, vua mở hội, mẹ con Cám sắm sắm sửa quần áo đẹp để đi chơi hội. Dì ghẻ không cho Tấm đi, mụ nghĩ ra cách lấy thóc và gạo trộn lẫn với nhau, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi. Tấm không biết làm thế nào lại ngồi khóc. Bụt lại hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp. Chim sẻ nhặt một thoáng đã xong. Sau đó, Bụt liền bảo Tấm đào bốn chiếc lọ ở bốn chân giường lên. Bốn chiếc lọ biến thành quần áo đẹp giúp Tấm đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài xuống nước. Khi ngựa của vua đi ngang qua cứ đứng lại không chịu đi tiếp. Vua sai người xuống nước thì thấy chiếc hài. Vua truyền lệnh cho toàn dân ai đi vừa hài sẽ được làm vợ vua. Tấm đi vừa đôi hài và trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám bày kế giết chết. Tấm chết đi lần lượt hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, cuối cùng trở lại làm người sống cùng bà hàng nước. Một hôm, vua tình cờ đi quá liền ghé vào hàng nước. Nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng liền dò hỏi bà. Cuối cùng, vua và Tấm đã được đoàn tụ.

Bình luận (0)
Tử-Thần /
18 tháng 10 2021 lúc 20:04

Tham khảo:

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn hiền lành, xinh đẹp lại chăm chỉ. Cha mẹ mất sớm, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và Cám. Mọi công việc trong nhà đều đến tay nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi, tìm cách hãm hại.

Một hôm nọ, dì ghẻ đưa cho hai chị em một cái giỏ và bảo rằng: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”. Tấm làm việc chăm chỉ để lấy được chiếc yếm. Còn Cám chỉ mải chơi nên đến cuối buổi chẳng bắt được gì. Cám bèn lừa nói với Tấm rằng: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tấm nghe lời Cám, đến khi lên bờ, nhìn vào rổ thì không còn thấy tôm tép đâu. Tấm chỉ biết ngồi khóc. Bỗng nhiên, Bụt hiện lên bảo Tấm rằng hãy nhìn vào trong gió xem có thấy gì không. Thì ra, trong giỏ vẫn còn một con cá bống. Tấm đem cá bống về nuôi, ngày ngày cho ăn. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt lên giết thịt. Tấm trở về không thấy cá bống đâu, liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm lấy xương cá bống bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn vào bốn chân giường. Ít lâu sau, vua mở hội, mẹ con Cám sắm sắm sửa quần áo đẹp để đi chơi hội. Dì ghẻ không cho Tấm đi, mụ nghĩ ra cách lấy thóc và gạo trộn lẫn với nhau, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi. Tấm không biết làm thế nào lại ngồi khóc. Bụt lại hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp. Chim sẻ nhặt một thoáng đã xong. Sau đó, Bụt liền bảo Tấm đào bốn chiếc lọ ở bốn chân giường lên. Bốn chiếc lọ biến thành quần áo đẹp giúp Tấm đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài xuống nước. Khi ngựa của vua đi ngang qua cứ đứng lại không chịu đi tiếp. Vua sai người xuống nước thì thấy chiếc hài. Vua truyền lệnh cho toàn dân ai đi vừa hài sẽ được làm vợ vua. Tấm đi vừa đôi hài và trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám bày kế giết chết. Tấm chết đi lần lượt hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, cuối cùng trở lại làm người sống cùng bà hàng nước. Một hôm, vua tình cờ đi quá liền ghé vào hàng nước. Nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng liền dò hỏi bà. Cuối cùng, vua và Tấm đã được đoàn tụ.

  
Bình luận (0)
Minh Hồng
18 tháng 10 2021 lúc 20:04

Tham khảo :

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Mỗi lần như vậy, Bụt đều hiện lên giúp đỡ.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Tấm không biết làm thế nào liền ngồi khóc. Bụt hiện lên giúp Tấm - nhờ đàn chim sẻ nhặt thóc, có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Tấm hóa thành chim vàng anh bay vào cung vua. Nhưng cũng bị Cám giết chết, từ chỗ lông chim mọc lên một cây xoan đào. Vua thấy cây tỏa bóng mát thì sai người mắc võng, hằng ngày đều nằm nghỉ dưới gốc cây. Cám thấy vậy liền chặt cây làm thành khung cửi dệt vải. Khi Cám đang dệt thì khung cửi kêu lên: “Cót ca cót két/Lấy tranh chồng chị/Chị khoét mắt cho”. Cám sợ hãi đốt khung cửi. Từ chỗ tro đó mọc lên một cây thị chỉ có duy nhất một quả. Có bà lão hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem có điều gì lạ đang xảy ra thì phát hiện thấy một cô gái chui ra từ quả thị. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm têm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi chị cách để xinh đẹp. Cám làm theo lời Tấm thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
31 tháng 1 lúc 2:07

- Bối cảnh truyện: ở một hiện thực mạnh mẽ, một bức tranh đen tối, bế tắc của nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám.

- Tóm tắt: Chí Phèo vốn sinh ra là một người không cha không mẹ được dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi nấng. Lớn lên Chí trở thành một anh canh điền khỏe mạnh làm việc cho nhà Bá Kiến. Vốn tính hay ghen Bá kiến đã đẩy Chí vào tù. Bảy tám năm sau khi ở tù trở về Chí bỗng trở thành một kẻ lưu manh hóa, sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ khiến cả làng xa lánh, không ai thừa nhận sự xuất hiện của Chí. Chí Phèo trở về và một lần nữa trở thành công cụ tay sai cho Bá Kiến để đổi lấy tiền uống rượu. Chí Phèo gặp Thị Nở và hai người ăn nằm với nhau. Chí được Thị chăm sóc, bát cháo hành cùng những cử chỉ của Thị đã làm sống dậy khát vọng sống hoàn lương của Chí. Chí hy vọng rằng Thị sẽ là cầu nối để Chí có thể trở về với đời sống lương thiện. Thế nhưng Bà cô Thị Nở lại ngăn cản Thị Nở đến với Chí. Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo bèn xách dao đi với mục đích ban đầu là đâm chết con khọm già nhà Thị nhưng sau lại rẽ vào nhà Bá Kiến đòi lương thiện. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình.

- Các nhân vật trong truyện: Chí Phèo, Bá Kiến, vợ Bá Kiến, Thị Nở và bà cô Thị Nở. Trong đó Chí Phèo là nhân vật chính.

- Mối quan hệ của Chí Phèo và những nhân vật khác:

+ Chí Phèo – bá Kiến:

+ Chí Phèo – Thị Nở:

+ Chí Phèo – bà cô thị Nở:

- Những biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong truyện: điển hình hóa nhân vật, trần thuật kể truyện linh hoạt, ngôn ngữ sinh động, sử dụng khẩu ngữ quần chúng, mang hơi thở đời sống, giọng văn hóa đời sống.

- Điểm nhìn trần thuật trong truyện đa dạng và luôn vận động. Từ điểm nhìn đa dạng, luôn vận động mà tác phẩm có nhiều tiếng nói vang lên và đối thoại, sự đan xen, hòa nhập các tiếng nói tạo sự thay đổi trong điểm nhìn trần thuật khiến lời văn biến hóa một cách sinh động.

- Thông điệp của truyện: Chí Phèo là tiếng kêu cứu thiết tha của những người bất hạnh: Hãy bảo vệ và đấu tranh cho quyền được làm người của những con người lương thiện, để họ được sống và sống hạnh phúc, không còn những thế lực đen tối của xã hội đẩy họ vào chỗ mất cả nhân hình lẫn nhân tính đầy bi kịch xót xa.

- Với ngòi bút hiện thực của tác giả Nam Cao, tác phẩm đã để lại trong lòng em những ám ảnh về cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động, những con người bị chà đạp không thương tiếc.

- Thông tin về tác giả Nam Cao:

+ Nam Cao (1917 – 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) tỉnh Hà Nam.

+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” : “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ông quan niệm: Tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.

+ Ông để lại khối lượng tác phẩm lớn với nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, truyện ký như các tác phẩm: “Sống mòn”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “ Giăng sáng”, “Lão Hạc”, “Chí Phèo”, “Đôi mắt”, ...

- Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:

+ Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941), nhà xuất bản tự đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (Hội văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

+ Chí Phèo được tác giả viết nên dựa trên cơ sở người thật việc thật. Đó là làng Đại Hoàng – quê hương của nhà Văn Nam Cao. Dựa trên cơ sở đó, Nam Cao hư cấu, sáng tạo nên câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo, tạo nên một bức tranh hiện thực sinh động về xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 7 2019 lúc 3:09

Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

Bình luận (0)
suli
Xem chi tiết
Kudo Shinichi AKIRA^_^
18 tháng 5 2022 lúc 21:17

Refer

 

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhận dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh - một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gãy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng. Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm. Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

Bình luận (1)
Huỳnh Kim Ngân
18 tháng 5 2022 lúc 21:18

Tham khảo

Thúy Kiều, nhân vật chính trong Truyện Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, có tâm hồn cao thượng. Nhân dịp du xuân, nàng gặp Kim Trọng, một thanh niên hào hoa phong nhã. Hai người yêu nhau và cùng nhau thề nguyền thủy chung. Nhưng tai họa bất ngờ ập đến với Kiều. Gia đình bị nạn. Kiều tự nguyện bán mình chuộc cha. Bị bọn Mã Giám Sinh và Tú Bà đưa vào lầu xanh. Kiều định tự tử để thoát khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Sau lần mắc mưu Sở Khanh đi trốn bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn, nàng đành chịu tiếp khách. Ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh – một kẻ giàu có say mê nàng, chuộc nàng về làm vợ lẽ. Nhưng chưa được một năm Kiều lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh, bày mưu bắt về hành hạ. Nàng bị bắt làm con ở hầu rượu gảy đàn mua vui cho vợ chồng ả. Khổ nhục quá, Kiều bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư nhưng lại lọt vào một lầu xanh khác. Ở đây, nàng gặp Từ Hải và trở thành vợ người anh hùng này. Phất cờ khởi nghĩa, hùng cứ một phương, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Nhưng cũng chẳng bao lâu, Kiều bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, nàng khuyên Từ Hải ra hàng phục triều đình, Từ Hải bị phản bội và chết đứng.

Kiều bị làm nhục và bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, nàng đã tự tử ở sông Tiền Đường nhưng lại được sư Giác Duyên cứu sống. Kim Trọng và gia đình Thúy Kiều đi tìm.

Sau mười lăm năm trời lưu lạc, Kiều trở lại sum họp với gia đình. Nàng từ chối không chắp nối mối duyên xưa cùng Kim Trọng mà họ trở thành bạn bè để giữ tình cảm cho được trong sáng và đẹp đẽ.

Bình luận (3)
hà anh vũ
Xem chi tiết
Quỳnh Ngân
Xem chi tiết
Abcd
18 tháng 10 2021 lúc 20:08

Tham khảo :
   Tấm là người con gái xinh đẹp, hiền lành phải sống cùng mẹ kế và em Cám. Mẹ con Cám tìm cách bắt nạt Tấm, ép Tấm làm nhiều việc. Ngày hội, mẹ con Cám đi dự hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc lẫn đỗ, Tấm khóc được Bụt giúp, cô có quần áo đẹp đi chơi. Nhờ chiếc hài Tấm đánh rơi, nhà vua tìm được Tấm, lấy nàng làm vợ. Mẹ con Cám ghen tức tìm cách giết Tấm, Tấm chết hóa thân thành chim vàng anh, khung cửi, cây xoan đào, quả thị. Cuối cùng Tấm và nhà vua cũng được đoàn tụ, mẹ con Cám bị trừng phạt.

Bình luận (0)
Nguyên Khôi
18 tháng 10 2021 lúc 20:09

tấm khi mới sinh ra đã mất mẹ phải ở vs mẹ ghẻ cùng cô em cám................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... cuối cùng cô và bà lão sống vs hoàng tử thật vui vẻ.

hihihihi

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 8 2019 lúc 8:13

Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, theo lời của nhân vật Phương Định. Ngôi kể này giúp truyện có tính chân thực hơn. Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, xúc cảm của nhân vật.

Tóm tắt:

Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch, ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí nổ, chưa nổ của bom mìn sau đó phá bom mìn và san lấp mặt đường. Cuộc sống của ba cô gái phải đối mặt với cái chết trong mỗi lần phá bom, tuy khắc nghiệt, gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan, giàu cảm xúc và mơ mộng.

Bình luận (0)
ღThiên Yết 2k8ღ
Xem chi tiết
王一博
27 tháng 2 2020 lúc 13:46

Phrăng đi học muộn và định trốn học nhưng rồi em vẫn đến trường dù đã trễ giờ. Em đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng trước bảng cáo thị nhưng em không để ý. Em vào lớp muộn và rất ngạc nhiên khi thầy Ha-men không mắng như mọi khi. Em còn ngạc nhiên vì trong lớp có cả ông xã trưởng, cụ Hô-de và những người khác, họ ăn mặc rất trang trọng.

Thầy Ha-men đã thông báo cho cả lớp biết đó là bài học tiếng Pháp cuối cùng bởi quân Phổ đã ra lệnh chỉ được dạy tiếng Đức ở các trường trong vùng An-đát và Lo-ren. Phrăng choáng váng, ân hận vì mình đã lười học tiếng Pháp.

Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học.

Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ "Nước Pháp muôn năm" và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
꧁༺春秀༻꧂
27 tháng 2 2020 lúc 13:47

Phrăng là một câu bé ham chơi và chưa chăm học. Một lần, trên đường tới trường quang cảnh khác lạ đã thu hút cậu và khi đến trường thì không khí lớp học bỗng trở nên bình lặng, không ồn ào, hỗn độn như mọi khi, có cả những người dân làng đến tham dự, thậm chí thầy Ha-men không hề tức giận khi Phrăng đi học muộn. Hoá ra đây là buổi học cuối cùng cậu được học tiếng Pháp và cũng là buổi cuối cùng thầy Ha-men dạy học cho lớp bởi có lệnh của Béc-lin là tất cả các trường từ giờ trở đi chỉ được dạy tiếng Đức. Qua những lời nói về việc học tiếng Pháp, cử chỉ, thái độ nhẹ nhàng của thầy, Phrăng đã thay đổi cách suy nghĩ và nhận thức về tiếng mẹ đẻ, về việc học tập. Cho dù rất buồn khi phải rời xa mái trường đã gắn bó suốt bao nhiêu năm, không được dạy cho học trò chính ngôn ngữ của dân tộc, thầy Ha-men vẫn can đảm dạy cho đến cuối buổi học. Đồng hồ điểm 12 giờ, đứng trên bục thầy như đã mất hết sức lực, tái nhợt, xúc động không nói nên lời nhưng vẫn cố viết dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" thật to lên bảng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
✰๖ۣۜŠɦαɗøω✰
27 tháng 2 2020 lúc 13:48

Phrăng là một câu bé ham chơi và chưa chăm học. Một lần, trên đường tới trường quang cảnh khác lạ đã thu hút cậu và khi đến trường thì không khí lớp học bỗng trở nên bình lặng, không ồn ào, hỗn độn như mọi khi, có cả những người dân làng đến tham dự, thậm chí thầy Ha-men không hề tức giận khi Phrăng đi học muộn. Hoá ra đây là buổi học cuối cùng cậu được học tiếng Pháp và cũng là buổi cuối cùng thầy Ha-men dạy học cho lớp bởi có lệnh của Béc-lin là tất cả các trường từ giờ trở đi chỉ được dạy tiếng Đức. Qua những lời nói về việc học tiếng Pháp, cử chỉ, thái độ nhẹ nhàng của thầy, Phrăng đã thay đổi cách suy nghĩ và nhận thức về tiếng mẹ đẻ, về việc học tập. Cho dù rất buồn khi phải rời xa mái trường đã gắn bó suốt bao nhiêu năm, không được dạy cho học trò chính ngôn ngữ của dân tộc, thầy Ha-men vẫn can đảm dạy cho đến cuối buổi học. Đồng hồ điểm 12 giờ, đứng trên bục thầy như đã mất hết sức lực, tái nhợt, xúc động không nói nên lời nhưng vẫn cố viết dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" thật to lên bảng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
tan phat phat
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Gia Bảo
21 tháng 12 2023 lúc 23:11

n/m

 

 

 

 

 

Bình luận (0)