Viết bài văn gồm mở bài thân bài và kết bài hãy thích câu tục ngữ" Nhiễu điều phủ lấy giá giương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Viết bài văn gồm mở bài thân bài và kết bài hãy thích câu tục ngữ" Nhiễu điều phủ lấy giá giương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
Tham khảo!
Một trong những truyền thống quý giá của dân tộc Việt Nam đó là tinh thần tương thân, tương ái. Điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ như:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Câu ca dao gồm hai vế, ở vế đầu tiên, ông cha ta đã mượn hình ảnh “nhiễu điều” có nghĩa là tấm vải đỏ. Như vậy “nhiễu điều phủ lấy giá gương” ý chỉ lấy tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. Đến vế câu thứ hai là “Người trong một nước phải thương nhau cùng” - những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Tóm lại, câu ca dao muốn khuyên nhủ con người cần phải biết đoàn kết, thương yêu nhau.
Dân tộc Việt Nam có chung một nguồn gốc - dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết sẻ chia, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Hơn nữa, cuộc sống luôn tồn tại những điều thử thách, khó khăn. Con người sinh ra không phải ai cũng được sống trong sung sướng, hạnh phúc. Bởi vậy mà một tấm lòng sẻ chia, yêu thương sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Đó có thể là sự sẻ chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…). Nhưng dù là sự sẻ chia vật chất hay tinh thần cũng đều cần có sự xuất phát thật tâm từ tấm lòng của người giúp đỡ.
Những thanh niên tình nguyện, tuy còn trẻ nhưng họ luôn sẵn sàng đưa bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn. Những người nghệ sĩ giàu có tấm lòng thường xuyên đi làm từ thiện... Hoặc cụ thể như năm 2020 vừa đi qua là một năm đáng quên nhưng cần phải nhớ. Hết trận lũ này đến trận lũ khác kéo đến mảnh đất miền Trung thân yêu. Nhà cửa, của cải đều mất trắng, thậm chí nhiều người đã phải bỏ mạng trước thiên tai khốc liệt. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, tấm lòng của người dân Việt Nam lại hướng về đồng bào miền Trung với sự sẻ chia, yêu thương sâu sắc. Không chỉ ủng hộ bằng vật chất mà còn ủng hộ về tinh thần. Nhiều chiến sĩ bộ đội vì cứu người dân mà đã hy sinh cả tính mạng của mình.
Đối với một học sinh như tôi, bài ca dao là lời khuyên vô cùng quý giá. Nó giúp tôi biết yêu thương, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn. Mỗi người hãy nhớ đến lời bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” để từ đó sống thật có ý nghĩa.
Như vậy, câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã đem đến cho chúng ta một bài học ý nghĩa. Tình yêu thương luôn có một sức mạnh to lớn đối với cuộc sống của nhân loại.
TK:
Từ ngàn đời nay, ông cha ta luôn đúc kết và gửi gắm những kinh nghiệm quý báu, những bài học về lẽ sống trong những câu ca dao tục ngữ. Đó là bài học về yêu thương, về sự đoàn kết, về truyền thống tôn sư trọng đạo,... Và câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" là một trong số đó.
Câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" mang đến cho chúng ta bài học có giá trị, ý nghĩa sâu sắc. Vậy nên hiểu câu ca dao này như thế nào? Trước hết, về nghĩa đen, "nhiễu điều" là một tấm vải tơ màu đỏ, quý hiếm và rất sang trọng. "Giá gương" là một vật dụng gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình, được người thợ thủ công chạm khắc một cách tỉ mỉ, tinh tế và thường dùng để đỡ những chiếc gương. Thêm vào đó, người ta thường dùng "nhiễu điều" để phủ lấy "giá gương" để bảo vệ "giá gương" không bị bụi bẩn bám và hoen ố trước những tác nhân từ bên ngoài. Nhưng câu ca dao không chỉ dừng lại ở nghĩa đen đó mà ẩn sau đó còn là nghĩa bóng, nghĩa sâu xa với bao bài học đáng trân quý. "Nhiễu điều" và "giá gương" chính là những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những con người khác nhau trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Từ đó, câu ca dao khuyên con người ta sống phải biết yêu thương, san sẻ, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
Có thể thấy, câu ca dao đã đưa đến cho lớp lớp thế hệ sau một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời nay của dân tộc, đó chính là truyền thống đoàn kết, biết sống yêu thương. Từ ngàn đời nay, truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện một cách rõ nét trong đời sống hằng ngày bằng rất, rất nhiều những việc làm cụ thể. Đó là tinh thần đoàn kết, kiên cường để cùng nhau chống lại kẻ thù xâm lược. Đó là sự chia sẻ, yêu thương, ủng hộ giúp đỡ những người có số phận bất hạnh hay hoàn cảnh kém may mắn. Hằng năm, có hàng loạt phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, người bị chất độc da cam, Tết vì bạn nghèo,... vẫn đã và đang diễn ra. Những hành động ấy chính là minh chứng tiêu biểu nhất cho tinh thần đoàn kết, cho lòng yêu thương, nhân ái của dân tộc ta. Truyền thống tốt đẹp ấy đã mang lại cho cuộc sống của mỗi người bao điều thú vị và hạnh phúc. Biết yêu thương, biết sẻ chia chúng ta không chỉ mang đến niềm vui cho người khác mà còn là cách để bản thân mình cảm thấy hạnh phúc hơn. Sống yêu thương, đoàn kết sẽ mang lại cuộc sống ngập tràn ý nghĩa và ta sẽ nhận được sự yêu thương, quý mến và trân trọng của những người xung quanh. Có thể dễ dàng nhận thấy, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều người sống yêu thương, đoàn kết. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân và chia rẽ những người trong một tập thể. Thật đáng buồn, đáng chê trách biết bao với những con người có suy nghĩ và hành động như thế.
Sống đoàn kết, yêu thương và biết sẻ chia là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần cố gắng, nỗ lực để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Thêm vào đó, chúng ta cần mở rộng vòng tay, trái tim của mình với những số phận kém may mắn, giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn và tích cực tham gia vào các phong trào quyên góp, ủng hộ,... để góp phần nhỏ bé của mình giúp đỡ những người xung quanh. Đặc biệt, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta có thể thể hiện lòng yêu thương, đoàn kết của mình bằng những việc làm nhỏ bé như giúp đỡ bạn khi bạn bị ốm, tham gia các phong trào quyên góp cho bạn nghèo do nhà trường tổ chức, tích cực tham gia giúp đỡ các gia đình thương binh, những người có số phận kém may mắn,...
Câu ca dao "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" đã đưa đến một bài học có ý nghĩa vô cùng to lớn về tình yêu thương. Dẫu đã trải qua hàng triệu năm nhưng đến nay, câu ca dao ấy vẫn còn nguyên giá trị, nó là hành trang, là bài học quý giá đối với mỗi người trên bước đường tương lai.
tk
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.2. Thân bài
a. Giải thích:
Nhiễu điều: loại vải quý màu đỏGiá gương: giá đỡ của gương được làm từ loại gỗ quý, chạm trổ tinh xảo→ Hai đồ vật luôn đi cùng với nhau, giữ gìn, chở che cho nhau.
→ Người dân sống trong một nước, cần phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
b. Bàn luận:
- Vì sao người trong một nước lại cần phải yêu thương, giúp đỡ nhau?
Vì đó là tình cảm tự nhiên của mỗi con người - yêu thương đồng loạiVì đó là đạo lý, truyền thống tốt đẹp được truyền dạy từ bao đời nay của dân tộcVì chúng ta đang cùng chung sống trên một lãnh thổ, cùng chung phúc - họa, hưởng chung nguồn tài nguyên nên cần đoàn kết, giúp đỡ nhau- Biểu hiện của việc mọi người trong cộng đồng yêu thương, giúp đỡ nhau:
Những quỹ từ thiện, nhà trẻ SOS, chiến dịch quyên góp… để san sẻ nỗi bất hạnh với đồng bàoMọi người cùng nhau lao động, san sẻ vất vả để hoàn thành tốt công việcBảo vệ, cứu giúp nhau khi gặp khó khăn, nguy hiểmAn ủi, chia sẻ khi người khác gặp chuyện buồn...(HS lấy những dẫn chứng cụ thể)
- Ý nghĩa của việc mọi người trong cộng đồng yêu thương, giúp đỡ nhau:
Giúp cho mỗi cá nhân được sống tốt hơn, hạnh phúc hơnGiúp cho cộng đồng đoàn kết, nhờ đó tăng sức mạnh tập thể, đạt được nhiều thành tựu cao hơn và bảo vệ được đất nước trước thế lực khác- Tác hại của việc mọi người trong cộng đồng không yêu thương, giúp đỡ nhau:
Mỗi cá nhân khi gặp khó khăn, mệt mỏi, nguy hiểm… không được trợ giúp sẽ dễ bị tổn thương về tinh thần, thể xác, tương laiSức mạnh cộng đồng, tập thể bị giảm đi, dễ bị tấn công, thua thiệtc. Mở rộng vấn đề:
Không nên lúc nào cũng trông chờ vào sự giúp đỡ từ người khác, vẫn cần phải tự rèn luyện, khắc phục khó khăn của mìnhNên giúp đỡ, đoàn kết người khác bằng trái tim chứ không phải vì tư lợic. Kết bài
Suy nghĩ, đánh giá của em về câu tục ngữ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.Viết bài văn gồm mở bài thân bài và kết bài hãy thích câu tục ngữ" Thất bại là mẹ thành công''
tk
I. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ: “ Thất bại là mẹ thành công”: Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. Những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. Có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gì mà đã làm bao người chán nản. Vậy để có những thành công đó hãy vượt qua những thất bại ấy ta phải làm những gì? Để khuyên chúng ta có động lực sau những lần thất bại để có được những thành công ông bà ta đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích
* Nghĩa đen:
- “Thất bại” là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
- “Thành công” là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
- “Mẹ”: Mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
* Nghĩa bóng: Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. Vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau:
- Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung
- Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.
2. Tại sao “thất bại là mẹ thành công”?
- Sự mâu thuẫn của câu nói: “thành công” hoàn toàn trái ngược với “thất bại”.
- Nguyên nhân: Vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí: chấp nhận, sợ hãi khó khăn, thất bại.
- Đối với người có ý chí: vượt qua khó khăn, đối đầu với thử thách.
- Dẫn chứng:
Lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi.Nhà bác học Edison đã thất bại hàng ngàn lần trước khi ông sáng tạo ra chiếc bóng đèn.III. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
ĐỀ 4:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
CHÚ LỪA THÔNG MINH
Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng.
Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng.
Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên.
Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người.
(Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Chú lừa thông minh” thuộc loại truyện nào? (Biết)
A. Truyện cổ tích
B. Truyện truyền thuyết
C. Truyện ngụ ngôn
D. Truyện cười
Câu 2: Văn bản “Chú lừa thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy? (Biết)
A. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ nhất số ít
D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 3: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? (Biết)
A. Tìm cách để không bận tâm đến con lừa nữa
B. Tìm cách để cứu lấy con lừa
C. Nhờ hàng xóm đến để giúp con lừa
D. Đến bên giếng và nhìn nó
Câu 4: Có bao nhiêu từ láy trong câu: “Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết”? (Biết)
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Câu 5: Khi thấy đất rơi xuống giếng, con lừa đã làm gì? (Biết)
A. Kêu gào thảm thiết
B. Đứng im và chờ chết
C. Cố hết sức nhảy ra khỏi giếng
D. Bình tĩnh tìm cách
Câu 6: Hãy sắp xếp các chi tiết sau theo trình tự đúng của câu chuyện “Chú lừa thông minh”? (Hiểu)
(1) Con lừa của bác nông dân bị sa chân xuống giếng, bác nông dân tìm cách cứu nó
(2) Con lừa cố gắng xoay sở
(3) Con lừa thoát ra khỏi cái giếng
(4) Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc nó
A. (1) (2) (3) (4)
B. (1) (4) (2) (3)
C. (3) (1) (4) (2)
D. (3) (2) (4) (1)
Câu 7: Qua văn bản “Chú lừa thông minh”, em thấy con lừa có tính cách như thế nào? (Hiểu)
A. Bình tĩnh, thông minh
B. Nhút nhát, sợ chết
C. Nóng vội, dũng cảm
D. Chủ quan, kiêu ngạo
Câu 8: Nội dung của câu chuyện “Chú lừa thông minh” là gì? (Hiểu)
A. Buông xuôi trước những khó khăn trong cuộc sống
B. Sự đoàn kết của con người và loài vật
C. Biết thích ứng với hoàn cảnh khắc nghiệt trong cuộc sống
D. Tình yêu thương giữa con người với loài vật
Câu 9: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết ? (Vận dụng)
Câu 10: Từ câu chuyện “Chú lừa thông minh”, em có đồng tình với cách xử lý của bác nông dân không? Vì sao? (Vận dụng)
II. VIẾT (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn biểu cảm về ngày khai tường đầu tiên
Đề 4
I. ĐỌC - HIỂU Đọc văn bản sau:
CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
- Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
- Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
(Theo Ngụ ngôn Việt Nam)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện bó đũa thuộc thể loại nào?
A. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích
C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười
Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
A. Lời của người cha B. Lời của người kể chuyện
C. Lời của người em gái D. Lời của người anh cả
Câu 3. Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao?
A. Khóc thương B. Tức giận
C. Thờ ơ D. Buồn phiền
Câu 4. Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
A. Họ chưa dùng hết sức để bẻ
B. Không ai muốn bẻ cả
C. Cầm cả bó đũa mà bẻ
D. Bó đũa được làm bằng kim loại
Câu 5. Người cha đã làm gì để răn dạy các con?
A. Cho thừa hưởng cả gia tài B. Lấy ví dụ về bó đũa
C. Trách phạt D. Giảng giải đạo lý của cha ông
Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận.” bổ sung ý nghĩa gì?
Top of Form
A. Thời gian B. Nơi chốn
C. Cách thức D. Mục đích
Câu 7. Từ “đoàn kết” trái nghĩa với từ nào?
A. Đùm bọc B. Chia rẽ
C. Yêu thương D. Giúp đỡ
Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với Câu chuyện bó đũa?
A. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.
B. Ca ngợi tình cảm anh, em đoàn kết, thương yêu nhau.
C. Giải thích các bước bẻ đũa.
D. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
Câu 9. Qua câu chuyện trên, rút ra bài học mà em tâm đắc nhất?
Câu 10. Cách dạy con của người cha có gì đặc biệt?
II. VIẾT
Có ý kiến cho rằng: “Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Câu chuyện bó đũa thuộc thể loại nào?
A. Truyện truyền thuyết B. Truyện cổ tích
C. Truyện ngụ ngôn D. Truyện cười
Câu 2. Câu chuyện được kể bằng lời của ai?
A. Lời của người cha B. Lời của người kể chuyện
C. Lời của người em gái D. Lời của người anh cả
Câu 3. Thấy anh em không yêu thương nhau, người cha có thái độ ra sao?
A. Khóc thương B. Tức giận
C. Thờ ơ D. Buồn phiền
Câu 4. Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
A. Họ chưa dùng hết sức để bẻ
B. Không ai muốn bẻ cả
C. Cầm cả bó đũa mà bẻ
D. Bó đũa được làm bằng kim loại
Câu 5. Người cha đã làm gì để răn dạy các con?
A. Cho thừa hưởng cả gia tài B. Lấy ví dụ về bó đũa
C. Trách phạt D. Giảng giải đạo lý của cha ông
Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận.” bổ sung ý nghĩa gì?
A. Thời gian B. Nơi chốn
C. Cách thức D. Mục đích
Câu 7. Từ “đoàn kết” trái nghĩa với từ nào?
A. Đùm bọc B. Chia rẽ
C. Yêu thương D. Giúp đỡ
Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với Câu chuyện bó đũa?
A. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.
B. Ca ngợi tình cảm anh, em đoàn kết, thương yêu nhau.
C. Giải thích các bước bẻ đũa.
D. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
Câu 9. Qua câu chuyện trên, rút ra bài học mà em tâm đắc nhất?
Qua câu chuyện trên, rút ra bài học mà em tâm đắc nhất là phải biết đoàn kết,anh em với nhau phải biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau,không gây gỗ,tranh giành với nhau
Câu 10. Cách dạy con của người cha có gì đặc biệt?
Cách dạy của người cha cho ta hiểu là chỉ có đoàn kết yêu thương nhau mới làm nên sức mạnh,cho dù có mạnh đến mấy mà gây gỗ với nhau thì chỉ có tan rã