Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Selina Moon
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
3 tháng 4 2016 lúc 15:08
Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh và chiến thắng. Bởi vậy, từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã chú trọng đến việc giáo dục tinh thần đoàn kết qua những huyền thoại đẹp như Sự tích trăm trứng, Quả bầu mẹ… Thiêng liêng thay là ý nghĩa của hai tiếng đồng bào. Nó khẳng định tất cả các dân tộc sinh sống trên non sông đất nước này đều do cùng một mẹ sinh ra. Bài học về đoàn kết còn được gửi gắm trong những câu ca dao làm rung động lòng người: Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Hà Như Thuỷ
3 tháng 4 2016 lúc 15:10

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.

Dương Khánh Linh
28 tháng 3 2018 lúc 21:45

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.

ng thành
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
10 tháng 5 2022 lúc 19:41

Đề 2 :

Qua câu ca dao :

                        "Nhiễu điều phủ lấy giá gương

           Người trong một nước phải thương nhau cùng"

     Theo em hiểu : Yêu thương, đoàn kết, gắn bó, đùm bọc có thể xem là sức mạnh, là truyền thống vốn có của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Là một bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đã đúc kết để lại cho con cháu tôn vinh văn hóa dân gian, làm đẹp thêm kho tàng tri thức, áp dụng xây dựng, bảo vệ phát triển Tổ quốc mình ngày càng giàu đẹp văn minh sánh vai với các cường quốc năm châu.

     Khi đọc, chúng ta thấy rất rõ câu ca dao gồm 2 vế. Vế đầu tiên ông cha ta đã mượn hình ảnh "nhiễu điều" phủ lấy "giá gương". Mà "nhiễu điều" là một loại vải mềm,mịn thường được dùng để che phủ giá gương của người xưa. Tấm vải đẹp, quý trọng lại che cho chiếc gương hứng lấy bụi bẩn, nhơ bẩn để giá gương tuy tầm thường nhưng vẫn sạch sẽ. Tấm vải đỏ và giá gương là hai thứ hoàn toàn tách biệt nhau, không liên quan tới nhau, nhưng vẫn gắn bó tôn vinh nhau. Qua hình ảnh này cho ta thấy rõ nghĩa đen là :"Giá gương" sạch sẽ, bền đẹp là nhờ "nhiễu điều" phủ bọc, che chở và ngược lại công dụng chính của tấm vải đỏ "nhiễu điều" là phủ bọc, che chở và bảo vệ giá gương. Phương pháp ẩn dụ sử dụng hình ảnh "nhiễu điều" và "giá gương" đã khắc họa rõ thông điệp cụ thể mà câu ca dao muốn truyền tải đến người đọc, nghe và học nó. Đó chính là hình ảnh anh em dân tộc Việt Nam. Qua đây, ta cũng thấy rõ nghĩa bóng của câu ca dao mà ông cha ta muốn gửi cho thế hệ con cháu sau này những thông điệp ý nghĩa về sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và luôn đoàn kết, hộ trợ lẫn nhau để tạo nên một khối đại đoàn kết vững mạnh cho cả dân tộc Việt Nam. Đến với vế thứ hai "Người trong một nước thì thương nhau cùng". Đây chính là khẳng định tất cả con người Việt Nam đều có một nguồn gốc - dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, có như vậy xã hội Việt Nam mới tốt đẹp hơn. Từ bao đời nay, trong cuộc sống, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thì tình yêu thương, đùm bọc dân tộc "trọng nghĩa, nặng tình" đã để lại cái riêng rất đặc biệt của con người Việt Nam từ khi sinh ra. Câu ca dao vế thứ hai là câu nói lưu truyền muôn đời về truyền thống đạo lý của người xưa. Đây cũng là lời giải thích khẳng định đúng đắ của tinh thần tương ái của người Việt Nam. Thực tế lịch sử nước ta đã giải thích rất nhiều cho hai câu ca dao trong đó điển hình là năm 1945, nước ta đang đương đầu với nhiều loại giặc : giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ là người đã phát động phong trào "Hũ gạo cứu đói". Phong trào này được mọi người ủng hộ và cũng là phong trào chiến thắng dành hòa bình độc lập dân tộc. Ý nghĩa câu ca dao này vẫn còn giá trị lớn trong cuộc sống hàng ngày như bây giờ, như chương tình VTV3 "Cặp lá yêu thương", "Trái tim cho em" đã kêu gọi rất nhiều nhà hảo tâm cứu thoát các em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh, những hoàn cảnh éo le. Hay năm 2021 vừa qua, khi nước ta phải đối mặt với đại dịch Covid - 19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạng hơn. Đó là những điểm phát lương thực, khẩu trang miễn phí. Những chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước đến với hoàn cảnh khó khăn. Những bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch mặc cho cái dịch có thể chết người, vẫn đeo khẩu trang nhiều ngày đến nỗi xuất hiện nhiều vết lằn thâm tím trên mặt, khiến cho ai nhìn thấy cũng xúc động rơi hàng lệ. Và còn nhiều hành động nữa nhưng không sao kể hết được. Là một chủ nhân tương lại của đất nước, những người học sinh như em cần học và nâng cao ý thức qua bài học ca dao này để phát huy tinh thần yêu thương đùm bọc, giúp đỡ mọi người. Biến tình yêu thương này thành những hành động cụ thể hành ngày như giúp đỡ bạn bè để cùng nhau tiến bộ với phương châm giúp đỡ bạn là cải thiện, hoàn chỉnh bản thân tốt hơn. Trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, vùng núi xa xôi nghèo nàn lạc hậu. Em còn nhỏ, đang đi học thì cần giữ gìn sách vở sạch đẹp đẻ học song có thể tham gia và các phong trào giúp đỡ bạn ở vùng xa có sách học như em. Em nghĩ tuy việc nhỏ nhưng ý nghĩa thật to và là cách tuyên truyền để các bạn khác cùng học tập theo. Tuy nhiên trong cuộc sống đời thường vẫn có một số rất ít người nhỏ nhen, ích kỉ, vu lợi cá nhân, đánh mất đi đạo lý tốt đẹp này. Nhưng cho dù là vậy thì nó cũng không thể nào làm lay chuyển truyền thống quý báu, lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam.

          Như vậy, qua câu ca dao này đã đề cao lòng tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam ta.  Cần được giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam giàu lòng nhân ái có lối sống đoàn kết gắn bó yêu thương nhau.

Lê Phương Mai
10 tháng 5 2022 lúc 19:42

Đề 3 :

Đọc lời khuyên của Lê - Nin :"Học, học nữa, học mãi" thì em chắc chắn rằng ai cũng biết việc học là việc rất quan trọng và nó quyết định sự thành công của cuộc đời mỗi con người chúng ta. Câu nói này xét cho cùng thì nó là chân lí học tập. Học chưa bao giờ trọn vẹn, học chưa bao giờ có giới hạn. Không những thế, câu nói này là lời khuyên, là một quan niệm cực kỳ đúng đắn, là điểm đến của mục tiêu thành công của mỗi con người. 

    Có thể giải thích rằng : Điệp từ "Học" được nhắc tới 3 lần trong lời khuyên cũng như mở rộng về thời gian cho động từ "học". Vậy từ "học" ở đây có một vai trò, ý nghĩa to lớn cho hoạt động học. Cái "học" ở đây chứa đựng hàm ý bao quát của việc học. Học không chỉ đơn thuần là tích lũy thật nhiều kiến thức mà nó còn là sự trau dồi, học hỏi về lối sống đạo đức, nhân cách làm người, học những cái hay, cái đẹp cho cuộc sống. Hay là nói đến "học" là nói đến quá trình khám phá, tiếp thu tinh hoa kiến thức của nhân loại. Vậy vì sao Lê - nin lại dùng từ "học nữa", "học mãi" để răn dạy thế hệ mai sau. "Học nữa" là học dể nâng cao trình độ, mở mang tri thức, nâng cao bằng cấp cho bản thân mình. Tri thức của con người là vô cùng, vô tận mà tri thức nào cũng đẹp, cũng hay cũng cần thiết và hữu ích. Thế nên chúng ta cần rèn luyện thói quen không ngừng học. Chắc chính vì thế mà Lê - Nin dùng từ "học mãi". Bởi vì mỗi con người học không bao giờ là đủ cả kể cả người có vị trí, việc làm cao nhất. Có một lí giải thực tế là mỗi con người bắt đầu học từ khi lọt lòng mẹ như học cầm, học nắm, học bò, học đi, học nói, học thích ứng với môi trường xung quanh học trường mầm non, trung học, trung học phổ thông, đại học, cao học, thạc sĩ, tiến sĩ,...Ngoài ra còn học cách ứng xử trong xã hội qua bạn bè,các thông tin, học cái hay trong cuộc sống, trong nghề nghiệp, học ngoại ngữ để giao tiếp với người nước ngoài,..Như nha Bác học đã từng nói :"Bác học không có nghĩa là ngừng học". Nhất là trong cuộc sống hiện đại như bây giờ, ai không chịu học sẽ không công nghệ, kiến thức, thông tin như bây giờ. Có những người không chịu học sẽ mất cả việc làm lẫn vị trí đứng trong xã hội. Đối với mỗi học sinh như em, nhiệm vụ học tập chính là muốn em và các bạn học cần cố gắng tiếp thu các kiến thức trong sách vở, tiếp thu kiến thức của cô giáo, thầy giáo, học tập bạn học tốt, động viên các bạn học chưa tốt trong lớp cố gắng, ra sức học để cùng nhau phấn đấu. Rèn luyện, học hỏi tấm gương đạo đức tốt để ngày một hoàn thiện nhân cách.  Là một chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam thì chúng em cần phải ra sức học tập ở mọi lĩnh vực văn hóa, khoa học để đáp lại sự mong mỏi của Bác Hồ.

      Lời khuyên của Lê - Nin " Học, học nữa, học mãi" dù trải qua bao nhiêu thời gian, nó vẫn có một vị trí, giá trị cao nhất cho việc học của mỗi con người. Là động lực giúp chúng ta xây dựng một đất nước văn minh,  giàu đẹp. Mọi người hãy coi lời khuyên của Lê - Nin như một kim chỉ nam cho mục đích, phương hướng học tập của mỗi chúng ta.

Lê Phương Mai
10 tháng 5 2022 lúc 19:45

Đề 1 :

Qua câu tục ngữ :"Thất bại là mẹ thành công". Đây là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống đời thường muốn truyền mãi cho muôn đời sau. Khi đọc lên ai cũng hiểu rằng mỗi lần thất bại trong cuộc sống, lao động, học tập đã cho ta đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm để đi đến đỉnh cao thành công tốt đẹp của mỗi con người.

    Trước tiên ta phải biết "thành công" và "thất bại" là hai khái niệm hoàn toàn đối lập nhau. "Thất bại" là những lần ta vấp ngã, không đạt được mục đích như mong muốn, kết quả xấu, thiệt hại, hư hỏng trong học tập, công việc, cuộc sống. Ngược lại "thành công " là những điều ta đã làm tốt, đạt kết quả như mong muốn hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Đối với từ ""mẹ" thì đó chính là người phụ nữ quan trọng nhất trong mỗi con người. Đó là người yêu  thương, chăm sóc, dạy bảo ta đầu tiên, là người cho ta lòng tự tin ấm áp vững bước đi trên con đường đời. Như vậy, câu tục ngữ :"Thất bại là mẹ thành công" là khẳng định rằng mỗi thất bại trong cuộc đời con người sẽ thành một bài học bổ ích để chúng ta tiến đến thành công. Câu tục ngữ tưởng chừng như mâu thuẫn khi đặt hai khái niệm đối lập nhau trong một quan hệ nhân quả. Nhưng thực chất, nó nhằm khuyên răng con người cần có thái độ đúng đắn trước thất bại của mình. Không nên dễ dàng nản chí mà đánh mất đi những cơ hội vươn lên thành công. Điều này có thể lí giải đơn giản qua một ví dụ thực tế. Một đứa trẻ bắt đầu tập đi cứ ngã cứ ngã rất nhiều lần, sau mỗi lần ngã lại đứng lên đi lại sau một thời gian đứa trẻ có thể đi gần rồi đi xa và đi vững vàng đến nơi muốn đến, Hay một người học sinh như em gặp bài toán khó khi học kiến thức mới, giải sai trầm trọng, điểm kém nhưng bằng ý chí lần sau làm lại tốt hơn mỗi ngày, tự sửa sai cho mình, không dấu dốt. "Thất bại" sẽ giúp chúng ta rèn luyện ý chí ,tự tin và bản lĩnh hơn nhiều để đi đến thành công. Theo em nghĩ, khi "thất bại", chúng ta nên rút ra cho mình một bài học quý báu, từ đó chúng ta sẽ có kinh nghiệm để tránh lần sau mắc phải. Chắc chắn rằng sau mỗi lần thất bại chúng ta sẽ trưởng thành hơn và đi đến thành công như mong đợi. Tuy nhiên, các bạn phải hết sức chú ý, chúng ta không nên mù quáng làm ra những sai lầm. Có những người mắc sai lầm thì không thể đứng đạy, chán nản và ở đây vì chán nản. Vậy thì tại  sao thay vì chán nản, bi quan mà hãy lạc quan bước lên phía trước, dũng cảm bước qua khó khăn.

      Như vậy, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" là bài học vô cùng đúng đắn với tất cả chúng ta trong cuộc sống, làm việc và học tập. Mọi người hãy ghi, biến nó tành hành động phấn đấu đi tới thành công.

trannguyenxuanan
Xem chi tiết
Simp shoto không lối tho...
8 tháng 5 2021 lúc 14:01

Tham khảo!

Một trong những truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam đó là tinh thần tương thân, tương ái. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ như:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Câu ca dao gồm hai vế, ở vế đầu tiên, ông cha ta đã mượn hình ảnh “nhiễu điều” có nghĩa là tấm vải đỏ. Như vậy “nhiễu điều phủ lấy giá gương” ý chỉ lấy tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. Đến vế câu thứ hai là “Người trong một nước phải thương nhau cùng” - những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Tóm lại, câu ca dao muốn khuyên nhủ con người cần phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.

Dân tộc Việt Nam có chung một nguồn gốc - dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết sẻ chia, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa, cuộc sống luôn tồn tại những điều thử thách, khó khăn. Con người sinh ra không phải ai cũng được sống trong sung sướng, hạnh phúc. Bởi vậy mà một tấm lòng sẻ chia, yêu thương sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Đó có thể là sự sẻ chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Nhưng dù là sự sẻ chia vật chất hay tinh thần cũng đều cần có sự xuất phát thật tâm từ tấm lòng của người giúp đỡ.

Những thanh niên tình nguyện, tuy còn trẻ nhưng họ luôn sẵn sàng đưa bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn. Những người nghệ sĩ giàu có tấm lòng thường xuyên đi làm từ thiện... Hoặc cụ thể như năm 2020 vừa đi qua là một năm đáng quên nhưng cần phải nhớ. Hết trận lũ này đến trận lũ khác kéo đến mảnh đất miền Trung thân yêu. Nhà cửa, của cải đều mất trắng, thậm chí nhiều người đã phải bỏ mạng trước thiên tai khốc liệt. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, tấm lòng của người dân Việt Nam lại hướng về đồng bào miền Trung với sự sẻ chia, yêu thương sâu sắc. Không chỉ ủng hộ bằng vật chất mà còn ủng hộ về tinh thần. Nhiều chiến sĩ bộ đội vì cứu người dân mà đã hy sinh cả tính mạng của mình.

Đối với một học sinh như tôi, bài ca dao là lời khuyên vô cùng quý giá. Nó giúp tôi biết yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn. Mỗi người hãy nhớ đến lời bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” để từ đó sống thật có ý nghĩa.

Như vậy, câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã đem đến cho chúng ta một bài học ý nghĩa. Tình yêu thương luôn có một sức mạnh to lớn đối với cuộc sống của nhân loại.

Aaron Lycan
8 tháng 5 2021 lúc 14:02

   TK:

  Từ ngàn đời nay, ông cha ta luôn đúc kết và gửi gắm những kinh nghiệm quý báu, những bài học về lẽ sống trong những câu ca dao tục ngữ. Đó là bài học về yêu thương, về sự đoàn kết, về truyền thống tôn sư trọng đạo,... Và câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" là một trong số đó.

      Câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" mang đến cho chúng ta bài học có giá trị, ý nghĩa sâu sắc. Vậy nên hiểu câu ca dao này như thế nào? Trước hết, về nghĩa đen, "nhiễu điều" là một tấm vải tơ màu đỏ, quý hiếm và rất sang trọng. "Giá gương" là một vật dụng gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình, được người thợ thủ công chạm khắc một cách tỉ mỉ, tinh tế và thường dùng để đỡ những chiếc gương. Thêm vào đó, người ta thường dùng "nhiễu điều" để phủ lấy "giá gương" để bảo vệ "giá gương" không bị bụi bẩn bám và hoen ố trước những tác nhân từ bên ngoài. Nhưng câu ca dao không chỉ dừng lại ở nghĩa đen đó mà ẩn sau đó còn là nghĩa bóng, nghĩa sâu xa với bao bài học đáng trân quý. "Nhiễu điều" và "giá gương" chính là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những con người khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Từ đó, câu ca dao khuyên con người ta sống phải biết yêu thương, san sẻ, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.

      Có thể thấy, câu ca dao đã đưa đến cho lớp lớp thế hệ sau một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay của dân tộc, đó chính là truyền thống đoàn kết, biết sống yêu thương. Từ ngàn đời nay, truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện một cách rõ nét trong đời sống hằng ngày bằng rất, rất nhiều những việc làm cụ thể. Đó là tinh thần đoàn kết, kiên cường để cùng nhau chống lại kẻ thù xâm lược. Đó là sự chia sẻ, yêu thương, ủng hộ giúp đỡ những người có số phận bất hạnh hay hoàn cảnh kém may mắn. Hằng năm, có hàng loạt phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, người bị chất độc da cam, Tết vì bạn nghèo,... vẫn đã và đang diễn ra. Những hành động ấy chính là minh chứng tiêu biểu nhất cho tinh thần đoàn kết, cho lòng yêu thương, nhân ái của dân tộc ta. Truyền thống tốt đẹp ấy đã mang lại cho cuộc sống của mỗi người bao điều thú vị và hạnh phúc. Biết yêu thương, biết sẻ chia chúng ta không chỉ mang đến niềm vui cho người khác mà còn là cách để bản thân mình cảm thấy hạnh phúc hơn. Sống yêu thương, đoàn kết sẽ mang lại cuộc sống ngập tràn ý nghĩa và ta sẽ nhận được sự yêu thương, quý mến và trân trọng của những người xung quanh. Có thể dễ dàng nhận thấy, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều người sống yêu thương, đoàn kết. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân và chia rẽ những người trong một tập thể. Thật đáng buồn, đáng chê trách biết bao với những con người có suy nghĩ và hành động như thế.

       Sống đoàn kết, yêu thương và biết sẻ chia là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần cố gắng, nỗ lực để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Thêm vào đó, chúng ta cần mở rộng vòng tay, trái tim của mình với những số phận kém may mắn, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn và tích cực tham gia vào các phong trào quyên góp, ủng hộ,... để góp phần nhỏ bé của mình giúp đỡ những người xung quanh. Đặc biệt, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta có thể thể hiện lòng yêu thương, đoàn kết của mình bằng những việc làm nhỏ bé như giúp đỡ bạn khi bạn bị ốm, tham gia các phong trào quyên góp cho bạn nghèo do nhà trường tổ chức, tích cực tham gia giúp đỡ các gia đình thương binh, những người có số phận kém may mắn,...

      Câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" đã đưa đến một bài học có ý nghĩa vô cùng to lớn về tình yêu thương. Dẫu đã trải qua hàng triệu năm nhưng đến nay, câu ca dao ấy vẫn còn nguyên giá trị, nó là hành trang, là bài học quý giá đối với mỗi người trên bước đường tương lai. 

 

Laville Venom
8 tháng 5 2021 lúc 14:12

tk 

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.

2. Thân bài

a. Giải thích:

Nhiễu điều: loại vải quý màu đỏGiá gương: giá đỡ của gương được làm từ loại gỗ quý, chạm trổ tinh xảo

→ Hai đồ vật luôn đi cùng với nhau, giữ gìn, chở che cho nhau.

→ Người dân sống trong một nước, cần phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau

b. Bàn luận:

- Vì sao người trong một nước lại cần phải yêu thương, giúp đỡ nhau?

Vì đó là tình cảm tự nhiên của mỗi con người - yêu thương đồng loạiVì đó là đạo lý, truyền thống tốt đẹp được truyền dạy từ bao đời nay của dân tộcVì chúng ta đang cùng chung sống trên một lãnh thổ, cùng chung phúc - họa, hưởng chung nguồn tài nguyên nên cần đoàn kết, giúp đỡ nhau 

- Biểu hiện của việc mọi người trong cộng đồng yêu thương, giúp đỡ nhau:

Những quỹ từ thiện, nhà trẻ SOS, chiến dịch quyên góp… để san sẻ nỗi bất hạnh với đồng bàoMọi người cùng nhau lao động, san sẻ vất vả để hoàn thành tốt công việcBảo vệ, cứu giúp nhau khi gặp khó khăn, nguy hiểmAn ủi, chia sẻ khi người khác gặp chuyện buồn...

(HS lấy những dẫn chứng cụ thể)

- Ý nghĩa của việc mọi người trong cộng đồng yêu thương, giúp đỡ nhau:

Giúp cho mỗi cá nhân được sống tốt hơn, hạnh phúc hơnGiúp cho cộng đồng đoàn kết, nhờ đó tăng sức mạnh tập thể, đạt được nhiều thành tựu cao hơn và bảo vệ được đất nước trước thế lực khác

- Tác hại của việc mọi người trong cộng đồng không yêu thương, giúp đỡ nhau:

Mỗi cá nhân khi gặp khó khăn, mệt mỏi, nguy hiểm… không được trợ giúp sẽ dễ bị tổn thương về tinh thần, thể xác, tương laiSức mạnh cộng đồng, tập thể bị giảm đi, dễ bị tấn công, thua thiệt

c. Mở rộng vấn đề:

Không nên lúc nào cũng trông chờ vào sự giúp đỡ từ người khác, vẫn cần phải tự rèn luyện, khắc phục khó khăn của mìnhNên giúp đỡ, đoàn kết người khác bằng trái tim chứ không phải vì tư lợi

c. Kết bài

Suy nghĩ, đánh giá của em về câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.
marian
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
20 tháng 4 2016 lúc 19:09

I. Mở bài: Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Đoàn kết là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương trong quan hệ giữa người với người. Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Ngày xưa ông cha ta chú trọng đến vấn đề giáo dục tinh thần đoàn kết, thể hiện qua câu ca dao : “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng ”.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

a. Câu ca dao mượn một hình ảnh đẹp : Nhiễu điều phủ lấy giá gương đề nói đến vấn đề đoàn kết

- Nghĩa đen : miếng vải nhiễu ( một loại lụa quý dệt từ tơ tằm) màu đỏ, thường được dùng để phủ lên chiếc giá gương cho khỏi bụi

- Nghĩa bóng : Chỉ sự đùm bọc, che chở, gắn bó khắng khít của đồng bào trong một nước.

b. Câu ca dao khuyên nhủ : người trong một nước phải thương yêu, giúp đỡ nhau, coi nhau như con một nhà.

2. Khẳng định lời khuyên đó hoàn toàn đúng

- Xưa nay, người dân cùng sống trong một làng, một huyện, một tỉnh và một nước thường có quan hệ gắn bó nhau về tình cảm và vật chất

- Bởi vậy nên mỗi người có ý thức thương yêu, đùm bọc những người xung quanh mình, nhất là trong lúc khó khăn hoạn nạn

- Tình đoàn kết thương yêu giai cấp, giống nồi là cơ sở của lòng yêu mến quê hương, đất nước, dân tộc.

3. Mở rộng vấn đề:

- Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau được thể hiện trong nhận thức và hành động cụ thể : gặp người trong cảnh khó khăn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với tinh thần tương thân tương ái ( dẫn chứng)

- Tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau là nền tảng của đạo lí dân tộc là cơ sở tạo nên sức mạnh để xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng giàu mạnh

- Phê phán những thái độ sai trái như ích kỉ, thờ ơ trước nỗi đau của người khác

III. Kết bài - Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta

                 - Chúng ta cần bỏa vệ và không ngừng phát huy truyền thống đó

Nguyễn Cao Bảo Ngân
23 tháng 4 2016 lúc 10:56

Mở bài: Từ xưa nhân dân ta đã sáng tạo ra những huyền thoại đẹp đẽ về nguồn gốc dân tộc 

đoàn kết là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta

đoàn kết là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương trong quan hệ giữa con người với con người .Đoàn kết tạo nên sức mạnh

Ngày xưa ông cha ta đã chú trọng đến vấn đề giáo dục ,tinh thần đoàn kết thể hiện qua câu ca dao:Nhiễu điều phủ lấy giá gương .Người trong một nước phải thương nhau cùng

Thân bài:Giải thích ý nghĩa của câu ca dao 

+Câu ca dao đã mượn hình ảnh đẹp .Nhiễu điều là một miếng vải đỏ quý giá ,thường được dùng để phủ lên chiếc giá gương để giữ cho tấm gương khỏi bụi

+Nghĩa bóng:chỉ sự đùm bọc ,che chở, gắn bó khắng khít của đồng bào trong một nước 

+Câu ca dao khuyên nhủ : người trong

một nước phải biết yêu thương giúp đỡ nhau ,coi nhau như anh em một nhà

-Lời khuyên trên hoàn toàn đúng.Vì sao người trong một nước phải thương nhau cùng?

+Xưa nay người dân cùng sống trong một làng ,một huyện ,một tỉnh và một nước có tinh thần gắn bó với nhau vế vật chất và tinh thần 

+Vì vậy mỗi người hãy yêu thương và đùm bọc những người xung quanh mính nhất là trong lúc khó khăn hoan nạn

+Tinh thần đoàn kết và yêu thương giống nòi là cơ sở của lòng yêu mến quê hương ,đất nước ,dân tộc và nhân loại

+Mở rộng vấn đề

+Tinh thần được thể hiện  trong nhận thức và hành động cụ thể:gặp người trong hoàn cảnh khó khăn ,chia sẻ với tinh thần tương thân tương ái (thương người như thể thương thân ),giúp đỡ người nghèo khó tàn tật hoặc tham gia phong trào hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt, phong trào xóa đói giảm nghèo

+Tinh thần đoàn kết ,yêu thương nhau là nền tảng của đạo lí dân tộc là cơ sở tạo nên sức mạnh để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ngày càng giàu mạnh

+Phê phán những thái độ sai trái:ích kỷ,thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của người khác

Kết bài:Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta

+Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó

 

Nguyễn Thế Bảo
20 tháng 4 2016 lúc 18:59

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về câu ca dao. Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng . Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Chỉ với những gậy gốc. Rồi những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.

Ngày nay, trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em  nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ, dù là về vật  chất hay tinh thần. Vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài hát trong đó có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”

Đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như “ Áo ấm vùng cao”, “Trung thu cho em”, “ Tết trọn vẹn” đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.

Tuy nhiên, vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe nhưng không ai chịu dừng lại vài phút để giúp. Hay những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp. Người ta ngày càng ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ mình, sợ bị lừa, sợ bị thiệt. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là số ít người trong xã hội mà thôi. Hãy thử nghĩ mà xem, chúng ta sống một cuộc sống mà chỉ biết mình, thì sẽ buồn chán, tẻ nhạt đến thế nào? Không chỉ thế, xã hội không có sự giúp đỡ, sẽ thụt lùi, chậm phát triển. Thật là một hậu quả đáng sợ, đáng suy ngẫm.

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”. Hãy luôn nhớ rằng dân tộc ta luôn là một thể thống nhất, dù có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 54 dân tộc vẫn là anh em, vẫn luôn phải đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước.

Aoi himeko
Xem chi tiết
♥Ngọc
24 tháng 4 2019 lúc 21:10

Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trước hết ta cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. “Nhiễu điều” ở đây là một tấm vải dùng để phủ lên gương để tránh bụi bẩn, giữ cho gương luôn sáng bóng và “giá gương” chính là vật dụng mà cần có tấm “nhiễu điều” để bảo vệ. Từ hai hình ảnh trên, ông cha ta đã liên tưởng sâu xa đến tình cảm của những người dân trong cùng một dân tộc, cùng một nước, đã chảy chung một dòng máu quê hương, có mục đích chung thì cần biết thương yêu nhau, đùm bọc, gắn bó, sẻ chia , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh để cùng vượt qua khó khăn, thử thách, có như thế mới giúp đất nước phát triển và đi lên.

Quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Trước hết, mỗi người đều có cội nguồn, đều có một Tổ Quốc thiêng liêng mà thân thương như là nhà, là nơi vững chãi để con người ta sống và hoạt động. Từ xa xưa, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra chiếc bọc trăm trứng đã thể hiện sự liên kết, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người với người trong cùng một dân tộc, có chung nhau tổ tiên, nguồn cội, có chung dòng máu dân tộc trong huyết quản. Vậy nên, sự đoàn kết, gắn bó là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Nó chính là nguồn sức mạnh để một đất nước đi lên vững chãi, là nguồn sức mạnh mà trong quá khứ, khiến bao kẻ thù xâm lăng đã ngã gục trên mảnh đất quê ta, cũng là nguồn sức mạnh để con người cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới. Một đất nước có phát triển là một đất nước có sự đồng lòng, đoàn kết của mọi người dân trong đất nước ấy, mà để có được điều ấy, trước hết con người với con người phải biết yêu thương, chở che, đùm bọc lẫn nhau.

Xã hội của chúng ta hôm nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoàn cảnh, những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, không nơi nương tựa cần sự giúp đỡ từ chính những người dân cùng chung dòng máu với mình. Và nhìn chung, dù là thời trước hay thời nay, nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy tốt tinh thần “lá lành đùm lá rách” với đồng bào. Nếu khi xưa, Bác Hồ vận động kêu gọi lập hũ gạo cứu đói trong giai đoạn 1945 với khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thì hôm nay, thế hệ con cháu vẫn phát huy tốt truyền thống ấy bằng việc tổ chức các hoạt động thiện nguyện, các tổ chức từ thiện từ quy mô nhỏ đến lớn nhằm giúp các hoàn cảnh sống nghèo khổ, khó khăn, giúp đỡ bà con đồng bào miền núi, vùng lũ lụt...Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống được cải thiện, đất nước có thể xóa đói giảm nghèo, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm.

Tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp một tập thể, một dân tộc cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển vì một mục đích chung. Là một người con của mảnh đất hình chữ S này, mỗi người cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của chính mình không chỉ đối với sự phát triển của đất nước mà còn là trách nhiệm đối với chính những mảnh đời xung quanh ta, cần biết sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, cho đi để rồi nhận lại, không sống vô cảm, thờ ơ với các hoàn cảnh sống khó khăn, mở rộng lòng mình bằng một trái tim vàng son luôn đập rộn ràng với cuộc sống xung quanh.

Là những trái bầu và trái bí trên cùng một giàn cây, cũng giống như những người trong cùng một dân tộc, tuy có thể khác biệt về hình thức, giọng nói, tính cách, nơi sống,..thế nhưng một điều vĩnh viễn không thể phủ nhận đó là mỗi người đều có chung duy nhất một cội nguồn dân tộc, một Tổ Quốc vẫy gọi. Sự yêu thương, sẻ chia, đùm bọc sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, tạo thành một khối trụ vững bền.
#Hk_tốt

#Ken'z

Trần Thị Hồng
24 tháng 4 2019 lúc 21:10

Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trước hết ta cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. “Nhiễu điều” ở đây là một tấm vải dùng để phủ lên gương để tránh bụi bẩn, giữ cho gương luôn sáng bóng và “giá gương” chính là vật dụng mà cần có tấm “nhiễu điều” để bảo vệ. Từ hai hình ảnh trên, ông cha ta đã liên tưởng sâu xa đến tình cảm của những người dân trong cùng một dân tộc, cùng một nước, đã chảy chung một dòng máu quê hương, có mục đích chung thì cần biết thương yêu nhau, đùm bọc, gắn bó, sẻ chia , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh để cùng vượt qua khó khăn, thử thách, có như thế mới giúp đất nước phát triển và đi lên.

Quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Trước hết, mỗi người đều có cội nguồn, đều có một Tổ Quốc thiêng liêng mà thân thương như là nhà, là nơi vững chãi để con người ta sống và hoạt động. Từ xa xưa, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra chiếc bọc trăm trứng đã thể hiện sự liên kết, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người với người trong cùng một dân tộc, có chung nhau tổ tiên, nguồn cội, có chung dòng máu dân tộc trong huyết quản. Vậy nên, sự đoàn kết, gắn bó là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Nó chính là nguồn sức mạnh để một đất nước đi lên vững chãi, là nguồn sức mạnh mà trong quá khứ, khiến bao kẻ thù xâm lăng đã ngã gục trên mảnh đất quê ta, cũng là nguồn sức mạnh để con người cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới. Một đất nước có phát triển là một đất nước có sự đồng lòng, đoàn kết của mọi người dân trong đất nước ấy, mà để có được điều ấy, trước hết con người với con người phải biết yêu thương, chở che, đùm bọc lẫn nhau.

Xã hội của chúng ta hôm nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoàn cảnh, những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, không nơi nương tựa cần sự giúp đỡ từ chính những người dân cùng chung dòng máu với mình. Và nhìn chung, dù là thời trước hay thời nay, nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy tốt tinh thần “lá lành đùm lá rách” với đồng bào. Nếu khi xưa, Bác Hồ vận động kêu gọi lập hũ gạo cứu đói trong giai đoạn 1945 với khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thì hôm nay, thế hệ con cháu vẫn phát huy tốt truyền thống ấy bằng việc tổ chức các hoạt động thiện nguyện, các tổ chức từ thiện từ quy mô nhỏ đến lớn nhằm giúp các hoàn cảnh sống nghèo khổ, khó khăn, giúp đỡ bà con đồng bào miền núi, vùng lũ lụt...Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống được cải thiện, đất nước có thể xóa đói giảm nghèo, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm.

Tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp một tập thể, một dân tộc cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển vì một mục đích chung. Là một người con của mảnh đất hình chữ S này, mỗi người cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của chính mình không chỉ đối với sự phát triển của đất nước mà còn là trách nhiệm đối với chính những mảnh đời xung quanh ta, cần biết sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, cho đi để rồi nhận lại, không sống vô cảm, thờ ơ với các hoàn cảnh sống khó khăn, mở rộng lòng mình bằng một trái tim vàng son luôn đập rộn ràng với cuộc sống xung quanh.

Là những trái bầu và trái bí trên cùng một giàn cây, cũng giống như những người trong cùng một dân tộc, tuy có thể khác biệt về hình thức, giọng nói, tính cách, nơi sống,..thế nhưng một điều vĩnh viễn không thể phủ nhận đó là mỗi người đều có chung duy nhất một cội nguồn dân tộc, một Tổ Quốc vẫy gọi. Sự yêu thương, sẻ chia, đùm bọc sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, tạo thành một khối trụ vững bền.

❥︵Duy™
25 tháng 4 2019 lúc 10:55

Trả lời.....................

Easy...........

Từ lâu người Việt đã có truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau, truyền thống đó càng được thể hiện rõ nếu một cá nhân trong một tập thể, một cộng đồng gặp khó khăn. Để con cháu mãi mãi giữ được truyền thống quý báu đó ông cha ta đã truyền lại câu ca dao mà không con người mang dòng máu Việt Nam quên được:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Chúng ta có thể hiểu rằng, nhiễu điều là một tấm vải màu đỏ, có thể nói là vô cùng quí giá và sang trọng trong xã hội thời xưa. Và vật quí giá đó được dùng để phủ lên tấm bài vị của tổ tiên. Tấm vải che chở, đùm bọc cho “giá gương” khỏi những bụi bặm, nhơ bẩn trong cuộc đời. Chính hình ảnh này đã khơi gợi lên hình ảnh yêu thương, sự đùm bọc sẽ chia của nhân dân ta, mà đời đời kiếp kiếp nhân dân giữ gìn, coi trọng nó như một phần của trái tim, một phần của tâm hồn của mình.

Truyền thuyết Con Rồng cháu tiên đã nói cho chúng ta biết chúng ta được sinh ra cùng một tổ tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam. Chúng ta là anh em, nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau.

Cuộc sống ngày nay đã phát triển, con người được sống sung sướng hơn nhưng vẫn còn đây đó những cảnh đời bất hạnh, đau thương. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người biết tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, thì không phải ai cũng làm được. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: đó là tình yêu. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm cho bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã, nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó, không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương, thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao.

Sự che chở đùm bọc lẫn nhau sẽ làm cho xã hội ngày càng phát triển, xã hội ngày càng tiến đến sự công bằng, bình đẳng. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời, là vòng xích sẽ đứt, nghĩa là một con người không biết gắn kết, thì sẽ là cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết, mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu.

Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức tự giác giúp đỡ những con người khó khăn, xã hội sẽ nhanh chóng giàu mạnh. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy nhưng bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thối thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn

Truyền tụng câu ca dao trong dân gian không chỉ có ý răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.

.................................................học tốt........................................

Hạnh Nguyên
Xem chi tiết
zero
23 tháng 4 2022 lúc 16:20

refer

Thành ngữ, tục ngữ từ lâu đã trở thành một vẻ đẹp bất diệt trong kho tàng văn học Việt Nam. Nó không chỉ tôn vinh văn học dân gian mà còn làm đẹp thêm kho tàng tri thức, những bài học, đạo lý của người xưa. Và trong số đó là câu tục ngữ:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đó là tiếng vang êm ái nhắc nhở đến con cháu muôn đời hãy biết đùm bọc, che chở, thương yêu và san sẻ lẫn nhau.

Từ bao đời nay, trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, tình yêu thương đùm bọc, một dân tộc “trọng nghĩa nặng tình” đã để lại cái riêng rất đặc biệt cho con người Việt Nam. Dường như tình yêu thương, sự đùm bọc đã trở thành bản năng tất yếu có sẵn từ khi sinh ra. Câu tục ngữ trên là một trong những biểu hiện ấy, lưu truyền lại muôn đời nhắc nhở con cháu về truyền thống đạo lý của người xưa cũng như càng khẳng định thêm tinh thần tương thân tương ái của người Việt. Ta biết rằng, “nhiễu điều” là một loại vải đỏ mềm, mịn thường được dùng để phủ trên giá gương của người xưa. Tấm vải đẹp, quý trọng lại che cho chiếc gương hứng lấy những bụi bặm, nhơ bẩn để giá gương tuy tầm thường nhưng vẫn được sạch sẽ. Hai thứ ấy hoàn toàn tách biệt, không liên quan tới nhau nhưng vẫn gắn bó, tôn vinh nhau. Có tấm gương, “nhiễu điều” mới phát huy được công dụng của mình và “tấm gương” được sạch sẽ, láng bóng đều nhờ nhiễu điều phủ bên ngoài. Người xưa quả thật vô cùng tinh tế khi sử dụng hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” để nói lên ý “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Cũng bởi hai sự vật đùm bọc nhau nhưng có nguồn gốc khác biệt, huống chi người Việt cùng một nòi giống con rồng cháu tiên cớ gì lại không yêu thương nhau. Tình yêu thương ấy được ví như tấm “nhiễu điều” đỏ rực son sắt, tuy hứng lấy bụi bẩn, gió bão nhưng không mất đi được vẻ đẹp vốn có, đó cũng là tấm lòng rộng lớn của người dân Việt Nam từ trước đến nay chưa từng thay đổi. Câu tục ngữ là lời dạy bảo của cha ông rằng tình yêu thương, sự đùm bọc không bao giờ mất đi giá trị trân quý vốn có của nó. Dặn con cháu cùng “một nước” hãy thương yêu nhau bằng sự chân thành, không tính toán.

Trải qua mấy nghìn năm dựng nước, dòng máu của chúng ta đã hòa lẫn đất mẹ và chảy trong nhau, huyết thống quý báu không phân tách ấy xuất phát từ tình thương yêu, đùm bọc như anh em trong nhà của người dân Việt Nam. Chúng ta cùng nguồn cội, cùng sinh ra và lớn lên trong một nền văn hóa truyền thống lâu đời. Cũng bởi lẽ vậy nên không ai sinh ra có thể sống tách biệt mà không cần đến mọi người xung quanh được. Đoàn kết lại, che chở và gắn bó với nhau sẽ tạo nên những sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mất mùa… Ta vẫn thấy những bao tải quần áo, những thùng đồ ăn lớn được đưa lên vùng Tây Bắc, miền Trung cứu trợ cho mùa lạnh đỉnh điểm hay những đợt mưa bão thiệt hại lớn về người và của. Mùa dưa hấu bị thừa quá nhiều, là các doanh nghiệp vận động người dân mua ủng hộ bà con không bị lỗ tiền. Những trung tâm bảo trợ, tình thương được dựng lên nhờ các mạnh thường quân, nhà hảo tâm cũng là biểu hiện rõ nét nhất của tình yêu thương, đoàn kết, bao bọc, hỗ trợ lẫn nhau của người dân Việt Nam.

Truyền thống tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ vẫn được lưu truyền đến tận bây giờ, chỉ cần nơi nào có đói, khổ, đau ốm không có tiền, rất nhiều người sẵn sàng quyên góp, ủng hộ. Tình yêu thương trở nên đẹp đẽ và mãnh liệt qua các thời kỳ, nhất là thời điểm phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay phát triển rầm rộ, việc giúp đỡ, quyên góp lại càng thuận tiện. “Người trong một nước phải thương nhau cùng”, câu tục ngữ vẫn cứ tiếp nối qua mọi thế hệ, tình yêu thương, chở che luôn được vun trồng ngày một lớn lên, để rồi đất nước phát triển, con người tốt đẹp và xã hội văn minh.

Hãy biết quan tâm lấy những người nghèo khổ, khó khăn, hoạn nạn. Không có ai giàu nếu nọ nghèo nàn tình thương. Người có tình thương yêu mọi người, quê hương, dân tộc nhiều nhất là người giàu có nhất. Xóa dần đi khoảng cách giữa người với người, cố gắng gạt bỏ những nghi kỵ về lòng tin, sự tốt đẹp, chúng ta sẽ thấy một thế giới tươi sáng hơn. Đừng sống theo lẽ sống ích kỷ, chỉ biết có mình, như vậy không ai thật lòng với ai, không ai biết thương yêu ai, sống trong xã hội như vậy quả thật đau lòng biết mấy.

Mỗi chúng ta, biết yêu thương kịp thời, yêu thương chưa bao giờ là muộn, xuất phát từ sự chân thành, tự nguyện mới là yêu thương đẹp đẽ nhất. Đừng vì danh tiếng hay quyền lợi mới yêu thương bất cứ ai, như thế chúng ta cũng sẽ chỉ nhận lại giả dối và bất hạnh.

 

Câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã đúc kết, cô đọng lại không chỉ truyền thống đạo lý nhân ái yêu thương mà còn là bài học cho cả thế hệ tiếp theo lẫn mai sau, không bao giờ được quên đi việc sống để yêu thương người xung quanh. Yêu thương, che chở lấy những đồng bào ruột thịt, lưu truyền muôn đời truyền thống tốt đẹp này và khẳng định một Việt Nam giàu niềm tự hào về tình yêu thương cũng như sự đùm bọc có từ lâu đời.

⭐Hannie⭐
23 tháng 4 2022 lúc 16:22

Tham khảo

Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa váo lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.

Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.



 

Lê Phương Mai
23 tháng 4 2022 lúc 18:07

Qua câu ca dao :

                        "Nhiễu điều phủ lấy giá gương

           Người trong một nước phải thương nhau cùng"

     Theo em hiểu : Yêu thương, đoàn kết, gắn bó, đùm bọc có thể xem là sức mạnh, là truyền thống vốn có của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Là một bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đã đúc kết để lại cho con cháu tôn vinh văn hóa dân gian, làm đẹp thêm kho tàng tri thức, áp dụng xây dựng, bảo vệ phát triển Tổ quốc mình ngày càng giàu đẹp văn minh sánh vai với các cường quốc năm châu.

     Khi đọc, chúng ta thấy rất rõ câu ca dao gồm 2 vế. Vế đầu tiên ông cha ta đã mượn hình ảnh "nhiễu điều" phủ lấy "giá gương". Mà "nhiễu điều" là một loại vải mềm,mịn thường được dùng để che phủ giá gương của người xưa. Tấm vải đẹp, quý trọng lại che cho chiếc gương hứng lấy bụi bẩn, nhơ bẩn để giá gương tuy tầm thường nhưng vẫn sạch sẽ. Tấm vải đỏ và giá gương là hai thứ hoàn toàn tách biệt nhau, không liên quan tới nhau, nhưng vẫn gắn bó tôn vinh nhau. Qua hình ảnh này cho ta thấy rõ nghĩa đen là :"Giá gương" sạch sẽ, bền đẹp là nhờ "nhiễu điều" phủ bọc, che chở và ngược lại công dụng chính của tấm vải đỏ "nhiễu điều" là phủ bọc, che chở và bảo vệ giá gương. Phương pháp ẩn dụ sử dụng hình ảnh "nhiễu điều" và "giá gương" đã khắc họa rõ thông điệp cụ thể mà câu ca dao muốn truyền tải đến người đọc, nghe và học nó. Đó chính là hình ảnh anh em dân tộc Việt Nam. Qua đây, ta cũng thấy rõ nghĩa bóng của câu ca dao mà ông cha ta muốn gửi cho thế hệ con cháu sau này những thông điệp ý nghĩa về sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và luôn đoàn kết, hộ trợ lẫn nhau để tạo nên một khối đại đoàn kết vững mạnh cho cả dân tộc Việt Nam. Đến với vế thứ hai "Người trong một nước thì thương nhau cùng". Đây chính là khẳng định tất cả con người Việt Nam đều có một nguồn gốc - dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, có như vậy xã hội Việt Nam mới tốt đẹp hơn. Từ bao đời nay, trong cuộc sống, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thì tình yêu thương, đùm bọc dân tộc "trọng nghĩa, nặng tình" đã để lại cái riêng rất đặc biệt của con người Việt Nam từ khi sinh ra. Câu ca dao vế thứ hai là câu nói lưu truyền muôn đời về truyền thống đạo lý của người xưa. Đây cũng là lời giải thích khẳng định đúng đắ của tinh thần tương ái của người Việt Nam. Thực tế lịch sử nước ta đã giải thích rất nhiều cho hai câu ca dao trong đó điển hình là năm 1945, nước ta đang đương đầu với nhiều loại giặc : giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ là người đã phát động phong trào "Hũ gạo cứu đói". Phong trào này được mọi người ủng hộ và cũng là phong trào chiến thắng dành hòa bình độc lập dân tộc. Ý nghĩa câu ca dao này vẫn còn giá trị lớn trong cuộc sống hàng ngày như bây giờ, như chương tình VTV3 "Cặp lá yêu thương", "Trái tim cho em" đã kêu gọi rất nhiều nhà hảo tâm cứu thoát các em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh, những hoàn cảnh éo le. Hay năm 2021 vừa qua, khi nước ta phải đối mặt với đại dịch Covid - 19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạng hơn. Đó là những điểm phát lương thực, khẩu trang miễn phí. Những chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước đến với hoàn cảnh khó khăn. Những bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch mặc cho cái dịch có thể chết người, vẫn đeo khẩu trang nhiều ngày đến nỗi xuất hiện nhiều vết lằn thâm tím trên mặt, khiến cho ai nhìn thấy cũng xúc động rơi hàng lệ. Và còn nhiều hành động nữa nhưng không sao kể hết được. Là một chủ nhân tương lại của đất nước, những người học sinh như em cần học và nâng cao ý thức qua bài học ca dao này để phát huy tinh thần yêu thương đùm bọc, giúp đỡ mọi người. Biến tình yêu thương này thành những hành động cụ thể hành ngày như giúp đỡ bạn bè để cùng nhau tiến bộ với phương châm giúp đỡ bạn là cải thiện, hoàn chỉnh bản thân tốt hơn. Trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, vùng núi xa xôi nghèo nàn lạc hậu. Em còn nhỏ, đang đi học thì cần giữ gìn sách vở sạch đẹp đẻ học song có thể tham gia và các phong trào giúp đỡ bạn ở vùng xa có sách học như em. Em nghĩ tuy việc nhỏ nhưng ý nghĩa thật to và là cách tuyên truyền để các bạn khác cùng học tập theo. Tuy nhiên trong cuộc sống đời thường vẫn có một số rất ít người nhỏ nhen, ích kỉ, vu lợi cá nhân, đánh mất đi đạo lý tốt đẹp này. Nhưng cho dù là vậy thì nó cũng không thể nào làm lay chuyển truyền thống quý báu, lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam.

          Như vậy, qua câu ca dao này đã đề cao lòng tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam ta.  Cần được giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam giàu lòng nhân ái có lối sống đoàn kết gắn bó yêu thương nhau.

 

`#Tâm`

Nguyễn Duy Mạnh
Xem chi tiết
Phạm Thị Kim Ngân
22 tháng 4 2022 lúc 19:44

Đây. 

Nhiễu điều phủ lấy giá gương - Người trong một nước phải thương nhau cùng. Từ xưa đến nay ông cha ta đã luôn dùng câu ca dao này để dạy bảo con cháu sống phải có lòng nhân ái, biết yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau. Dù đã trải qua nhiều thế hệ nhưng đây vẫn là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.

Mayonnaise đêyyy:3
24 tháng 4 2022 lúc 15:28

Bằng những kinh nghiệm trong vốn sống của mình, người xưa đã nhắn nhủ với con cháu rất nhiều điều thông qua những câu ca dao. Cho đến nay, những câu ca dao ấy vẫn tiếp tục được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong số những câu ca dao ấy, có một câu ca dao mà hẳn nhiều người đã thuộc nằm lòng rằng: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

 

Đọc câu ca dao lên, chúng ta bắt gặp ngay một hình ảnh đẹp đó là “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Trong xã hội xưa kia, nhiễu điều là một loại vải có màu đỏ và có nhiều giá trị. Ai có tấm vải này thì thường là những người phú quý và sang trọng. Lấy tấm vải quý ấy phủ lên bài vị của tổ tiên là để chỉ sự bao bọc cho “giá gương” trước những bụi bặm của trần gian. Hình ảnh này khiến người đọc liên tưởng đến sự đùm bọc giữa con người với con người, là sự yêu thương lẫn nhau mà đời đời, kiếp kiếp con người cần phải lưu giữ.

 

Trở lại thời khởi thuỷ của chúng ta, hẳn mọi người còn nhớ đến truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ với cái bọc trăm trứng. Vốn dĩ người Việt Nam đều là con rồng, cháu tiên. Chính vì vậy mà sau này người ở rừng, người ở biển thì cũng vẫn là anh em một nhà, cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Nhiều người cho rằng đó chỉ là truyền thuyết và không có thật. Nhưng thông qua truyền thuyết ấy, chúng ta thấy được rằng người xưa đã gửi gắm mong ước về một sợi dây vô hình gắn kết giữa con người với con người. Người xưa đã mong ước như vậy và chúng ta, thế hệ con cháu sau này đã và đang thực hiện lời nhắn nhủ ấy.

Không biết ở nơi bạn sống thế nào nhưng ở nơi tôi sinh ra và lớn lên, mọi người sống với nhau gần gũi như anh em một nhà. Khi nhà người này gặp chuyện khó khăn, người khác sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Mới đây thôi, ông Tý ở gần nhà tôi mất đi người con trai. Vợ ông đã mất từ lâu do chết cháy, con gái ông thì bị tâm thần đang ở trong trại. Giờ đây ông chỉ còn có một mình. Tuổi đã cao, sức đã yếu, ông chẳng còn biết trông cậy vào ai ngoài những người hàng xóm của ông. Nhờ bà con hàng xóm xung quanh, rồi những người không thân thích nhưng hay tin ông gặp khó khăn đề sẵn lòng giúp sức. Chính mẹ tôi mỗi ngày đã nấu cơm và mang sang cho ông. Gia đình tôi tuy không có họ hàng với ông nhưng vì tấm lòng của mẹ tôi, ông đã gọi mẹ tôi là con và xưng bố.

Ở trường tôi mỗi năm đều có rất nhiều cuộc vận động ủng hộ người nghèo, ủng hộ đồng bào bão lũ. Qua ti vi, báo đài, tôi nhận thấy rằng trên đất nước ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh quá. Tôi sinh ra trong một gia đình tương đối đủ đầy. Tôi được đến trường mỗi ngày, tôi có cơm ăn, có áo mặc. Nhưng nhiều bạn nhỏ cũng như tôi lại không được đến trường và dường như chẳng có bữa cơm nào được no bụng. Tôi và các bạn thường gom quần áo không mặc đến hay sách vở đã dùng xong để gửi cho các em nhỏ ở vùng núi cao, những hoàn cảnh còn thiếu thốn. Với chúng tôi đó chỉ là những món đồ nhỏ nhưng với những người cần, tôi tin rằng nó thật sự có giá trị.

Bản thân tôi cũng luôn nên cao tinh thần giúp đỡ người khác từ những việc nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn như khi gặp một cụ già đang muốn qua đường, tôi sẽ giúp cụ đi sang đường. Có lần gặp một em nhỏ đang đứng khóc vì lạc mẹ ở trong trung tâm thương mại, tôi đã dắt em đến gặp các chú bảo vệ và nhờ các chú loa báo giúp. Ngay sao đó, mẹ của em đã đến đón em. Cô cảm ơn tôi nhưng tôi thấy đó là việc làm mà bất cứ ai ở trong hoàn cảnh như tôi cũng sẽ làm.

Có thể nói, lời khuyên mà người xưa gửi gắm thông qua câu ca cao là hoàn toàn đúng đắn. Việc giúp đỡ người khác không chỉ có ý nghĩa với người được giúp đỡ mà bản thân người giúp đỡ cũng sẽ thấy vui và hạnh phúc ở trong lòng.

Trần Quang Trí
Xem chi tiết
Laville Venom
7 tháng 5 2021 lúc 14:09

Như vậy câu ca dao “nhiễu điều phủ lấy giá gương/người trong một nước phải thương nhau cùng” thực sự là câu ca có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta phải biết thương thương, chia sẻ, đùm bọc nhau để cùng phát triển. Nhất là đối với thế hệ trẻ lại càng cần phải phát huy tinh thần này

cao thi yen ngoc
Xem chi tiết
quách anh thư
10 tháng 3 2018 lúc 20:41


Ca dao của chúng ta đã có những câu đặc sắc cả về nội dung lẫn hình thức. Một trongnhững câu ca dao tiêu biểu ấy chính là câu “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng" .

Nhiễu điều là thứ vải xưa rất mềm , màu đỏ , người xưa thương phủ lên giá gương để vừa tôn thêm vẻ đẹp của gương , vừa để cho gương luôn được trong sáng , không bị bám bụi Giá gương là một chiêc khung bằng gỗ , trong có lồng gương có thể đặt trên bàn, hay trên trên tủ. Như vậy câu ca dao trên có ý nói : dù chỉ là vật vô tri, vô giác , vuông nhiễu điều kia còn có thể cho gương thêm đẹp, thêm trong , thì là người có nghĩa , có tình, đương nhiên ta phải biết thương yêu giúp đỡ người cùng trong một nước khi khó khăn, hoạn nạn. Nói khác đi, câu ca dao trên có ý nhấn mạnh vào sự thương yêu, giúp đơ cần có giữa những người cùng chung nòi giống. Còn “ Người trong một nước phải thương nhau cùng” là rất đúng vì người sống trong một nước đã có quan hệ mật thiết với nhau về mặt vật chất cũng như tinh thần. Cụ thể như khi lũ lụt tại nước ta , đâu có phải chỉ người ở vùng lũ lụt ấy bị thiệt thòi Khi bị thiệt hại nặng nề về của , về người , nhân dân địa phương đó đương nhiên phải ưu tiên lo dành tiền dựng lại nhà cửa, làm vốn canh tác thì đâu còn dư giả để mua sắm , mãi lực nhân đó đã giảm hẳn , ảnh hưởng lớn lao đến mọi người Mặt khác, khi nước nhà bị địch hoạ thì toàn dân đều lâm cảnh lầm than . Ta há chẳng nhớ đến câu “ Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây “ trong bài “ Chạy giặc “ của Nguyễn Đình Chiểu tả nỗi lầm than của nhân dân ta khi nước ta bị thực dân Pháp xâm lược hay sao. Chính vì vậy, câu ca dao trên không chỉ được đề cao để vận động nhân dân ta giúp đỡ đồng bào khi bị thiên tai mà còn từng là khẩu hiệu của Hai Bà Trưng dùng để tập hợp toàn dân vùng lên chống lại thái thú Tô Định bạo tàn.Câu ca dao trên còn đúng vì dân tộc ta còn là dân tộc có tình có nghĩa , luôn luôn nhớ mình cùng một mẹ Âu Cơ sinh ra nên đương nhiên phải “ Chị ngã, em nâng “ , “ Lá lành đùm lá rách “ , “ Thương người như thể thương thân “ 

Câu ca dao trên đã có giá trị tuyệt đối.nhưng nhận thức , tình cảm trên chỉ phát huy hết tác dụng khi chúng ta có được thái độ, hành vi cụ thể giúp đỡ người lâm nạn . Mặt khác, sự giúp đỡ của chúng ta đối với những người bất hạnh phải mang tính sáng suốt, triệt để để người được ta giúp đỡ thực sự thoát cảnh khổ đau, không vì sự giúp đỡ của ta mà thành kẻ ỷ lại.

Thấm nhuần nội dung, tinh thần của câu ca dao trên , nhân dân ta không những sống có tình , có nghĩa, biết đoàn kết gắn bó giúp nhau vượt qua thiên tai, đich hoạ khiến đất nước trường tồn và phát triển mà còn lên án nghiêm khắc những cá nhân, những tập thể nào còn thiển cận tối mắt vì lợi ích cục bộ quên lời dạy bảo của cha ông đang tâm tham nhũng , hối lộ, buôn lậu ,tiếp tay với các tệ nạn xã hội hoặc phá hoại môi trường thiên nhiên gây hậu quả tai hại cho dân, cho nước.

Hiểu rõ câu ca dao trên, ta càng hiểu thêm tấm lòng của nhân dân ta đối với đồng bào., hiểu thêm giá trị văn học dân gian .Chắc chắn chúng ta phải phấn đấu học tốt văn học dân gian hơn nữa và ứng dụng vào cuộc sống .

休 宁 凯
10 tháng 3 2018 lúc 20:43

Nhân dân Việt Nam có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp, ngay từ xưa tới nay chúng ta đã biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau sống tốt trong cuộc sống  người xưa đã từng nói: lá lành đùm lá rách hay bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn, và đặc biệt câu tục ngữ: nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng đã thể hiện rõ điều đó.

       Mỗi con người Việt Nam đều mang trong mình chung một dòng máu của con Rồng cháu tiên chúng ta lên tự hào vì dòng máu hào hùng của dân tộc Việt Nam, dù thế nào chúng ta cũng cần phải giúp đỡ đùm bọc và tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống này, dù là khác  gia đình, khác dòng tộc, khác dân tộc chúng ta cũng cần phải đoàn kết với nhau để thực sự trở thành những người có ích cho xã hội, truyền thống đoàn kết của dân tộc đã xuất hiện từ rất lâu đời như xưa Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi mỗi chúng hãy sống đoàn kết và đùm bọ lẫn nhau để chúng ta thực sự trở thành 1 dân tộc giàu mạnh có sức mạnh và có sự đoàn kết chúng ta mới có những con người lớn của dân tộc được.

    Dù nghèo đói hãy giàu sang chúng ta cũng cần phải giúp đỡ tương trợ lẫn nhau, đừng vì những đẳng cấp xã hội mà chê bai và có những hành động không tốt đối với bạn bè và dân tộc của mình, những người giàu phải tương trợ và giúp đỡ những người nghèo cùng sống và giúp họ vươn lên trong cuộc sống này, lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Trong học tập chúng ta cần đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập trong cuộc sống chúng ta giúp đỡ nhau cùng sống tốt và giúp học vươn lên sự nghèo đói. Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn là màu hồng mà xen vào đó là cả những hoạn nạn và khó khăn, con người đều phải qua lúc này và lúc khác nếu con người  biết giúp đỡ nhau thì sẽ tạo ra một xã hội có sự cấu kết mạnh mẽ và thật sự trở thành niềm tin và những hoài niệm lớn của dân tộc được. Ngoài làng nghĩa xóm cần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, khi ôm đau bệnh tật có thể giúp đỡ và chăm sóc lẫn nhau, cùng chung tay góp sức vì một cuộc sống thân thiện và tốt đẹp là người dân Việt Nam, chúng ta luôn luôn tự hào vì những truyền thống của dân tộc, sự đùm bọc và giúp đỡ nhau trong khó khăn, tương trợ tương thân tương ái lá lành đùm lá rách, bàu ơi thương lấy bí cùng tuy rằng khác giống những chúng một giàn, đều là người dân Việt Nam, đều mang một dòng máu con rồng cháu tiên, đều có một nét đẹp truyền thống văn hóa chúng, chúng ta cần phát huy những truyền thống đó để có thể trở thành những người dân thật sự tốt và những con người có tình đoàn kết với nhau được.

      Sự tương thân tương ái đó thể hiện ở các hành động  như các chương trình tết ấm tình thương  và các chương trình quyên góp vì người nghèo đã giúp chúng ta nhận ra những hành dộng cáo đẹp của dân tộc Việt Nam, chúng ta luôn tự hào vì con người Việt Nam, có những truyền thống đáng tự hào như vậy, chỉ có những con người luôn có tinh thần giúp đỡ và che trở cho người khác sẽ tạo nên những con người hoàn toàn tốt và những con người có tấm lòng vị tha.  Một dân tộc có bề dầy lịch sử chúng ta luôn tự hào về những truyền thống vẻ vang của dân tộc mình, muốn phát triển trong một môi trường nào chúng ta cũng cần phải học và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình được có như vậy mới giúp chúng ta thành những công dân tốt.

           Nhiều công dân lại có xu hướng phản động câu kết với những thế lực xấu để chia rẽ và gây xung  đột  mất đoàn kết trong  nhân dân chúng ta cần lên án và có những hành động quyết liệt đối với những cá nhân đó.

     Câu nói của ông cha ta thật đúng, nó là bài học quý báu cho mỗi chúng ta để trở thành những con người tốt trong xã hội chúng ta cần phải đoàn kết tương trợ và tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau.

Chúc học giỏi!

Riin
10 tháng 3 2018 lúc 20:45

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về câu ca dao. Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng . Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Chỉ với những gậy gốc. Rồi những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.

Ngày nay, trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em  nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ, dù là về vật  chất hay tinh thần. Vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài hát trong đó có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”

Đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như “ Áo ấm vùng cao”, “Trung thu cho em”, “ Tết trọn vẹn” đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.

Tuy nhiên, vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe nhưng không ai chịu dừng lại vài phút để giúp. Hay những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp. Người ta ngày càng ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ mình, sợ bị lừa, sợ bị thiệt. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là số ít người trong xã hội mà thôi. Hãy thử nghĩ mà xem, chúng ta sống một cuộc sống mà chỉ biết mình, thì sẽ buồn chán, tẻ nhạt đến thế nào? Không chỉ thế, xã hội không có sự giúp đỡ, sẽ thụt lùi, chậm phát triển. Thật là một hậu quả đáng sợ, đáng suy ngẫm.

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”. Hãy luôn nhớ rằng dân tộc ta luôn là một thể thống nhất, dù có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 54 dân tộc vẫn là anh em, vẫn luôn phải đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước.