Quá trình tạo lập văn bản

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
dây tây
Xem chi tiết
đạt lê
Xem chi tiết
Thùy Linh
Xem chi tiết
OH-YEAH^^
26 tháng 9 2021 lúc 19:25

tham khảo

 Xi-xin-li-a ngày 26 tháng 9 năm 2021

   Bố kính mến!

   Con là En-ri-cô, con trai của bố đây! Bố ơi ! Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm ! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố. Trước hết, con xin gửi lời kính thăm sức khỏe của bố, sau là để bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ cho con.

   Thưa bố!

   Vừa qua, cũng chính vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học. Con thường đến trường với vẻ mặt không vui vì nghĩ rằng kỉ luật ở đấy thật là gò bó, khó chịu. Đi học phải đúng giờ. Đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ. Bài học, bài làm phải chuẩn bị ở nhà thật đầy đủ... và cùng bao quy định khác nữa đối với con thật nặng nề. Mỗi khi cô giáo kiểm tra mà con không thuộc bài, mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn xoáy vào con, khiến con ngượng đỏ cả mặt, chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Trong khi đó thì ở ngoài bốn bức tường của trường học, cuộc sống mới thú vị làm sao ! Bao nhiêu là trò vui đang đợi con và lũ bạn nghịch ngợm của con. Nào là trèo cây, tắm sông, câu cá, lang thang trong rừng bắn chim, bắt bướm, trốn tìm... Những trò ấy chũng con chơi không bao giờ chán.

   Cũng vì thế mà con bỏ học. Một ngày, hai ngày, ba ngày...và cô giáo chủ nhiệm đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo chuyện đó. Với tính hiếu thắng, con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng : "Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con !".

   Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ, khiến trái tim ấy như tan vỡ vì đau đớn và thất vọng. Lúc đó, sắc mặt mẹ nhợt nhạt hẳn đi, đôi môi run run chực bật khóc và mắt mẹ đỏ hoe, nhòa lệ.

   Bố ơi ! Con đã phạm phải một tội lỗi khó bề tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. Ôi ! Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh thành ra con và vất vả làm lụng để nuôi con khôn lớn ! Con biết rằng mẹ có thể hi sinh tất cả vì con, kể cả cuộc đời và mạng sống vì mẹ coi con là ngồn hạnh phúc, niềm an ủi và tin tưởng lớn lao đối với mẹ.

   Vậy mà con đã...!

   Vâng ! Con đã phụ lòng tin của bố mẹ. Con là một đứa con hư. Nhận ra điều này, con tự trách mắng mình thậm tệ. Tại sao con lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng dắn của mẹ cha ? Tại sao con không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong con ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở con rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, con có nghe nhưng con không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy.

   Giờ đây, con ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được, bố nhỉ ! Bố cũng đã từng dạy con thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thì sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sống của mình. Vậy mà con đã để thời gian trôi qua vô ích!

   Bố kính yêu!

   Trong bức thư bố gửi cho con có đoạn: Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ : trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.

   Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc chiến tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi...

   Những lời khuyên nhủ thốt ra từ đáy lòng của một người bố thương con đã làm cho trái tim bé nhỏ của con rung động. Bố ơi ! Con sẽ nghe lời bố, con sẽ xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ hôn con để chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Liệu mẹ có rộng lòng tha thứ cho con không, hả bố ?!

   Bố kính mến của con!

   Con xin bố hãy nói giúp con vài lời với mẹ, như thế sẽ dễ dàng hơn cho con rất nhiều ! Tất nhiên là con sẽ thành khẩn xin mẹ thương con mà cho con cơ hội để chuộc lại lỗi lầm.

   Thôi, thư đã dài, con xin dừng bút ở đây. Con xin hứa với bố sẽ không bao giờ tái phạm. Con sẽ đi học đầy đủ, nghiêm túc và tự giác, không để bố mẹ phải buồn lòng. Con chân thành cảm ơn bố đã nhắc nhở con rằng Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.

   Mong bố tha thứ cho con

 Kính chúc bố mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn!

Con trai của bố

En-ri-cô

Hquynh
15 tháng 10 2021 lúc 11:53

Tham Khảo

 

  Đầu làng em có một cây đa có lẽ đã vài trăm tuổi. Thân cây lớn lắm! Rễ đa ngoằn ngoèo như những con trăn khổng lồ uốn khúc. Xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi. Cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi lũy tre làng, sừng sững in trên nền trời xanh biếc.

   Bóng đa che mát một khoảng đất rộng. Chim chóc làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít. Đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân, uống một bát nước chè xanh hãm đặc, tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi, quả là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều tan biến hết.

   Tuổi thơ chúng em cũng tìm được ở cây đa nhiều điều kì thú. Lá đa to, dày và xanh bóng đem cuộn tròn lại, xé hai bên mép lá làm sừng, buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong, khe khẽ kéo... Thế là đã có một "con trâu lá đa", cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ... nằm quây quần bên nhau, nhìn mới thích làm sao! 

   Những chiếc búp đa khô quăn queo màu nâu rơi trên mặt cỏ nhặt về có thể làm kèn. Kèn búp đa ngậm vào miệng rồi phồng má thổi, nó kêu "toe" lên một tiếng, kèm theo chuỗi cười trong trẻo vang xa.

   Chiều hè, chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Bờ con mương chạy ngang cánh đồng làng là nơi thả diều lí tưởng. Những cánh diều chấp chới bay cao; tiếng sáo diều vi vu ngân nga giữa không trung bát ngát.

   Ông em kể rằng cây đa đã chứng kiến bao sự kiện buồn vui của làng. Lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên phấp phới bay trên ngọn đa. Cuộc mít tinh đầu tiên của dân làng thành lập chính quyền cách mạng cũng diễn ra dưới gốc đa. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, những cuộc tiễn đưa thanh niên lên đường nhập ngũ cũng được tổ chức ở đây... Rồi chuyện làm ăn hàng ngày, chuyện đổi mới không ngừng của làng của nước, bà con trao đổi với nhau dưới bóng mát cây đa. Cây đa cổ thụ quả đúng là nhân chứng lịch sử của làng.

Gin Phương
Xem chi tiết
minh nguyet
30 tháng 9 2021 lúc 15:48

Em tham khảo nhé: Lần sau em nhớ viết đề rõ ràng ra

Hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện. Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Tôi là con búp bê Vệ Sĩ là người bạn thân thiết nhất của hai an hem Thành và Thủy.      Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
       Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ.
      Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dường như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi tôi  và con Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Tôi và con Em bé được để lại cho người anh.
     Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.

 

Xem chi tiết
Dang Khoa ~xh
13 tháng 8 2021 lúc 11:25

1. KB trực tiếp

2. KB gián tiếp

loann nguyễn
13 tháng 8 2021 lúc 11:25

Trong 2 kết bài sau đây đâu là kết bài trực tiếp đâu là kết bài gián tiếp :

1.Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc. ⇒ kết bài trực tiếp

2,Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc. ⇒ kết bài gián tiếp

Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 8 2021 lúc 20:32

Em tham khảo nhé:

Môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng do rác thải từ túi ni lông. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Vì vậy, khi sử dụng các túi đựng nhất là gói thực phẩm, các bạn hãy dùng các vật liệu thay thế như giấy, lá. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của túi nilông đối với môi trường và cùng nhau thay đổi thói quen xấu này.

Xem chi tiết
Phong Thần
21 tháng 7 2021 lúc 22:02

Tham khảo

Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con. Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.

annehuynh34
21 tháng 7 2021 lúc 22:09

Tham khảo nhé bạn

Cổng trường mở ra là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của tác giả Lý Lan, tác phẩm đã ghi lại những cảm xúc trong sáng về ngày đầu tiên đến trường. Trong văn bản, nổi bật lên là chân dung tâm trạng của người mẹ về ngày đầu tiên đến trường của con, đồng thời mẹ cũng sống lại cảm xúc về ngày đầu tiên đến trường của chính mình.

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con rất khác nhau. Hình ảnh cậu học sinh lớp Một được miêu tả ở phần đầu bài văn thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt cậu thanh thoát, tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình lình chúm lại như đang mút kẹo. Ngày mai khai trường, ngày mai được đi học, được vào lớp Một, vậy mà đêm nay cậu bé vẫn ngủ một cách thanh thản, bởi vì cậu đã được mẹ giúp chuẩn bị mọi việc, mọi thứ sẵn sàng. Cũng có niềm háo hức như trước những chuyến đi xa, nhưng giờ đây trong lòng cậu bé không có nỗi bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Như vậy, trong cái đêm trước ngày khai trường, tâm hồn đứa con, cậu học sinh lớp Một vẫn thật là thanh thản, nhẹ nhàng, hồn nhiên, vô tư... Biết đâu, trong đêm nay, cậu bé sẽ mơ một giấc mơ đẹp, giấc mơ về gia đình hạnh phúc, về cuộc đời tươi sáng. Đứa con, cậu học sinh lớp Một ấy và tất cả chúng ta, những học sinh tiểu học, trung học sơ sở... có được những giây phút thanh thản, vô tư để mơ những giấc mơ đẹp là nhờ đâu? Phải chăng, trước hết là nhờ tình thương yêu, sự chăm sóc dạy dỗ của người mẹ. Nhà văn Lý Lan, chắc cũng là một người mẹ, đã ghi lại biết bao suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của một người mẹ như thế trong đêm chuẩn bị cho con vào lớp Một. Mọi việc chuẩn bị đã xong, mẹ tự bảo mình cũng nên đi ngủ sớm. Nhưng lên giường nằm, mẹ cứ “trằn trọc" mãi. Nhà văn đã dùng một từ láy đúng chỗ - trằn trọc. “Trằn trọc là trở mình luôn, cố ngủ mà không ngủ được vì có nhiều điều phải lo nghĩ". Người mẹ ấy đã lo nghĩ những điều gì? Trước hết, người mẹ tin ở con, tin ở mình. “Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ... Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo cho con...". Điệp ngữ “mẹ tin” được nhắc lại ba lần vang vọng trong tâm hồn người mẹ, chứng tỏ người mẹ đã yên lòng, không phải lo lắng gì về con, về mình. Nhưng “vẫn không ngủ được", vẫn “trằn trọc", bởi vì trong lòng người mẹ trào lên bao hồi tưởng đẹp đẽ, bao suy nghĩ lắng sâu. Do đó, sau những niềm tin, người mẹ nhớ lại những kỉ niệm xa xưa, ngày còn thơ ấu, ngày đầu tiên cắp sách đến trường. Bên tai người mẹ bỗng vang lên tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu... Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp". Trong đoạn văn này xuất hiện hai từ ghép đẳng lập thật đặc sắc. Từ “trầm bổng" tả âm thanh tiếng đọc bài khi thấp, khi cao, nhẹ nhàng, vang xa mãi không dứt. Từ “âu yếm" biểu hiện tình thương yêu, trìu mến, sự chăm sóc dịu dàng của người mẹ đối với đứa con. Thế là từ một tiếng đọc bài trầm bổng, trong cuốn sách giáo khoa xưa, ùa dậy những ấn tượng khắc sâu mãi trong lòng người mẹ về cái ngày “hôm nay tôi đi học”. “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào". Chỉ trong một thời khắc ngắn ngủi mở đầu cuộc đời cắp sách mà cô học trò nhỏ bé - tuổi thơ của người mẹ ngày nay - trải qua bao nhiêu tâm trạng. Nào là nôn nao, hồi hộp, nào là chơi vơi, hốt hoảng... Bên cạnh những từ ghép đẳng lập biểu hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn đã dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét như: Bà ngoại, ngôi trường, cổng trường, cánh cổng. Ngôn ngữ văn chương và nội dung, ý nghĩa hài hòa với nhau khiến người đọc dễ hiểu và thích thú. Trở lại với tâm trạng của người mẹ trong bài văn, chúng ta hiểu rằng, người mẹ ấy nhớ những kỉ niệm xưa, không chỉ để được sống lại tuổi thơ đẹp đẽ của mình mà còn muốn “nhẹ nhàng cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Điều đó có nghĩa là người mẹ muốn truyền cho cậu học sinh lớp một kia những cung bậc tâm trạng đẹp đẽ của cuộc đời, những người được cắp sách đến trường trong ngày đầu vào lớp Một...

Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy mở rộng ý nghĩ, liên tưởng tới một nét văn hóa rất đẹp của nước Nhật. “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội... không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai... Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này...”. Nghĩ về chuyện của thế giới, để hiểu rõ và ghi nhớ trách nhiệm vinh quang và nặng nề của chính bản thân mình đối với việc chăm lo, giáo dục con cái nói riêng và cả thế hệ trẻ của đất nước mình nói chung. Tấm lòng người mẹ ấy đẹp đẽ, cao cả biết bao. Ý tưởng này của nhà văn Lý Lan sâu sắc và nhân văn biết bao!

Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của nhân vật người mẹ. Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỉ niệm của chính mình. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật, cũng chính là của tác giả. Nói khác đi đây là một kiểu văn chương trữ tình, có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ. Nhân vật người mẹ trong bài văn cứ thủ thỉ tâm tình tự nói với mình, theo kiểu “một mình mình biết, một mình mình hay”. Nhà văn cũng vậy, không răn bảo ai bằng những lời khô cứng mà hóa thân vào nhân vật để tâm sự với bạn đọc, rất nhẹ nhàng, rất tinh tế mà vô cùng thấm thía, lay mạnh ý nghĩ và tình cảm người đọc.

Trở lại với người mẹ trong bài văn, ta hãy lắng nghe lời cuối cùng của mẹ: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã qua thời lớp Một, bây giờ là học sinh lớp Bảy chúng ta hiểu rằng: “Một thế giới kì diệu” mà nhà trường đã mở ra cho chúng ta là bao điều, rộng lớn về tri thức văn hóa, tri thức cuộc sống, dạy dỗ bồi đắp cho chúng ta bao nhiêu tư tưởng, tình cảm đẹp về đạo lí làm người, tình bạn, tình thầy trò, tấm lòng yêu thương con người, ý chí, nghị lực, tính thật thà, lòng dũng cảm... để không ngừng vươn lên, để phát triển nghị lực, phẩm chất toàn diện của con người, chuẩn bị cho ngày mai. Bước qua cánh cổng trường chính là một tuổi thơ bé bỏng nhiều khờ dại để từng bước, từng bước lớn lên, lớn lên, xứng đáng con ngoan, trò giỏi và công dân tốt sau này...

Vậy đấy, đọc bài "Cổng trường mở ra” trí tuệ và tâm hồn của những học sinh lớp Bảy chúng ta được mở rộng, hiểu biết và rung cảm biết bao điều quý giá. Chúng ta hiểu rằng: "Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng trải qua ngày khai trường đầu tiên". Nhưng ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường, mẹ mình đã làm gì và nghĩ gì. Đọc bài văn này, ta hiểu và thấm thía tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của mẹ đối với ta và vai trò lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, cổng trường mở rộng bao nhiêu, tình mẹ dạt dào sâu nặng bấy nhiêu. Mẹ cha, gia đình, thầy cô, bạn bè, trường lớp luôn luôn hài hoà gắn bó với nhau, để đưa chúng ta vào một thế giới tuổi trẻ kì diệu, vô cùng đẹp đẽ, cao cả và... không ít những gian truân. Hãy can đảm lên, người lính nhỏ của đạo quân... sách vở là vũ khí, lớp học là đơn vị, trận địa là hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại...

Xem chi tiết
minh nguyet
5 tháng 8 2021 lúc 21:32

Em tham khảo:

Nhắc đến thủ đô Hà Nội, người ta luôn nhớ đến Chùa Một Cột và đây cũng là quê hương em. Chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Nó là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Chùa trông giống như một bông hoa sen mọc thẳng lên giữa mặt hồ. Chùa là nơi lưu giữ nhiều những giá trị lịch sử của đất nước, là một biểu tượng của trí tuệ, của sự trường thọ, và sự cứu rỗi qua sự nhận thức đầy đủ trí tuệ. Chùa Một Cột quả thật là một trong những di tích cần được bảo tồn và lưu giữ.

Nguyễn Thị Thu Phương
5 tháng 8 2021 lúc 21:27

Tham khảo:

Với tôi, tôi rất yêu và thích cảnh đẹp của khu sinh thái núi Ngăm ở quê tôi. Khu sinh thái núi Ngăm cách Hà Nội 90km, cách trung tâm thành phố Nam Định 12km và nằm gần quần thể di tích Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản. Dọc theo quốc lộ 38B ta sẽ đến với mảnh đất tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng. Bên cạnh đó, khu sinh thái núi Ngăm còn là nơi vui chơi bổ ích, lí thú cho mọi người. Có rất nhiều trò chơi giải trí như trượt patin, xích đu, đạp xe đạp hay là đùa nghịch trong làn nước mát nơi bể bơi. Du khách cũng được thưởng thức những món ăn đồng quê, đặc sản nơi đây. Vượt qua cảnh cổng màu vàng đồ sộ, bạn sẽ thực sự ngỡ ngàng trước với khung cảnh có một không hai ở đây. Khu du lịch sinh thái núi Ngăm rất đẹp khiến ai đã từng đến đây đều muốn quay trở lại.

sói nguyễn
5 tháng 8 2021 lúc 21:33

Bác mặt trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt và tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu và nhổ cỏ. Bên phải con đường, có ruộng xu hào đã hiện ra trước mắt, những củ xu hào tròn và tonhư cái bát. Bên cạnh là con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Ồ đẹp quá! trông luống hành mới ngon làm sao. Hành giúp cho mọi loại canh trở nên ngon hơn. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt cũng là nhờ ruộng khoai tây và những ngọn xanh mập mạp. Những hạt sương mai, lấp lánh như những viên ngọc, trong suất như pha lê. Tất cả! Tất cả đều hòa với nhau cho cánh đông thêm tươi, mỡ màng.

Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
12 tháng 10 2021 lúc 10:56

Em tham khảo:

Abbey thân mến!

Hôm nay là mùng một Tết Nguyên Đán. Ở đất nước của tôi, Tết Nguyên Đán là Tết tính theo âm lịch (quan niệm về thời gian của người phương Đông). Đấy là Tết cổ truyền mang đậm bản sắc và văn hoá dân tộc với những phong vị cốt truyện: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” khiến ai đi xa đều hướng về quê hương mỗi độ xuân về. Tôi rất vui khi nhận được thư bạn vào đúng ngày này, bởi vậy phải viết thư hồi âm cho bạn ngay.

Tôi sẽ kể cho bạn nghe một chút về cách người dân quê tôi đón Tết. Chiều ba mươi tháng Chạp nhà nào cúng quây quần nấu bữa cơm tất niên, thắp hương cúng ông bà tổ tiên tỏ lòng thành kính biết ơn. Gần đến giao thừa, cả nhà tôi mặc đẹp, mẹ tôi lại mặc bộ áo dài truyền thống thật duyên dáng cùng ra phố hoà vào dòng người đi đón giao thừa và hái lộc xuân bên bờ Hồ Hoàn Kiếm. Cành lộc xuân tượng trưng cho ước nguyện năm mới may mắn, có nhiều tài, lộc, phúc đức. Tôi rất thích cùng ba, mẹ và em gái đi hái lộc để tận hưởng hương xuân trong đêm thanh bình. Đi chơi Tết, người lớn thường cho ít tiền lẻ vào bao đỏ mừng tuổi trẻ con, mong chúng hay ăn chóng lớn, học hành tiến bộ. Số tiền mừng tuổi ấy tôi cho vào con lợn đất dành để mua quần áo, sách vở, riêng năm vừa rồi tôi đã ủng hộ tất cả cho các bạn học sinh miền Trung bị thiên tai, lũ lụt. Bạn có thích được mừng tuổi không khi tôi kể cho bạn biết điều này?

Mới chỉ kể riêng cái Tết thôi đã thấy phong tục văn hoá nước tôi và nước bạn khác nhau rất nhiều. Lịch sử nước tôi là lịch sử của hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, vì thế hơn ở bất cứ đâu, người dân nước tôi rất khao khát hoà bình, độc lập để xây dựng đất nước giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Có lẽ cũng vì lẽ ấy mà thủ đô Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến của tôi vừa đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” do UNESCO trao tặng.

Nếu bạn có dịp đến đây, tôi sẽ đưa bạn đi tham quan nước mình. Chúc tình bạn của chúng ta đơm hoa kết trái. Chờ hồi âm của bạn.

Chào thân ái

Bạn của bạn