Cho tam giác ABC . gọi D là trung điểm của BC ; E,F ; lần lượt là hai điểm trên AB , AC . CMR nếu AD , BF , CE đồng quy thì EF // BC
Cho tam giác ABC có AB = AC, gọi D là trung điểm của BC. Chứng minh: a) Tam giác ADB = ADC; b) AD là tia phân giác của góc BAC; c) AD vuông góc BC
Cho tam giác ABC có AB = AC, gọi D là trung điểm của BC. Chứng minh
a) Tam giác ADB = ADC
b) AD là tia phân giác của góc BAC
c) AD vuông góc BC
Cho tam giác ABC . Gọi I là trung điểm của cạnh AC . Trên tia đối của tia IB lấy điểm D sao cho IB = ID . Nối C với D
a, CM : tam giác AIB = tam giác CID
b, AD = BC , AD // BC
c, Gọi M là trung điểm của BC , N là trung điểm của AD . CM : I là trung điểm của MN
d, tìm điều kiện của tam giác ABC để AC vuông góc với DC
Bài 1: Cho tam giác ABC, gọi M,N lần lượt là trung điểm của AB, AC.
a)Chứng minh MN // BC
b)Gọi D là điểm bất kỳ thuộc cạnh BC ( D khác B,C), AD cắt MN tại I. Chứng
minh I là trung điểm của AD.
Bài 2: Cho tam giác ABC cân tại A, M là trung điểm của BC. Kẻ Mx// AC cắt AB tại E, kẻ My// AB cắt AC tại F. Chứng minh rằng:
1)E,F là trung điểm của AB, AC
2) FE = 1/2 BC
3) ME=MF, AE=FA
Bài 1 : a) M là trung điểm AB
N là trung điểm AC
suy ra : MN là Đường trung bình của tam giác ABC
suy ra : MN // BC ; MN = BC/2
b) Ta có : MN // BC và M là trung điểm AB
Mà AD cắt MN tại I nên từ đó suy ra : I là trung điểm của cạnh AD
em chỉ giải được bài 1 thôi nên thông cảm ạ
Bài 1: Cho tam giác ABC. Gọi N là trung điểm của AC. Vẽ điểm D sao cho N là trung điểm của BD. Chứng minh rằng;
a) tam giác AND = tam giác CNB
b) AD = BC; AD // BC.
Cho tam giác nhọn ABC , trực tâm H . Gọi D là điểm đối xứng vớ H qua trung điểm M của BC . Gọi I là trung điểm của AD . Chứng minh rằng I là giao điểm cua các đươngf trung trục của tam giác ABC
+ Ta có
M là trung điểm BC (đề bài)
HM=DM (đề bài) => M là trung điểm HD
=> BHCD là hình bình hành (Tứ giá có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường thì tứ giác đó là hbh)
=> BH//CD mà BH vuông góc AC => CD vuông góc AC
+ Từ I dựng đt vuông góc với AC cắt AC tại K
Xét tg ADC có
CD vuông góc AC (cmt)
IK vuông góc AC
=> IK//CD (cùng vuông góc với AC)
Ta cũng có I là trung điểm của AD
=> K là trung điểm của AC (trong 1 tg đường thẳng đi qua trung điểm của 1 cạnh // với 1 cạnh của tg thì đi qua trung điểm của cạnh còn lại) => IK là trung trực thuộc cạnh AC của tg ABC (1)
+ Xét tg AHD có
I là trung điểm của AD (đề bài)
M là trung điểm của HD (cmt)
=> IM là đường trung bình của tg AHD => IM//AH mà AH vuông góc với BC => IM vuông góc với BC => IM là đường trung trực thuộc cạnh BC của tg ABC (2)
Từ (1) và (2) => I là giao của 3 đường trung trực của tg ABC
Ta có: I là trung điểm của AD; M là trung điểm HD
=> IM là đường trung bình của tam giác AHD
=> IM //AH mà AH vuông BC ; M là trung điểm BC
=> IM là đường trung trực của BC (1)
Ta có: M là trung điểm BC; M là trung điểm HD
=> HCDB là hình bình hành
=> DC // BH mà BH vuông AC => DC vuông AC
=> Tam giác ACD vuông tại C
=> IC = 1/2 AD=> IC = AI => I thuộc đường trung trực của AC (2)
(1); (2) => I là trung trực của tam giác ABC
cho tam giác ABC . Gọi H là trực tâm của tam giác , M là trung điểm của BC .O là giao điểm các đường trung trực của tam giác ABC .Gọi D là điểm đối xứng của H và M
a) BHCD là hình gì
b) chứng minh : ABD=ACD=90
a: Xét ΔCAB có CE/CA=CD/CB
nên ED//AB và ED=AB/2
=>AEDB là hình thang
mà góc EAB=90 độ
nênAEDB là hình thang vuông
b: Xét tứ giác ABKC có
D là trung điểm chung của AK và BC
góc BAC=90 độ
Do đó: ABKC là hình chữ nhật
cho tam giác ABC vuông tại A có AB=3cm,BC=5cm. Gọi N là trung điểm BC, trên tia đối N lấy điếm D sao cho ND=NA
a)C/m: tam giác ACN= tam giác DBN
b)Tính BD
c)Gọi M là trung điểm AB. C/m: tam giác MDC cân
d)MD cắt BC tại H, gọi I là trung điểm của AC, DI cắt BC tại K. C/m: tam giác HBD= tam giác KCA
a) Xét ΔACN và ΔDBN có
NA=ND(gt)
\(\widehat{ANC}=\widehat{DNB}\)(hai góc đối đỉnh)
NC=NB(N là trung điểm của BC)
Do đó: ΔACN=ΔDBN(c-g-c)
b) Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(AB^2+AC^2=BC^2\)
\(\Leftrightarrow AC^2=BC^2-AB^2=5^2-3^2=16\)
hay AC=4(cm)
Ta có: ΔACN=ΔDBN(cmt)
nên AC=DB(hai cạnh tương ứng)
mà AC=4cm(cmt)
nên BD=4cm
Vậy: BD=4cm
c) Xét ΔCAM vuông tại A và ΔDBM vuông tại B có
AC=BD(cmt)
MA=MB(M là trung điểm của AB)
Do đó: ΔCAM=ΔDBM(hai cạnh góc vuông)
Suy ra: MC=MD(Hai cạnh tương ứng)
Xét ΔMCD có MC=MD(cmt)
nên ΔMCD cân tại M(Định nghĩa tam giác cân)
: Cho tam giác ABC. Gọi M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MA.
a) Chứng minh tam giác ABM=tam giác DCM
b) Chứng minh CD//AB
c) Gọi I là trung điểm của AC. Trên tia đối của tia IB lấy điểm K sao cho IB = IK. Chứng minh D, C, K thẳng hàng.
a. Xét △ABM và △DCM:
\(AM=MD\left(gt\right)\)
\(\hat{AMB}=\hat{DMC}\) (đối đỉnh)
\(BM=MC\left(gt\right)\)
\(\Rightarrow\Delta ABM=\Delta DCM\left(c.g.c\right)\)
b. Từ a. => \(\hat{MCD}=\hat{MBA}\) (2 góc tương ứng). Mà hai góc này ở vị trí so le trong
\(\Rightarrow CD\text{ // }AB\left(a\right)\)
c. Xét △CIK và △AIB:
\(AI=IC\left(gt\right)\)
\(\hat{AIB}=\hat{CIK}\) (đối đỉnh)
\(BI=IK\left(gt\right)\)
\(\Rightarrow\Delta CIK=\Delta AIB\left(c.g.c\right)\Rightarrow\hat{ICK}=\hat{IAB}\). Mà hai góc ở vị trí so le trong
\(\Rightarrow AB\text{ // }CK\left(b\right)\)
Từ (a) và (b), theo tiên đề Ơ-clit \(\Rightarrow AB\text{ // }DK\)
Vậy: D, C, K thẳng hàng (đpcm).
a) Xét tam giác ABM và tam giác DCM:
BM = CM (M là trung điểm BC).
\(\widehat{AMB}=\widehat{DMC}\) (đối đỉnh).
MA = MD (cmt).
\(\Rightarrow\) Tam giác ABM = Tam giác DCM (c - g - c).
b) Ta có: \(\widehat{BAM}=\widehat{CDM}\) (Tam giác ABM = Tam giác DCM).
Mà 2 góc này ở vị trí so le trong.
\(\Rightarrow\) CD // AB (dhnb).
c) Xét tứ giác AKCB có:
I là trung điểm AC (gt).
I là trung điểm BK (IB = IK).
\(\Rightarrow\) Tứ giác AKCB là hình bình hành (dhnb).
\(\Rightarrow\) CK // AB (Tính chất hình bình hành).
Mà CD // AB (cmt).
\(\Rightarrow\) D, C, K thẳng hàng.