Phân tích cảnh tái hợp và lời buộc tội của Rama
Phân tích nhân vật rama trong văn bản ra mà buộc tội
Nhân vật Ra-ma
a. Hoàn cảnh của cuộc tái hợp với Xi-ta
- Xi-ta phải đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo.
- Ra-ma ngự trên ngôi như một vị thủ lĩnh, một quan tòa có quyền kết án.
- Ra-ma trong tư cách kép: một người chồng - một anh hùng, một đức vua
- Ra-ma trong ràng buộc kép: bổn phận người chồng nhưng vẫn phải giữ tròn bổn phận của một đức vua, anh hùng.
b. Tâm trạng của Ra-ma
* Trước lúc Xi-ta lên giàn hỏa thiêu
- Khi đứng trước cộng đồng:
+ Khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình.
+ Tuyên dương công trạng những người đã giúp đỡ mình.
→ Lời lẽ rành mạch, tự hào. Thể hiện tính công khai của sử thi.
- Khi đứng trước Xi-ta:
• Lời nói:
+ Xưng hô: ta -phu nhân, cách xưng hô trịnh trọng nhưng rất xa cách.
+ Nhấn mạnh mục đích chiến đấu không phải vì Xi-ta mà vì danh dự, phẩm giá của bản thân và cộng đồng “ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta…”
+ Bộc lộ nghi ngờ, ghen tuông về trinh tiết của Xi-ta: “nàng đã lưu lại lâu trong nhà kẻ xa lạ, đôi mắt tội lỗi của hắn hau háu nhìn nàng…”
+ Lăng nhục Xi-ta, không nhận làm vợ và đuổi nàng đi: “ta không ưng nàng nữa, ta không cần đến nàng nữa,…”
→ Lời nói lạnh lùng, tàn nhẫn
• Dáng vẻ, hành động:
+ Thấy người vợ xinh đẹp “lòng Ra-ma đau như cắt”.
+ Ra - ma đức hạnh nghe người nọ người kia thì thào bàn tán ngồi suy nghĩ ủ uê, thầm rỏ nước mắt
→ Thái độ đau đớn, xót xa.
→Có sự đối lập trong lời nói và dáng vẻ, hành động bởi Ra-ma đang đứng giữa thế phải chọn lựa giữa một bên là bổn phận của một quốc vương, một bên là tình yêu, hạnh phúc cá nhân.
* Khi Xi-ta lên giàn hỏa thiêu
- Kiên quyết không nói một lời, ngồi câm lặng “mắt dán xuống đất”
- Ra-ma tê dại “nom chàng khủng khiếp như thần chết”.
→ Một tâm lý phức tạp với nhiều cung bậc giằng xé trong con người Ra-ma: Anh hùng (cao thượng) >< Con người (mềm yếu)
⇒ Hoàn cảnh ngặt nghèo của Ra-ma: phải lựa chọn giữa tình yêu và danh dự . Chàng chọn danh dự, một con người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội. Đó là một hình mẫu lý tưởng của người anh hùng thời xưa.
⇒ Ra-ma không lạnh lùng cũng không ghen tuông, tàn nhẫn. Chàng hành động như vậy để thực hiện bổn phận cai trị của một quốc vương, lòng trung thành tuyệt đối với bổn phận
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật Rama:
- Chú ý tới lí trí mạnh mẽ đến cực đoan trong nhân vật.
- Xây dựng nhân vật không chỉ trong lời nói, hành động mà còn trong tính cách (ghen tuông, ngờ vực,…)
- Đi gần đến nghệ thuật xây dựng nhân vật văn học hiện đại: không công thức, ước lệ mà sinh động, hấp dẫn.
So sánh cảnh gặp mặt của vợ chồng Uy-lít-xơ (trong Uy-lít-xơ trở về) và của vợ chồng Ra-ma (trong Ra-ma buộc tội)
Em tham khảo:
Đây là kiểu bài so sánh. Kiểu bài này đòi hỏi phải có kiến thức rộng, phải hiểu biết sâu nội dung các đoạn trích, biết cách khái quát các đặc điểm giống và khác nhau của các nhân vật từ hai đoạn trích đó.
Nếu Uy-lít-xơ trở về (sử thi Hi Lạp) miêu tả cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mưoi năm xa cách thì Ra-ma buộc tội (sử thi Ấn Độ) tái hiện cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng sau một biến cố đặc biệt. Các cảnh gặp gỡ đều có vẻ đẹp riêng thể hiện hình mẫu con người lí tưởng của thời đại sử thi.
a) Sự giống nhau :
– Về nội dung :
+ Cả hai đoạn trích đều miêu tả cảnh tái hợp vợ chồng.
+ Các nhân vật đều được đặt vào những thử thách đòi hỏi tự mình phải chứng minh, tự mình phải tìm cách tháo gỡ.
+ Tình huống các nhân vật bị đặt vào đều có kịch tính cao, đều diễn ra trong một phạm vi thời gian nhất định và trong một không gian cụ thể.
+ Các nhân vật khi bị đặt vào thử thách đều có sự quan sát theo dõi củạ các nhân vật khác như là những trọng tài chứng giám. Các nhân vật đều phải công khai hành động.
+ Các nhân vật đều gắn vói thời kì hình thành và củng cố quan hệ gia đình. Các gia đình ở đây đều là gia đình danh tiếng, dòng dõi.
+ Các nhân vật đều coi trọng danh dự và phẩm giá của cá nhân, coi trọng danh dự, quy ước cộng đồng.
+ Các nhân vật đều có khát vọng về hạnh phúc, hướng tới cái đẹp, quyết tâm bảo vệ cái đẹp, bảo vệ hạnh phúc.
– Về nghệ thuật :
+ Các cảnh gặp gỡ đều được kể lại một cách chi tiết, chậm rãi, thông qua lời thoại, hành vi, thông qua cách lập luận vừa khôn khéo vừa kiên quyết của các nhân vật. Kết cấu của các đoạn trích đều được tổ chức theo hình thức kịch tính. Các tác giả đều sử dụng hình thức so sánh.
+ Cảnh gặp gỡ đoàn viên của các cặp vợ chồng đều toát lên vẻ đẹp của tình người, tình đòi, thể hiện khát vọng hạnh phúc của con người không chỉ ở thòi đại sử thi mà còn ở các thời đại khác.
b) Sự khác nhau :
Gợi ý:
– Ai là người bị thử thách ?
– Mức độ thử thách ?
– Người đặt điều kiện thử thách ?
– Lĩnh vực thử thách ?
– Ý nghĩa của cảnh đoàn viên ?
bn tham khảo:
https://www.google.com/search?q=So+s%C3%A1nh+c%E1%BA%A3nh+g%E1%BA%B7p+m%E1%BA%B7t+c%E1%BB%A7a+v%E1%BB%A3+ch%E1%BB%93ng+Uy-l%C3%ADt-x%C6%A1+(trong+Uy-l%C3%ADt-x%C6%A1+tr%E1%BB%9F+v%E1%BB%81)+v%C3%A0+c%E1%BB%A7a+v%E1%BB%A3+ch%E1%BB%93ng+Ra-ma+(trong+Ra-ma+bu%E1%BB%99c+t%E1%BB%99i)&oq=So+s%C3%A1nh+c%E1%BA%A3nh+g%E1%BA%B7p+m%E1%BA%B7t+c%E1%BB%A7a+v%E1%BB%A3+ch%E1%BB%93ng+Uy-l%C3%ADt-x%C6%A1+(trong+Uy-l%C3%ADt-x%C6%A1+tr%E1%BB%9F+v%E1%BB%81)+v%C3%A0+c%E1%BB%A7a+v%E1%BB%A3+ch%E1%BB%93ng+Ra-ma+(trong+Ra-ma+bu%E1%BB%99c+t%E1%BB%99i)&aqs=chrome..69i57j69i60&sourceid=chrome&ie=UTF-8#:~:text=Ma%20bu%E1%BB%99c%20t%E1%BB%99i%20%E2%80%93%20S%C3%A1ch%20b%C3%A0i%20t%E1%BA%ADp%20ng%E1%BB%AF%20v%C4%83n%20l%E1%BB%9Bp%2010%20t%E1%BA%ADp%201%20-%20Hoc360.net
Bác nông dân dùng lí lẽ gì để đáp lại lời buộc tội của người chủ quán ?
A. Người nông dân nói rằng mình không có tiền để trả
B. Bác nói chỉ ngồi nhờ ăn miếng cơm nắm mà không mua gì cả
C. Bác hoảng hốt không nói được gì trước lời buộc tội của chủ quán
Lời giải:
Bác nói chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện gì? Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy như thế nào?
Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện: Hoàng tử Ra-ma sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta xinh đẹp, kiều diễm. Vợ chồng gặp lại nhau, Xi-ta vui mừng khôn xiết. Nhưng hoàng tử Ra-ma vì nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết và phẩm hạnh trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta ra sức thanh minh nhưng không làm lay chuyển Ra-ma, nàng đành bước lên giàn hỏa thiêu, nhờ thần lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình.
Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy: Vợ chồng Ra-ma và Xi-ta gặp nhau trong bầu không khí nặng nề, trang nghiêm như một phiên tòa phán xử.
Phân tích, bình luận lời đối thoại của vị Thái y với quan Trung sứ : "Ngài đáp : Tôi có mắc tội... tôi xin chịu tội".
Lời đốì đáp của vị Thái y với quan trung sứ: "Tôi có tội, tôi xin chịu tội" vừa khiêm nhường vừa thấm thía lí tình: cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp, nếu không cứu ngay thì chết, tính mệnh của người bệnh còn quan trọng hơn tính mệnh của chính bản thân người thầy thuốc
Giá trị của lời tái bút của truyện “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” là gì? Có điều gì thú vị trong sự phối hợp giữa lời kết với lời tái bút?
• Dường như cái kết thúc đó vẫn chưa diễn tả hết được thái độ khinh miệt của Phan Bội Châu đối với Va-ren, tác giả còn đưa ra lời của một nhân chứng tưởng tượng khác mà theo lời của tác giả, "chẳng dám nêu tên", quả quyết rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren. Và Người lại còn chữa thêm: "cái đó thì có thể".
• Sự trần thuật xen lẫn các yếu tố bình luận rất phong phú, đa dạng của tác giả khiến cho câu chuyện hết sức hấp dẫn, góp phần làm nổi bật tình cảnh vừa lố bịch vừa hài hước của Va-ren, đồng thời cũng làm rõ thêm thái độ, tính cách, bản lĩnh của Phan Bội Châu.
Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách miêu tả bằng lời văn.
Tham khảo
Vào một chiều mùa đông, tôi trở về thăm nhà của mình sau những ngày học tập nơi xa. Về đến nhà tôi không thấy khói từ bếp, có lẽ mẹ tôi vắng nhà. Tôi bèn ngồi thơ thẩn trước hiên nhà đi ra đi vào ngóng mẹ về. Chợt trời đổ mưa lớn. Cạnh hiện nhà, chum nước mẹ đã đậy. Mưa rơi làm ướt cái nón mê, ướt cả cái áo tơi ngắn của mẹ khoác hờ người rơm.
4. Phân tích một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam.
- Đoạn văn chọn:
“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái”.
- Phân tích:
+ Yếu tố tự sự: Kể về hoạt động của các loài vật và hương thơm của hoa tràm lan ra, phảng phất khắp rừng.
+ Yếu tố miêu tả: Miêu tả tính chất của tiếng chim của màu sắc da con kì nhông, tính chất trong hành động của con Luốc,....
+ Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam:
Thiên nhiên: trù phú, sinh động.
Con người: phóng khoáng, tự do.
Phân tích một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam.
- Đoạn văn lời người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam:
“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh... Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.”
- Phân tích:
+ Yếu tố tự sự: Kể về hoạt động của các loài vật và hương thơm của hoa tràm lan ra, phảng phất khắp rừng.
+ Yếu tố miêu tả: Miêu tả tính chất của tiếng chim của màu sắc da con kì nhông, tính chất trong hành động của con Luốc,....
+ Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam: thiên nhiên: trù phú, sinh động; con người: phóng khoáng, tự do