Có 3 bình đựng riêng biệt các dung dịch trong suốt sau : dd NaOH ; dd axit HCl ; dd Ca(OH)2 .Bằng phương pháp nào hãy nhận biết mỗi dung dịch đã cho ?
Bài1: Có 3 bình đựng riêng biệt bà chất khí là:Không Khí, O2,H2.Bằng thí nghiệm nào có thể nhận biết mỗi khí ở mỗi bình. Bài2: Có 4 bình đựng dung dịch trong suốt là nước, dd NaOH ,dd axit HCl,dd Ca(OH)2 Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết mỗi đúng dịch trên.
Bài 1:
- Trích mẫu thử.
- Dẫn từng mẫu thử qua bình đựng CuO (đen) nung nóng.
+ Chất rắn từ đen chuyển đỏ: H2.
PT: \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)
+ Không hiện tượng: không khí, O2. (1)
- Cho que đóm đang cháy vào mẫu thử nhóm (1):
+ Que đóm tiếp tục cháy: O2
+ Que đóm cháy 1 lúc rồi tắt: không khí.
- Dán nhãn.
Bài 2:
- Trích mẫu thử.
- Nhỏ vài giọt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Quỳ tím hóa đỏ: HCl.
+ Quỳ tím hóa xanh: NaOH, Ca(OH)2. (1)
+ Quỳ tím không đổi màu: nước.
- Dẫn CO2 qua bình đựng mẫu thử nhóm (1) dư.
+ Xuất kết tủa trắng: Ca(OH)2.
PT: \(CO_2+Ca\left(OH\right)_2\rightarrow CaCO_{3\downarrow}+H_2O\)
+ Không hiện tượng: NaOH.
PT: \(CO_2+2NaOH\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)
- Dán nhãn.
Cho các dung dịch trong suốt mất nhãn sau được đựng trong các bình riêng biệt: NaOH, (NH4)2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4. Số thuốc thử ít nhất cần sử dụng để nhận ra các dung dịch trên là:
A. 1 thuốc thử
B. 2 thuốc thử
C. 3 thuốc thử
D. Không cần dùng thuốc thử
Chọn đáp án D
Theo bảng trên ta thấy
Mẫu thử nào có 2 kết tủa + 2 khí thoát ra là (NH4)2CO3
Mẫu thử nào có 1 kết tủa + 1 khí mùi khai thoát ra là NaOH
Mẫu thử nào có 1 kết tủa + 1 khí không màu thoát ra là H2SO4
Hai mẫu thử cùng xuất hiện 2 kết tủa là MgCl2 và BaCl2
Nhỏ dung dịch NaOH vừa nhận vào hai ống nghiệm này
Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa: MgCl2
Ống nghiệm còn lại chứa BaCl2 không có hiện tượng gì
Có 3 bình đựng riêng biệt các chất trong suốt sau : dd nước vôi trong , dd axit H3PO4 , nước cất . Bằng cách nào nhận biết được các chất trong mỗi lọ ?
- Cho các dd tác dụng với giấy quỳ tím:
+ QT chuyển đỏ: dd H3PO4
+ QT chuyển xanh: dd Ca(OH)2
+ QT không chuyển màu: Nước cất
- Trích mẫu thử
- Cho quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Nếu quỳ tím hóa xanh là nước vôi trong
+ Nếu quỳ tím hóa đỏ là dung dịch axit H3PO4
+ Nếu quỳ tím không đổi màu là nước cất
nhúm quỳ
-Quỳ chuyển đỏ :H3PO4
-Quỳ chuyển xanh :Ca(OH)2
-Quỳ ko chuyển :H2O
Bài 3: Có 4 bình đựng dung dịch trong suốt là nước, dd NaOH, dd axit HCl, dd Ca(OH)2. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết mỗi dung dịch trên
Cho thử QT:
- Chuyển xanh -> NaOH, Ca(OH)2 (1)
- Chuyển đỏ -> HCl
- Ko chuyển màu -> H2O
Dẫn CO2 qua (1)
- Có kết tủa màu trắng -> Ca(OH)2
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3+H_2O\)
- Ko hiện tượng (nhưng có t/d) -> NaOH
\(2NaOH+CO_2\rightarrow Na_2CO_3+H_2O\)
Hãy phân biệt các chất sau :
a. 4 bình đựng riêng biệt các khí sau: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic
b. 3 lọ mất nhãn đựng dung dịch NaOH, H2SO4, Na2SO4
c. Có 3 gói bột mất nhãn chứa các chất sau : Na2O, SO3, MgO
a. Cho tàn que đốm đỏ lần lượt vào từng lọ khí :
- Bùng cháy : O2
- Khí cháy với màu xanh nhạt : H2
- Tắt hẳn : CO2
- Không HT : Không khí
b.
Cho quỳ tím lần lượt vào từng dung dịch :
- Hóa đỏ : H2SO4
- Hóa xanh : NaOH
- Không HT : Na2SO4
c.
Cho nước lần lượt vào từng mẫu thử :
- Tan : Na2O , SO3
- Không tan : MgO
Cho quỳ tím lần lượt vào các dung dịch thu được :
- Hóa đỏ : SO3
- Hóa xanh : Na2O
\(Na_2O+H_2O\rightarrow2NaOH\)
\(SO_3+H_2O\rightarrow H_2SO_4\)
Có 3 bình đựng riêng biệt các dung dịch trong suốt sau : dd NaOH ; dd axit HCl ; dd Ca(OH)2 .Băng phương pháp nao nhận biết các dd trên
Trích mỗi chất ra 1 ít làm mẩu thử và đánh số thứ tự. Nhúng quỳ tím vào các mẩu thử, nếu hóa đỏ là dd axit HCl, nếu hóa xanh là Ca(OH)2 và NaOH. Dẫn 2 chất còn lại qua khí CO2, nếu thấy xuất hiện kết tủa là Ca(OH)2, còn lại là NaOH.
\(Ca\left(OH\right)_2+CO_2\rightarrow CaCO_3\downarrow+H_2O\)
Ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết 3 lọ hoá chất mất nhãn đựng 3 dung dịch riêng biệt sau: H2SO4, H2O, NaOH *
a. dd Ba(OH)2
b. dd BaCl2
c. Cu
d. Quỳ tím
Ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết 3 lọ hoá chất mất nhãn đựng 3 dung dịch riêng biệt sau: H2SO4, H2O, NaOH *
a. dd Ba(OH)2
b. dd BaCl2
c. Cu
d. Quỳ tím
5) Có 4 dd HCl ; H2SO4 ; NaCl và Na2SO4 đựng trong các lọ riêng biệt. Hãy phân biệt.
6) Có 6 dd HCl ; H2SO4 ; NaCl và Na2SO4, HNO3, NaNO3 đựng trong các lọ riêng biệt. Hãy phân biệt.
7) Có 4 dd HCl ; H2SO4 ; NaOH và Ba(OH)2 đựng trong các lọ riêng biệt .Hãy phân biệt. Chỉ được dùng quỳ tím.
5) Có 4 dd HCl ; H2SO4 ; NaCl và Na2SO4 đựng trong các lọ riêng biệt. Hãy phân biệt.
6) Có 6 dd HCl ; H2SO4 ; NaCl và Na2SO4, HNO3, NaNO3 đựng trong các lọ riêng biệt. Hãy phân biệt.
7) Có 4 dd HCl ; H2SO4 ; NaOH và Ba(OH)2 đựng trong các lọ riêng biệt .Hãy phân biệt. Chỉ được dùng quỳ tím.
5)
Cho quỳ tím vào từng chất:
Quỳ tím chuyển đỏ: HCl, H2SO4 ( nhóm 1)
Quỳ tím không đổi màu: NaCl, Na2SO4 ( nhóm 2)
Cho dd Ba(OH)2 dư vào từng nhóm:
Nhóm 1: không hiện tượng là HCl
xuất hiện kết tủa là H2SO4
Ba(OH)2 + H2SO4 -----> BaSO4 + 2H2O
Nhóm 2: không hiện tượng là NaCl
xuất hiện kết tủa là Na2SO4
Ba(OH)2 + Na2SO4 ----> BaSO4 + 2NaOH
6)
Cho quỳ tím vào từng chất
Quỳ tím chuyển đỏ: HCl, H2SO4, HNO3 ( nhóm 1)
Quỳ tím không đổi màu: NaCl, Na2SO4, NaNO3 ( nhóm 2)
Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào nhóm 1:
Tạo kết tủa: H2SO4
Không hiện tượng: HCl, HNO3
Cho dd AgNO3 dư vào thì có kết tủa là: HCl
Còn lại là HNO3
Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào nhóm 2
Tạo kết tủa là Na2SO4
Không hiện tượng: NaCl, NaNO3
Cho dd AgNO3 dư vào thì có kết tủa là: NaCl
Còn lại là NaNO3
7)
Cho quỳ tím vào từng chất:
Quỳ tím chuyển đỏ: HCl, H2SO4 ( nhóm 1)
Quỳ tím chuyển xanh: NaOH, Ba(OH)2 ( nhóm 2)
Cho từng chất ở nhóm 1 tác dụng nhóm 2:
Nếu tạo kết tủa thì là Ba(OH)2 và H2SO4
Còn lại HCl và H2SO4
Phân thành từng nhóm nên khi biết được mỗi cái của từng nhóm là biết cái còn lại rồi