1 thỏi đồng khối lượng 450g được đun nóng đến 330 độ rồi thả chậu nước nhiệt độ 25 độ C . Nhiệt độ cân = của chậu nước là 50 độ C . Tính khối lượng của nước trong chậu.
Một thỏi đồng có khối lượng 450g được nung nóng đến 230oC rồi thả vào một chậu nhôm khối lượng 200g chứa nước cũng ở nhiệt độ 25oC. Khi cân bằng nhiệt độ là 30oC. Tìm khối lượng nước trong chậu
một cục đồng khối lượng m1=0,5kg được nung nóng đến nhiệt độ t1=917 độ C rồi thả vào một chậu chứa m2=27,5kg nước đang ở nhiệt độ 15,5 độ C. Khi cân bằng nhiệt độ thì nhiệt độ của cả chậu là t=17 độ C. Hãy xác định nhiệt rung riêng của đồng . nhiệt rung riêng của nước c2=4200 J/kg.K . bỏ qua trao đổi nhiệt với chậu nước
Bạn nào nhân từ giúp mk với maii cô mk kiểm tra rồi
\(Q_{toa}=m_1c_1.\left(t_1-t\right)=0,5.c_1.\left(917-17\right)=450c_1\left(J\right)\)
\(Q_{thu}=m_2c_2\left(t-t_2\right)=27,5.4200.\left(17-15,5\right)=173250\left(J\right)\)
\(PTCBN:Q_{toa}=Q_{thu}\)
\(\Rightarrow450c_1=173250\Leftrightarrow c_1=385\left(J/kg.K\right)\)
Một miếng đồng có khối lượng 100g được đun nóng đến nhiệt độ 1000C rồi thả vào một chậu nước, nhiệt độ cuối cùng của nước là 600C. Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là: c1= 380J/kg.K, c2 = 4200J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho chậu và môi trường xung quanh. Tính:
a. Nhiệt lượng nước thu vào. (VD)
b. Cho khối lượng của nước là 42,4g, tìm nhiệt độ lúc đầu của nước. (VDC)
a)Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:
\(Q_{tỏa}=m_1c_1\left(t_1-t\right)=0,1\cdot380\cdot\left(100-60\right)=1520J\)
Cân bằng nhiệt: \(Q_{thu}=Q_{tỏa}\)
Nhiệt lượng nước thu vào: \(Q_{thu}=1520J\)
b)Nhiệt độ ban đầu của nước:
\(Q_{thu}=m_2c_2\left(t-t_2\right)=42,4\cdot10^{-3}\cdot4200\cdot\left(60-t_2\right)=1520\)
\(\Rightarrow t_2=51,46^oC\)
1 thỏi đồng 450g được nung nóng đến 230oC rồi thả vào trong 1 chậu nhôm khối lượng 200g chứa nước cùng có nhiệt độ 25oC. Khi cân bằng nhiệt nhiệt độ là 30oC. Tìm khối lượng có ở trong chậu. Biết nhiệt dung riêng của đồng, nhôm, nước lần lượt là c1=380J/kg.K, c2=880J/kg.K, c3=4200J/kg.K
Tóm tắt
m1 = 450g = 0,45kg
t1 = 230oC ; c1 = 380J/kg.K
m2 = 200g = 0,2kg
t2 = 25oC ; c2 = 880J/kg.K
c3 = 4200J/kg.K ; t = 30oC
m3 = ?
Giải
Nhiệt lượng thỏi đồng tỏa ra khi hạ nhiệt độ từ t1 = 230oC xuống t = 30oC là:
\(Q_{\text{tỏa}}=m_1.c_1\left(t_1-t\right)\)
Nhiệt lượng chậu nhôm và nước trong chậu thu vào khi tăng nhiệt độ từ t2 = 25oC lên t = 30oC là:
\(Q_{\text{thu}}=\left(m_2.c_2+m_3.c_3\right)\left(t-t_2\right)\)
Theo phương trình cân bằng nhiệt:
\(Q_{\text{tỏa}}=Q_{\text{thu}}\\ \Rightarrow m_1.c_1\left(t_1-t\right)=\left(m_2.c_2+m_3.c_3\right)\left(t-t_2\right)\\ \Leftrightarrow m_3=\dfrac{\dfrac{m_1.c_1\left(t_1-t\right)}{t-t_2}-m_2.c_2}{c_3}\\ \Leftrightarrow m_3=\dfrac{\dfrac{0,45.380\left(230-30\right)}{30-25}-0,2.880}{4200}\approx1,59\left(kg\right)\)
Khối lượng nước trong chậu là 1,59kg.
bạn lấy câu hỏi này ở đề nào thế? Cho mình biết và cảm ơn bạn
Nung nóng 1 khối kim loại bằng đồng có khối lượng 600g đến 90 độ C rồi thả vào 1 chậu nước ở nhiệt độ 20 độ C, sau đó 1 thời gian nhiệt của chúng cân bằng nhau là 30 độ C. Bỏ qua sự mất nhiệt hãy tính
a) Nhiệt lượng do khối đồng tỏa ra
b) Thể tích nước có trong chậu
c) Sau bao lâu thì nhiệt độ của chúng được cân bằng, biết dau mỗi giây nhiệt lượng của đồng tỏa ra 250J
p/s: thầy cô và các bạn giúp em vớiiiii......giải mãi không được ạ
Đề bài cần phải có nhiệt dung riêng của đồng là: c1 = 380J/kg K
Nhiệt dung riêng của nước là: c2 = 4200 J/kgK
a) Nhiệt lượng do khối đồng toả ra: \(Q_1=m_1.c_1(t_1-t)=0,6.380.(90-30)=13680(J)\)
b) Gọi khối lượng của nước là m2
Nhiệt lượng do nước thu vào: \(Q_2=m_2.c_2.(t-t_2)=m_2.4200.(30-20)=42000.m_2\)
Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt ta có: \(Q_2=Q_1\)
\(\Rightarrow 42000.m_2=13680\Rightarrow m_2=0,33kg\)
Vậy thể tích của nước trong chậu là: \(V_2=0,33(\text{lít})\)
c) Thời gian để nhiệt độ cân bằng là: \(t=\dfrac{13680}{250}=55(s)\)
Một miếng chì có khối lượng 200g và một miếng đồng có khối lượng 200g cùng được đun nóng đến nhiệt độ 100C rồi thả vào cùng một chậu nước, nhiệt độ cuối cùng của nước là 70C. Biết nhiệt dung riêng của chì, đồng và nước lần lượt là: c1= 130J/kg.K, c2 = 380J/kg.K, c3 = 4200J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho chậu và môi trường xung quanh. Tính nhiệt lượng nước thu vào
Nhiệt lượng do cả chì và đồng toả ra
\(Q_{tỏa}=Q_1+Q_2\\ \Leftrightarrow m_1c_1\Delta t+m_2c_2\Delta t\\ \Leftrightarrow0,2.130+0,2.380.\left(100-70\right)=3060J\)
Ta có pt cân bằng nhiệt
\(Q_{thu}=Q_{tỏa}=3060J\)
Bài 1: Một thỏi đồng 450g được đun nóng đến 230⁰C rồi thả vào chậu nhôm khối lượng 200g chứa nước cùng ở nhiệt độ 25⁰C. Khi cân bằng nhiệt nhiệt độ là 30⁰C. Tìm khối lượng nước trong chậu. Biết nhiệt dung riêng của đồng, nhôm, nước lần lượt là:
c1 = 3805 J/kg.K; c2 = 880 J/kg.K; c3 = 4200 J/kg.K.
Bài 2: Phải pha trộn bao nhiêu nước ở 80⁰C vào nước ở 20⁰C để được 90kg nước ở 60⁰C. Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
Bài 3: Tính nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ khi uống 0,5 lít nước ở nhiệt độ 60⁰C. Nhiệt độ cơ thể là 37⁰C.
Bài 1 Ta có ptcbn Qtỏa = Qthu => 0,45.380.(230-30)=(0,2.880+m.4200).(30-25)=>m=\(\dfrac{119}{75}kg\) ( m là khối lượng nước nhé!)
Bài 2 ) Gọi m1 , m2 là khối lượng nước ở 80 và 20 độ ta có m1+m2=90kg
Ta có Q tỏa =Q thu => m1.c.(80-60)=m2.c.(60-20)=> m1=60kg;m2=30kg
Vậy .....
Bài 3 ) Q=m.c.(t2-t1)=0,5.4200.(60-37)=48300J
-Bài 1: tóm tắt
m1 = 450g = 0,45 kg ; t1 = 230 độ C
m2 = 200g = 0,2 kg ; t2 = t3 = 25 độ C
t = 30 độ C
c1 = 3805 J/kg.k ; c2 = 880 J/kg.k ; c3 = 4200 J/kg.k
m3 = ?
giải
-Nhiệt lượng thỏi đồng tỏa ra từ 230 độ C xuống 30 độ C là:
Q = m1.c1.(t1-t)=0,45.3805.(230-30)=342450 J
-Nhiệt lượng chậu nhôm và nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 25 độ C lên 30 độ C là:
Q' = (m2.c2 + m3.c3).(t - t2)
= (0,2.880 + m3.4200).(30-25)
= (176 + m3.4200).5
= 880 + m3.21000
-Theo PT cân bằng nhiệt ta có :
Q =Q'
\(\Rightarrow\) 342450 = 880 + m3.21000
\(\Leftrightarrow\) 341570 = m3.21000
\(\Leftrightarrow\) m3 = 16,26 kg
-Bài 2:
t1 = 80 độC ; t2 = 20 độC
t = 60 độ C
m2 = 90 kg
c = 4200 J/kg.k
m1 = ?
giải
-nhiệt lượng nước ở 80 độC tỏa ra từ 80 độC xuống 60 độC là
Q = m1.c.(t1 - 1)
-nhiệt lượng nước ở 20 độC thu vào để tăng từ 20 độ C lên 60 độ C là:
Q' = m2.c.(t - t2)
-theo PT cân bằng nhiệt ta có
Q = Q'
\(\Rightarrow\) m1.c.(t1 - t)=m2.c.(t-t2)
\(\Leftrightarrow\) m1.(80-60)=90.(60-20)
\(\Leftrightarrow\) m1 = 135 kg
một chậu đồng khối lượng 2kg chứa 4 lít nước ở 20 độ c .người ta thả vào chậu quả cầu nhôm khối lượng 1kg ở 100 độ c. tính nhiệt độ của nhôm khi xảy ra cân bằng nhiệt
Ta có: \(Q_{thu}=Q_{Cu}+Q_{nước}=Q_{tỏa}=Q_{Al}\)
\(\Rightarrow2\cdot380\cdot\left(t-20\right)+4\cdot4200\cdot\left(t-20\right)=1\cdot880\cdot\left(100-t\right)\)
\(\Rightarrow t\approx23,82^oC\)
nung nóng một khối kim loại bằng nhôm có khối lượng 600g đến 90⁰C rồi thả vào một chậu nước ở nhiệt độ 25⁰C sau một thời gian nhiệt độ của chúng cân bằng nhau là 30⁰C. bỏ qua sự mất nhiệt. ( cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K ; nước là 4200J/kg.K ) a/ tính nhiệt lượng do khối nhôm tỏa ra b/ khối lượng nước trong chậu là bao nhiêu
a/ nhiệt lượng do khối nhôm tỏa ra là:
\(Q_1=m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=0,6.880.\left(90-30\right)=31680J\)
b/ khối lượng nước trong chậu là:
Theo ptcb nhiệt:
\(Q_1=Q_2\\ \Leftrightarrow m_1.c_1.\left(t_1-t\right)=m_2.c_2.\left(t-t_2\right)\\ \Leftrightarrow0,6.880.\left(90-30\right)=m_2.4200.\left(30-25\right)\\ \Leftrightarrow31680=21000m_2\\ \Leftrightarrow m_2\approx1,5kg\)
\(m_1=0,6kg\)
\(t=90^oC;t_1=30^oC\)\(;t_2=25^oC\)
\(c_1=880J/kg.K\)
\(c_2=4200J/kg.K\)
\(a,Q_1=?J\)
\(b,m_2=?kg\)
=================================
\(a,\) Nhiệt lượng do khối nhôm tỏa ra là :
\(Q_1=m_1.c_1.\Delta t=m.c.\left(t-t_1\right)=0,6.880.\left(90-30\right)=31680\left(J\right)\)
\(b,\) Nhiệt lượng do nước thu vào :
\(Q_2=m_2.c_2.\Delta t=m_2.4200.\left(30-25\right)\)\(=21000m_2\)
Ta có : \(Q_1=Q_2\)
\(\Leftrightarrow31680=21000m_2\)
\(\Leftrightarrow m_2\approx1,5\left(kg\right)\)