Văn mẫu lớp 7

ng thành

Văn giải thích

Đề 1 :Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Đề  2:                                Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                               Người trong một nước phải thương nhau cùng.

               Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

Đề 3: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”

Lê Phương Mai
10 tháng 5 2022 lúc 19:41

Đề 2 :

Qua câu ca dao :

                        "Nhiễu điều phủ lấy giá gương

           Người trong một nước phải thương nhau cùng"

     Theo em hiểu : Yêu thương, đoàn kết, gắn bó, đùm bọc có thể xem là sức mạnh, là truyền thống vốn có của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Là một bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đã đúc kết để lại cho con cháu tôn vinh văn hóa dân gian, làm đẹp thêm kho tàng tri thức, áp dụng xây dựng, bảo vệ phát triển Tổ quốc mình ngày càng giàu đẹp văn minh sánh vai với các cường quốc năm châu.

     Khi đọc, chúng ta thấy rất rõ câu ca dao gồm 2 vế. Vế đầu tiên ông cha ta đã mượn hình ảnh "nhiễu điều" phủ lấy "giá gương". Mà "nhiễu điều" là một loại vải mềm,mịn thường được dùng để che phủ giá gương của người xưa. Tấm vải đẹp, quý trọng lại che cho chiếc gương hứng lấy bụi bẩn, nhơ bẩn để giá gương tuy tầm thường nhưng vẫn sạch sẽ. Tấm vải đỏ và giá gương là hai thứ hoàn toàn tách biệt nhau, không liên quan tới nhau, nhưng vẫn gắn bó tôn vinh nhau. Qua hình ảnh này cho ta thấy rõ nghĩa đen là :"Giá gương" sạch sẽ, bền đẹp là nhờ "nhiễu điều" phủ bọc, che chở và ngược lại công dụng chính của tấm vải đỏ "nhiễu điều" là phủ bọc, che chở và bảo vệ giá gương. Phương pháp ẩn dụ sử dụng hình ảnh "nhiễu điều" và "giá gương" đã khắc họa rõ thông điệp cụ thể mà câu ca dao muốn truyền tải đến người đọc, nghe và học nó. Đó chính là hình ảnh anh em dân tộc Việt Nam. Qua đây, ta cũng thấy rõ nghĩa bóng của câu ca dao mà ông cha ta muốn gửi cho thế hệ con cháu sau này những thông điệp ý nghĩa về sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và luôn đoàn kết, hộ trợ lẫn nhau để tạo nên một khối đại đoàn kết vững mạnh cho cả dân tộc Việt Nam. Đến với vế thứ hai "Người trong một nước thì thương nhau cùng". Đây chính là khẳng định tất cả con người Việt Nam đều có một nguồn gốc - dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, có như vậy xã hội Việt Nam mới tốt đẹp hơn. Từ bao đời nay, trong cuộc sống, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thì tình yêu thương, đùm bọc dân tộc "trọng nghĩa, nặng tình" đã để lại cái riêng rất đặc biệt của con người Việt Nam từ khi sinh ra. Câu ca dao vế thứ hai là câu nói lưu truyền muôn đời về truyền thống đạo lý của người xưa. Đây cũng là lời giải thích khẳng định đúng đắ của tinh thần tương ái của người Việt Nam. Thực tế lịch sử nước ta đã giải thích rất nhiều cho hai câu ca dao trong đó điển hình là năm 1945, nước ta đang đương đầu với nhiều loại giặc : giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ là người đã phát động phong trào "Hũ gạo cứu đói". Phong trào này được mọi người ủng hộ và cũng là phong trào chiến thắng dành hòa bình độc lập dân tộc. Ý nghĩa câu ca dao này vẫn còn giá trị lớn trong cuộc sống hàng ngày như bây giờ, như chương tình VTV3 "Cặp lá yêu thương", "Trái tim cho em" đã kêu gọi rất nhiều nhà hảo tâm cứu thoát các em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh, những hoàn cảnh éo le. Hay năm 2021 vừa qua, khi nước ta phải đối mặt với đại dịch Covid - 19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạng hơn. Đó là những điểm phát lương thực, khẩu trang miễn phí. Những chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước đến với hoàn cảnh khó khăn. Những bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch mặc cho cái dịch có thể chết người, vẫn đeo khẩu trang nhiều ngày đến nỗi xuất hiện nhiều vết lằn thâm tím trên mặt, khiến cho ai nhìn thấy cũng xúc động rơi hàng lệ. Và còn nhiều hành động nữa nhưng không sao kể hết được. Là một chủ nhân tương lại của đất nước, những người học sinh như em cần học và nâng cao ý thức qua bài học ca dao này để phát huy tinh thần yêu thương đùm bọc, giúp đỡ mọi người. Biến tình yêu thương này thành những hành động cụ thể hành ngày như giúp đỡ bạn bè để cùng nhau tiến bộ với phương châm giúp đỡ bạn là cải thiện, hoàn chỉnh bản thân tốt hơn. Trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, vùng núi xa xôi nghèo nàn lạc hậu. Em còn nhỏ, đang đi học thì cần giữ gìn sách vở sạch đẹp đẻ học song có thể tham gia và các phong trào giúp đỡ bạn ở vùng xa có sách học như em. Em nghĩ tuy việc nhỏ nhưng ý nghĩa thật to và là cách tuyên truyền để các bạn khác cùng học tập theo. Tuy nhiên trong cuộc sống đời thường vẫn có một số rất ít người nhỏ nhen, ích kỉ, vu lợi cá nhân, đánh mất đi đạo lý tốt đẹp này. Nhưng cho dù là vậy thì nó cũng không thể nào làm lay chuyển truyền thống quý báu, lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam.

          Như vậy, qua câu ca dao này đã đề cao lòng tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam ta.  Cần được giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam giàu lòng nhân ái có lối sống đoàn kết gắn bó yêu thương nhau.

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
10 tháng 5 2022 lúc 19:42

Đề 3 :

Đọc lời khuyên của Lê - Nin :"Học, học nữa, học mãi" thì em chắc chắn rằng ai cũng biết việc học là việc rất quan trọng và nó quyết định sự thành công của cuộc đời mỗi con người chúng ta. Câu nói này xét cho cùng thì nó là chân lí học tập. Học chưa bao giờ trọn vẹn, học chưa bao giờ có giới hạn. Không những thế, câu nói này là lời khuyên, là một quan niệm cực kỳ đúng đắn, là điểm đến của mục tiêu thành công của mỗi con người. 

    Có thể giải thích rằng : Điệp từ "Học" được nhắc tới 3 lần trong lời khuyên cũng như mở rộng về thời gian cho động từ "học". Vậy từ "học" ở đây có một vai trò, ý nghĩa to lớn cho hoạt động học. Cái "học" ở đây chứa đựng hàm ý bao quát của việc học. Học không chỉ đơn thuần là tích lũy thật nhiều kiến thức mà nó còn là sự trau dồi, học hỏi về lối sống đạo đức, nhân cách làm người, học những cái hay, cái đẹp cho cuộc sống. Hay là nói đến "học" là nói đến quá trình khám phá, tiếp thu tinh hoa kiến thức của nhân loại. Vậy vì sao Lê - nin lại dùng từ "học nữa", "học mãi" để răn dạy thế hệ mai sau. "Học nữa" là học dể nâng cao trình độ, mở mang tri thức, nâng cao bằng cấp cho bản thân mình. Tri thức của con người là vô cùng, vô tận mà tri thức nào cũng đẹp, cũng hay cũng cần thiết và hữu ích. Thế nên chúng ta cần rèn luyện thói quen không ngừng học. Chắc chính vì thế mà Lê - Nin dùng từ "học mãi". Bởi vì mỗi con người học không bao giờ là đủ cả kể cả người có vị trí, việc làm cao nhất. Có một lí giải thực tế là mỗi con người bắt đầu học từ khi lọt lòng mẹ như học cầm, học nắm, học bò, học đi, học nói, học thích ứng với môi trường xung quanh học trường mầm non, trung học, trung học phổ thông, đại học, cao học, thạc sĩ, tiến sĩ,...Ngoài ra còn học cách ứng xử trong xã hội qua bạn bè,các thông tin, học cái hay trong cuộc sống, trong nghề nghiệp, học ngoại ngữ để giao tiếp với người nước ngoài,..Như nha Bác học đã từng nói :"Bác học không có nghĩa là ngừng học". Nhất là trong cuộc sống hiện đại như bây giờ, ai không chịu học sẽ không công nghệ, kiến thức, thông tin như bây giờ. Có những người không chịu học sẽ mất cả việc làm lẫn vị trí đứng trong xã hội. Đối với mỗi học sinh như em, nhiệm vụ học tập chính là muốn em và các bạn học cần cố gắng tiếp thu các kiến thức trong sách vở, tiếp thu kiến thức của cô giáo, thầy giáo, học tập bạn học tốt, động viên các bạn học chưa tốt trong lớp cố gắng, ra sức học để cùng nhau phấn đấu. Rèn luyện, học hỏi tấm gương đạo đức tốt để ngày một hoàn thiện nhân cách.  Là một chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam thì chúng em cần phải ra sức học tập ở mọi lĩnh vực văn hóa, khoa học để đáp lại sự mong mỏi của Bác Hồ.

      Lời khuyên của Lê - Nin " Học, học nữa, học mãi" dù trải qua bao nhiêu thời gian, nó vẫn có một vị trí, giá trị cao nhất cho việc học của mỗi con người. Là động lực giúp chúng ta xây dựng một đất nước văn minh,  giàu đẹp. Mọi người hãy coi lời khuyên của Lê - Nin như một kim chỉ nam cho mục đích, phương hướng học tập của mỗi chúng ta.

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
10 tháng 5 2022 lúc 19:45

Đề 1 :

Qua câu tục ngữ :"Thất bại là mẹ thành công". Đây là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống đời thường muốn truyền mãi cho muôn đời sau. Khi đọc lên ai cũng hiểu rằng mỗi lần thất bại trong cuộc sống, lao động, học tập đã cho ta đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm để đi đến đỉnh cao thành công tốt đẹp của mỗi con người.

    Trước tiên ta phải biết "thành công" và "thất bại" là hai khái niệm hoàn toàn đối lập nhau. "Thất bại" là những lần ta vấp ngã, không đạt được mục đích như mong muốn, kết quả xấu, thiệt hại, hư hỏng trong học tập, công việc, cuộc sống. Ngược lại "thành công " là những điều ta đã làm tốt, đạt kết quả như mong muốn hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Đối với từ ""mẹ" thì đó chính là người phụ nữ quan trọng nhất trong mỗi con người. Đó là người yêu  thương, chăm sóc, dạy bảo ta đầu tiên, là người cho ta lòng tự tin ấm áp vững bước đi trên con đường đời. Như vậy, câu tục ngữ :"Thất bại là mẹ thành công" là khẳng định rằng mỗi thất bại trong cuộc đời con người sẽ thành một bài học bổ ích để chúng ta tiến đến thành công. Câu tục ngữ tưởng chừng như mâu thuẫn khi đặt hai khái niệm đối lập nhau trong một quan hệ nhân quả. Nhưng thực chất, nó nhằm khuyên răng con người cần có thái độ đúng đắn trước thất bại của mình. Không nên dễ dàng nản chí mà đánh mất đi những cơ hội vươn lên thành công. Điều này có thể lí giải đơn giản qua một ví dụ thực tế. Một đứa trẻ bắt đầu tập đi cứ ngã cứ ngã rất nhiều lần, sau mỗi lần ngã lại đứng lên đi lại sau một thời gian đứa trẻ có thể đi gần rồi đi xa và đi vững vàng đến nơi muốn đến, Hay một người học sinh như em gặp bài toán khó khi học kiến thức mới, giải sai trầm trọng, điểm kém nhưng bằng ý chí lần sau làm lại tốt hơn mỗi ngày, tự sửa sai cho mình, không dấu dốt. "Thất bại" sẽ giúp chúng ta rèn luyện ý chí ,tự tin và bản lĩnh hơn nhiều để đi đến thành công. Theo em nghĩ, khi "thất bại", chúng ta nên rút ra cho mình một bài học quý báu, từ đó chúng ta sẽ có kinh nghiệm để tránh lần sau mắc phải. Chắc chắn rằng sau mỗi lần thất bại chúng ta sẽ trưởng thành hơn và đi đến thành công như mong đợi. Tuy nhiên, các bạn phải hết sức chú ý, chúng ta không nên mù quáng làm ra những sai lầm. Có những người mắc sai lầm thì không thể đứng đạy, chán nản và ở đây vì chán nản. Vậy thì tại  sao thay vì chán nản, bi quan mà hãy lạc quan bước lên phía trước, dũng cảm bước qua khó khăn.

      Như vậy, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" là bài học vô cùng đúng đắn với tất cả chúng ta trong cuộc sống, làm việc và học tập. Mọi người hãy ghi, biến nó tành hành động phấn đấu đi tới thành công.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Vũ Thị Thanh Tú
Xem chi tiết
Anh Doanthilan
Xem chi tiết
Khanh Linh Nguyen Tran
Xem chi tiết
Le thi thanh tra
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thanh Trúc
Xem chi tiết
Thanh Lâm Ngô
Xem chi tiết
Đào Nam
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết