Lời giải:
Bác nói chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
Lời giải:
Bác nói chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Mồ Côi xử kiện
1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.
Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa:
- Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ ngài xét cho.
2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời :
- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
Mồ Côi bảo :
- Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không ?
Bác nông dân đáp :
- Thưa có.
Mồ Côi nói :
- Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu ?
- Thưa Ngài, hai mươi đồng.
- Bác hãy đưa hai mươi đồng ra đây, tôi phân xử cho !
Nghe nói, bác nông dân giãy nảy :
- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền ?
- Bác cứ đưa tiền đây.
3. Bác nông dân ấm ức :
- Nhưng tôi chỉ có hai đồng.
- Cũng được - Mồ Côi vừa nói vừa thản nhiên lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói :
- Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy chịu khó mà nghe. Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp đã kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phán:
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên "hít mùi thịt", một bên "nghe tiếng bạc". Thế là công bằng. Nói xong Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử.
TRUYỆN CỔ TÍCH NÙNG
- Công đường : nơi làm việc của các quan.
- Bồi thường : đền bù bằng tiền của cho người bị hại.
Truyện Mồ Côi xử kiện là truyện cổ tích của dân tộc nào ?
A. Dân tộc Chăm
B. Dân tộc Kinh
C. Dân tộc Nùng
Dựa vào truyện Giấu cày, trả lời câu hỏi dưới đây:
a, Khi được gọi về ăn cơm , bác nông dân nói thế nào ?
b, Vì sao bác bị vợ trách ?
c, Khi thấy mất cày bác làm gì
Người chủ quán đã kiện bác nông dân vì chuyện gì ?
A. Bác nông dân ăn thức ăn trong quán mà không trả tiền
B. Bác nông dân vào quán mà không mua gì
C. Bác nông dân hít mùi thơm của thức ăn trong quán mà không trả tiền
Chủ quán kiện bác nông dân về điều gì ?
Dựa theo truyện Tôi cũng như bác , trả lời các câu hỏi dưới đây:
a, Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo?
b, Ông nói gì với người đứng cạnh?
c, Người đó trả lời ra sao ? Câu trả lời có gì đáng buồn cười?
“Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc”. Câu nói của bác sĩ Y-éc-xanh có nghĩa là gì ?
A. Bác sĩ Y-éc-xanh là một người yêu Tổ Quốc và muốn sống như một người công dân vì Tổ Quốc
B. Bác sĩ Y-éc-xanh không muốn sống xa Tổ Quốc
C. Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu Tổ Quốc ( nước Pháp) và ông sẽ sớm quay trở lại
Đã bao lâu , mà bác vẫn ngồi đó , ngồi 1 mình và đốt lửa cho chúng tôi , lần này đến lần khác đôi môi cứ lặng im chẳng nói gì , chỉ biết nhìn bác , dù cho bác chẳng để ý ~~
Và rồi bác đi dém chăn cho từng người , nhẹ nhàng đôi chân bước đi :( anh bộ đội chợt tỉnh giấc , thương bác rất nhiều nói với bác những điều tôi muốn nói :(
Là “ bác vẫn chưa ngủ sao , bác có lạnh lắm không “
Bác nhẹ nhàng nói “ chú an tâm cứ ngủ đi ngày mai còn phải đi đánh giặc “
Vui học
Lí do không nên mua xe đạp thay cho bò
Một người đang cố gắng thuyết phục một nông dân mua xe đạp của cửa hàng mình để tiện đi lại.
Tuy vậy, việc thuyết phục không hề dễ dàng. Người nông dân lắc đầu:
- Tôi cũng muốn có một chiếc xe đạp lắm, nhưng tôi phải dồn tiền để mua một con bò. Dù gì thì tôi cũng có thể cưỡi nó đi dạo được.
Người bán hàng mỉm cười đáp:
- Tôi cho rằng đó không phải là một ý kiến hay đâu. Trông ông sẽ thật ngốc nếu cưỡi con bò đó ra đường đi dạo.
Người nông dân nhún vai:
- Nhưng ít ra nó cũng không ngốc bằng việc người ta thấy tôi hì hục vắt sữa một chiếc xe đạp đúng không!?!
(Truyện cười học sinh)
* Câu chuyện trên có chi tiết nào gây cười?
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Giọng quê hương
1. Thuyên và Đồng rời quê hương đã mấy năm. Một hôm hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên. Họ chuyện trò luôn miệng. Bầu không khí trong quán vui vẻ lạ thường.
2. Lúc đứng lên trả tiền, Thuyên mới biết mình quên chiếc ví ở nhà. Hỏi Đồng, Đồng cũng không mang tiền theo. Hai người đang lúng túng, chợt một trong ba thanh niên bước đến lại gần, nói:
- Xin hai anh vui lòng cho tôi được trả tiền.
Thuyên ngạc nhiên nhìn anh thanh niên. Trên gương mặt đôn hậu, cặp mắt ánh lên vẻ thành thực, dễ mến. Thuyên bối rối:
- Xin lỗi. Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là… Người thanh niên không để Thuyên kịp dứt lời:
- Dạ, không ! Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen…
3. Ngừng một lát như để nén nỗi xúc động, anh thanh niên nói tiếp:
- Hai anh đã cho tôi nghe lại giọng nói của mẹ tôi xưa… Bất ngờ trước tình cảm của người bạn mới, Thuyên chỉ biết nói:
- Cảm ơn anh… Anh thanh niên xua tay:
- Tôi phải cảm ơn hai anh mới phải. Rồi người ấy nghẹn ngào:
- Mẹ tôi là người miền Trung…. Bà qua đời đã hơn tám năm rồi. Nói đến đây, người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt để lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ.
- Đôn hậu : hiền từ, thật thà.
- Thành thực : có tấm lòng chân thật.
- Bùi ngùi : có cảm giác buồn, thương, nhớ lẫn lộn.
Trong lúc lạc đường, Thuyên và Đồng phải làm gì ?
A. Ghé vào quán gần đó để ăn trưa và hỏi đường
B. Gặp ba người thanh niên và hỏi đường
C. Hai anh loay hoay tìm đường về