Quá trình tạo lập văn bản

Nội dung lý thuyết

I. Các bước tạo lập văn bản

Đọc và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản? Lấy việc viết thư cho một người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều gì thôi thúc người ta phải viết thư.

2. Để tạo lập một văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Bỏ qua vấn đề nào trong bốn vấn đề đó cũng không thể tạo ra được văn bản.

3. Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải làm những việc gì để viết được văn bản?

4. Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì trong các yêu cầu dưới đây:

- Đúng chính tả;

- Đúng ngữ pháp;

- Dùng từ chính xác;

- Sát với bố cục;

- Có tính liên kết;

- Có mạch lạc;

- Kể chuyện hấp dẫn;

- Lời văn trong sáng.

5. Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước (khâu, công đoạn) kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?

Trả lời:

1. Khi con người muốn biết thông tin về một vấn đề gì đó (tri thức, tình cảm) thì người ta mới tạo lập văn bản. Chẳng hạn, khi muốn cho ông bà biết về tình hình học tập, công việc làm ăn của gia đình hoặc hỏi thăm sức khỏe thì em mới viết thư cho ông bà.

2. Để tạo lập một văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Bỏ qua vấn đề nào trong bốn vấn đề đó cũng không thể tạo ra được văn bản.

3. Sau khi đã xác định được bốn vấn đề đó, cần phải tìm ý và sắp xếp ý dể có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.

4. Chỉ có ý và dàn bài chưa phải là công việc cuối cùng của việc tạo lập bản. Người tạo lập văn bản cònphải làm công việc viết thành văn (còn gọi là lấp đầy văn bản). Việc viết thành văn ấy cần đạt các yêu cầu:

- Đúng chính tả;

- Đúng ngữ pháp;

- Dùng từ chính xác;

- Sát với bố cục;

- Có tính liên kết;

- Có mạch lạc;

- Lời văn trong sáng.

5. Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm. Có thể văn bản cũng là một loại sản phẩm. Và do đó, sau khi hoàn thành văn bản, cần được kiểm tra lại xem có đúng hướng không, bố cục có hay không và cách diễn đạt có gì sai sót không.

@539905@@539965@

II. Ghi nhớ

Để làm nên một văn bản, người tạo lập văn bản cần phải lần lượt thực hiện các bước:

- Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) cho ai, để làm gì, về cái gì và như thế nào?

- Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.

- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, có mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

- Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt các yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa gì không.

@539846@