Những câu hỏi liên quan
dan nguyen chi
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
24 tháng 1 2021 lúc 21:21

Tham khảo:

Thiên nhiên là bà mẹ lớn của vạn vật, đặc biệt là của con người. Thiên nhiên không chỉ cung cấp cho ta của cải vật chất như đất đai, cây cối, nguồn nước, thức ăn... mà còn dạy cho ta những bài học quý báu của cuộc sống. Tôi mới học được một bài học tuyệt vời từ một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên trong câu chuyện"Hai biển hồ". Bài học đã được học nhiều trong sách vở nhưng đến tận bây giờ tôi mới thực sự hiểu. Bạn có muốn biết không?

Chuyện kể rằng, ở Palestine có hai biển hồ lớn cùng bắt nguồn từ sông Jordan, đó là biển Chết và biển Ga-li-lê. Biển Chết đúng như tên gọi của nó không có sự sống nào. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nào người uống vào cũng sẽ bị bệnh. Trái lại, nước trong biển Ga-li-lê lúc nào cũng trong mát, ngọt lành, là môi trường sống thuận lợi cho cây cỏ và tôm cá ai cũng thích biển Ga-li-lê vì sự sống nơi đây luôn luôn nhộn nhịp. Sở dĩ như thế vì biển Chết tham lam chỉ muôn giữ nước lại cho riêng mình, không san sẻ cho ai khác nên dòng nước trong lòng nó mặn đến nỗi sự sống không thể sinh sôi, ngược lại, biển Ga-li-lê sau khi có được nguồn nước trong lành, nó lại mở lòng mình, tràn qua các sông lạch khác. Biển Ga-li-lê cho nước đi vào nơi khác và cũng nhận nước từ các nơi khác về. Vì vậy, nước trong biển hồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Từ câu chuyện trên chúng ta cần rút ra bài học: trong đời sống, con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau.

Quả thật vậy, câu chuyện trên không chỉ là một bài học thú vị về địa lí mà còn là bài học sâu sắc về cách mà con người cần phải sống với nhau. Trong đời sống, con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau. Phải chăng đó là cách sống, cách hành xử quan trọng nhất mà mỗi người cần có? Trong cuộc sống, chia sẻ không đơn thuần chỉ là cho và nhận. Trong gia đó là sự quan tâm, lo lắng, săn sóc, lắng nghe của cha mẹ với con cái, của vợ với chồng, của người lớn với trẻ nhỏ, của anh chị với các em; với hàng xóm giềng đó là sự cảm thông, san sẻ mỗi khi "tối lửa tắt đèn", là sự giúp đỡ mỗi khi gặp hoạn nạn. Còn trong xã hội, sự chia sẻ mang tính chất rộng lớn lao hơn, đó là sự sẻ chia bát cơm manh áo với đông bào gặp nạn, là sự nương tựa, che chở, đồng cảm với những số phận kém may mắn... Sự sẻ chia không phân biệt chủng tộc, giai cấp, lãnh thổ, tổ quốc ta. Từ em nhỏ đến cụ già đều cần sẵn sàng chia sẻ yêu thương. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên phố những em nhỏ tươi cười chia sẻ với nhau từng mẩu bánh, viên kẹo hay một thanh niên nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt hoặc hình ảnh những ông, bà lão cùng khoác tay nhau qua đường... Những người sẻ chia và nhận chia sẻ đều hạnh phúc. Sự chia sẻ không chỉ là việc cho đi hay nhận lại những của cải vật chất còn là sự trao gửi những giá trị tinh thần, những niềm tin yêu. Đôi khi sẻ chia là sự im lặng, lắng nghe. Mà cũng có khi, nó chỉ là ánh nhìn động viên hay nụ cười hé nở trên môi. Sự sẻ chia đôi khi thật nhỏ bé nhưng nó lại có sức mạnh rất lớn. Một nụ cười cũng đủ làm người khác ấm lòng, một ánh mắt cũng giúp người ta có thêm nghị lực, sự lắng nghe cũng giúp người khác nhẹ đi nỗi lòng. Sự sẻ chia thực sự làm cho con người thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Sự sẻ chia là sợi dây vô hình, có sức mạnh kì diệu. Nó gắn kết người với người. Nó làm cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cảm thông và yêu thương nhau hơn. Con người sống với nhau rất cần sự yêu thương, san sẻ yêu thương, san sẻ chính là hạt giống của tâm hồn mỗi người. Những người san sẻ, yêu thương sẽ luôn cảm thấy tâm hồn mình giàu có như nước ở lòng biển Ga-li-lê.

Tuy nhiên, trong cuộc sống xung quanh ta đâu đó còn những người chỉ biết khư khư giữ lấy những gì mình có, chỉ biết đến mình, thờ ơ, bàng quang trước nỗi đau của người khác... Vì thế sự sống trong họ sẽ dần héo khô, chết dần chết mòn như nước trong biển Chết vậy. Đó là những lối sống đáng bị lên án và phên phán.

Nói tóm lại: "Trí tuệ giàu lên vì những gì nó nhận được, trái tim giàu lên vì những gì nó cho đi". Con người sống với nhau cần có sự chia sẻ “Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan toả. Đôi môi hé mở thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng ban trao, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng". Đó là bài học mà chúng ta nhận được từ thiên nhiên. Thiên nhiên đã gieo vào hôm nay những mầm ươm tươi tốt đã tặng ta những món quà nhiệm màu của sự sống. Chúng ta hãy tìm hiểu, cảm nhận và chia sẻ những món quà thú vị từ cuộc sống.

Bình luận (0)
minh nguyet
24 tháng 1 2021 lúc 21:43

Tham khảo:

1. Mở bài:

- giới thiệu câu chuyện, dẫn dắt vấn đề: Câu chuyện Hai Biển Hồ trên đã cho chúng ta thấy một thái độ sống đang xâm chiếm mỗi con người trong xã hội hiện nay. Đó chính là lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân mình mà không quan tâm đến người khác.

2. Thân bài

* Giới thiệu về câu chuyện: 

- Biển Chết và biển hồ Galilê đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan.

- Nhưng chúng lại có những điểm khác nhau mà điểm khác đó lại làm nên số phận của mỗi biển:

+ Biển chết do vị trí hồ không thuận lợi, xung quanh ko có kênh rạch, lối thoát, nồng độ muối quá cao, không sinh vật nào sống được. Bởi thế, Biển chết trở nên hoang vu, thiếu sự sống.  Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.

+ Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.

* Nghĩa biểu tượng qua câu chuyện:  Trong cuộc sống hằng ngày, con người có những mối quan hệ với mọi người xung quanh. Xã hội sẽ tồn tại, cuộc sống mỗi người được duy trì chính nhờ quá trình giao tiếp này. Bạn muốn thành công và tồn tại thì phải biết giao tiếp, cho đi để nhận lại nhưung cái vĩ đại hơn.

 Câu chuyện đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng cho loại người ích kỉ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình, biết nhận mà không có cho. Cuộc sống như thế chỉ là tồn tại vô nghĩa và sớm tàn lụi, không có vệt sáng. Biển Galile là biểu tượng cho những người sống vì người khác, mở rộng tấm lòng cho và nhận, nhờ thế luôn được sống cuộc sống có ý nghĩa, chan hòa và có ích với xung quanh.

- Con người không nên ích kỷ, chỉ vì bản thân mà đánh đổi mối quan hệ với người khác.

Chính cách nhìn và thái độ sống đã chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ với 

 cuộc sống cần có sự đồng cảm chia sẻ, có cho và nhận. Đây không chỉ là một thái độ sống cần có để duy trì cuộc sống mà còn là một thái độ sống nhân văn, góp phần làm cho xã hội con người ngày càng phát triển

3. Kết bài:

- Tổng két lại vấn đề

- Liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 10 2023 lúc 16:32

a. Đoạn văn nêu kết thúc câu chuyện: Đoạn văn 1

b. Đoạn văn bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người viết sau khi kể chuyện: Đoạn văn 2

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 9 2023 lúc 8:56

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên là cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, thi thoảng bà còn đảm nhận việc khâu vá quần áo, chăn, màn... cho Bác. Công việc này đã giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập rất nhiều điều.

Áo của Bác rách, có khi vá đi vá lại vài lần Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác, bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.

Bà còn kể rằng:

Ở Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:

- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:

- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

=> Suy nghĩ của em: Từ mẩu chuyện về Bác Hồ này, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác. Mặc dù Bác là người có địa vị cao, là vị lãnh tụ thiên tài của cả dân tộc nhưng Bác luôn giữ cho mình sự giản dị và tiết kiệm.

Bình luận (0)
Mai Đức Phan Sơn
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
20 tháng 3 2022 lúc 11:38

Tham khảo:
 

Đọc câu chuyện “Một vụ đắm tàu”, hình ảnh cô bé Giu-li-ét-ta và cậu bé Ma-ri-ô đã để lại trong tâm hồn mỗi chúng ta bao tình xót thương và cảm phục sâu sắc.Ma-ri-ô 12 tuổi; Giu-li-ét-ta cao hơn Ma-ri-ô. Tàu vừa nhổ neo rời cảng Li-vơ-pun được một lúc thì hai đứa bé đồng hành quen nhau. Tâm trạng mỗi đứa vui buồn khác nhau. Giu-li-ét-ta rất vui vì sắp được gặp bố mẹ. Còn Ma-ri-ô thì bố mới mất, cậu về quê sống với họ hàng, nhưng cậu ta giấu kín trong lòng.
 
Đêm xuống, một con sóng lớn ập tới, Ma-ri-ô bị xô ngã dúi. Giu-li- ét-ta hốt hoảng chạy lại. Cử chỉ và hành động của Giu-li-ét-ta thật đẹp, hết lòng san sẻ đau đớn và chăm sóc người bạn nhỏ bị nạn. Giu-li-ét-ta quỳ xuống, lau máu trên trán bạn, gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc "dịu dàng" băng cho bạn. Người bạn đồng hành mới gặp đã dành cho Ma-ri-ô sự chăm sóc, thương xót chứa chan tình người.
 
Bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Một tai họa khủng khiếp: thân tàu bị sóng “phá thủng”, nước phun vào khoang như vòi rồng. Quang cảnh tàu thật hỗn loạn. Hai giờ đồng hồ sau, con tàu chìm dần. Có bao nhiêu hành khách đã chết? Có bao nhiêu hành khách được cứu ? Hình ảnh hai đứa bé thật đáng thương: “hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển” khi con tàu đang chìm dần.
 
Khi chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống thì hai đứa bé cùng lao ra. Một tiếng kêu lên: “Còn chỗ cho một đứa bé... Đứa nhỏ thôi!, Nặng lắm rồi”. Có nghĩa là Ma-ri-ô bé hơn sẽ được cứu. Lúc ấy, Giu-li-ét-ta “sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng”. Người đọc sao không khỏi đau lòng khi nghĩ về Giu-li-ét-ta, cô bé nhân hậu, dịu dàng, dễ thương.
 
Sự lựa chọn và chấp nhận của Ma-ri-ô thật phi thường, ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Ma-ri-ô đã dành sự sống cho Giu-li-ét-ta vì “bạn còn bố mẹ.,.”. Ma-ri-ô đã “ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta ném xuống nước”. Và cô bé đã được một thủy thủ “nắm tay cô lôi lên xuồng”. Ma-ri- ô đã chấp nhận cái chết để cứu bạn. Tình thương bạn và đức hi sinh của Ma-ri-ô vô cùng cao cả, để lại trong lòng mọi người sự xót thương và cảm phục vô bờ bến.
 
Cảnh vĩnh biệt giữa hai đứa bé thật xúc động. Sau tai họa khủng khiếp trên biển, Giu-li-ét-ta được sống sót, được gặp lại bố mẹ. Còn Ma- ri-ô sẽ chìm sâu đáy biển cùng con tàu. Tiếng bật khóc nức nở và cử chỉ giơ tay về phía người bạn nhỏ, với tiếng kêu thương của Giu-li-ét-ta: Vĩnh biệt Ma-ri-ô !” làm thảng thốt lòng người đời.
 
Tấm lòng nhân hậu và tính dịu dàng của Giu-li-ét-ta, lòng thương người và đức hi sinh cao cả của Ma-ri-ô mãi mãi in sâu vào tâm hồn chúng ta. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta là hai tâm lòng cao cả.
 
Truyện “Một vụ đắm tàu” đầy dư vị tinh thần nhân đạo. Hình ảnh Ma-ri-ô chấp nhận cái chết để dành cái sống cho bạn sáng mãi trong cuộc đời. Trái tim của cậu bé là “viên ngọc của tình thương”.
Bình luận (5)
Mai Đức Phan Sơn
Xem chi tiết
_chill
20 tháng 3 2022 lúc 17:37

Tham khảo

Truyện “Một vụ đắm tàu” đầy dư vị tinh thần nhân đạo. Hình ảnh Ma-ri-ô chấp nhận cái chết để dành cái sống cho bạn sáng mãi trong cuộc đời. Trái tim của cậu bé là “viên ngọc của tình thương”.

Bình luận (0)
Dân chơi hệ Mặt Trời
20 tháng 3 2022 lúc 17:41

Tấm lòng nhân hậu và tính dịu dàng của Giu-li-ét-ta, lòng thương người và đức hi sinh cao cả của Ma-ri-ô mãi mãi in sâu vào tâm hồn chúng ta. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta là hai tâm lòng cao cả.
 
Truyện “Một vụ đắm tàu” đầy dư vị tinh thần nhân đạo. Hình ảnh Ma-ri-ô chấp nhận cái chết để dành cái sống cho bạn sáng mãi trong cuộc đời. Trái tim của cậu bé là “viên ngọc của tình thương”.

Bình luận (1)
datcoder
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 11:07

Câu 1:

Tranh 1 - Hai mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bên nhau

Tranh 2 - Ngựa Trắng ước ao có cánh như Đại Bàng Núi. Đại Bàng bảo nó: Muốn có cánh phải đi tìm, đừng suốt ngày quanh quẩn cạnh mẹ.

Tranh 3 - Ngựa Trắng xin phép mẹ được đi xa cùng Đại Bàng. Sói Xám ngáng đường, đe dọa Ngựa Trắng. Đại Bàng núi từ trên cao lao xuống, bổ mạnh vào trán Sói, cứu Ngựa Trắng thoát nạn.

Tranh 4 - Ngựa Trắng làm theo lời Đại Bàng “chồm” lên phi nước đại. Lúc này nó thật sự cảm thấy bốn chân mình có thể bay giống như cánh của Đại Bàng.

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 11:07

Câu 2:

Ngày xưa, có một chú Ngựa Trắng rất thơ ngây. Bộ lông chú trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm. Mẹ chú yêu chú lắm. Mẹ hay căn dặn:

-  Con phải ở cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi gọi mẹ nhé!

Mỗi khi nghe mẹ gọi, Ngựa Trắng hí lên những tiếng non nớt thật đáng yêu. Những lúc ấy, ngựa mẹ vô cùng vui sướng. Ngựa mẹ chỉ thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc cú đá hậu mạnh mẽ.

Gần nhà chú Ngựa Trắng ấy có anh Đại Bàng Núi. Anh ta sải cánh thật vững vàng. Mỗi lúc lượn vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ.

Ngựa Trắng mê quá, chú cứ ước ao như anh Đại Bàng. Có lần chú nói với Đại Bàng:

-  Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh?

Đại Bàng đáp:

-  Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn bên mẹ mãi thì bao giờ mới có cánh.

Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm... Chưa thấy "đôi cánh" đâu nhưng Ngựa Trắng đã gặp nhiều cảnh lạ, Ngựa thích thú vô cùng nhưng chỉ phiền là trời mỗi lúc một tối, thấp thoáng đâu đây những vệt sáng sao trời.

Bỗng có tiếng “hú... ú... ú” vẳng lên mỗi lúc một gần. Rồi trong bóng tối hiện ra một con Sói Xám sừng sững ngáng đường. Ngựa Trắng mếu máo gọi mẹ. Sợ quá, Ngựa nhắm nghiền mắt lại.

Sói Xám cười man rợ và nhảy chồm lên.

Sói nghĩ bụng:

-  Mình sẽ có được miếng mồi ngon.

Khi Sói Xám nhảy chồm tới Ngựa Trắng thì Đại Bàng đã kịp lao tới giáng mạnh xuống giữa trán Sói Xám. Sói hét to:

-  Ối!

Thế rồi, Sói cúp đuôi chạy một mạch về rừng.

Ngựa Trắng mở mắt thấy loang loáng bóng Đại Bàng Núi. Ngựa Trắng lại khóc, gọi mẹ, Đại Bàng dỗ dành:

-  Đừng khóc! Anh đưa em về với mẹ!

Ngựa Trắng mếu máo:

-  Nhưng em không có cánh!

Đại Bàng cười, chỉ vào bốn chân của Ngựa Trắng.

-  Cánh của em đấy chứ đâu! Nếu phi nước đại, em còn “bay” nhanh hơn anh đấy chứ!

Đại Bàng Núi sải cánh, Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như cánh của Đại Bàng.

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 11:08

Câu 3:

Sau khi nghe câu chuyện em cảm thấy việc ham học hỏi có thể khiến bản thân khám phá được nhiều điều lí thú, dũng cảm đối mặt với những nguy hiểm xung quanh.

Bình luận (0)
Trương Tuệ Minh
Xem chi tiết
Hermione Granger
16 tháng 9 2021 lúc 8:38

Qua truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả đã đặt ra cho chúng ta suy nghĩ về trách nhiệm của người lớn, của bố mẹ đối với hạnh phúc và quyền lợi của con trẻ. Nó cũng nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng và gìn giữ hạnh phúc gia đình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trương Minh Nghĩa
16 tháng 9 2021 lúc 8:38

Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.

Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.

Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.

Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này.

Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dường như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặt Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.

Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Hai con búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.

Khi tác giả kể về khoảnh khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. Cũng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.

Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.

Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc.

Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?


k mình nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hacker♪
16 tháng 9 2021 lúc 8:40

“Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.

Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình.Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
đỗ thanh nga
Xem chi tiết
Tô Hà Thu
27 tháng 9 2021 lúc 9:58

bn ơi ngắn hơn đc ko?? 6 câu??

Bình luận (1)
nthv_.
27 tháng 9 2021 lúc 9:59

Tham khảo:

“Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình.Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.

Bình luận (1)
Uchiha Sarada
Xem chi tiết
tuong tran
8 tháng 10 2018 lúc 20:07
Trả lời hộ mình
Bình luận (0)
huong ha
3 tháng 12 2023 lúc 15:57

 1 .câu chuyện kể việc làm của Bác trên con tàu Đô Đốc Latútsơ Tơrêvin :
Mang tên mới: Văn Ba, anh xin được chân người phụ bếp trên một chiếc tàu biển của Pháp Latusơ Tơrêvin. Từ đây, hoà mình trong đời sống của thợ thuyền, người thanh niên Văn Ba bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước thoát khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân.
Cuộc hành trình 30 năm ròng, đi qua 28 quốc gia, làm nên sự nghiệp lớn, xuất phát từ một anh phụ bếp Văn Ba trên một chiếc tàu vận tải hàng hải. Tuy lao động vất vả suốt ngày, suốt tháng không có ngày nghỉ, ông chủ chỉ trả cho anh mỗi tháng không quá 50 phrăng, là thứ tiền công rẻ mạt nhất cho một lao động, nhưng anh không nản lòng, chê trách. Mà trái lại, với thái độ cởi mở, lễ phép với mọi người; từ người lao động đến những du khách thượng hạng đi trên tàu, ai cũng quý mến anh, sẵn sàng giúp đỡ mỗi lần anh muốn biết về một điều gì đó. Xong việc, anh tranh thủ học thêm hoặc đọc sách hay tự học ngoại ngữ. Tàu cập bến một số nước, anh Ba lên bờ, không phải như những người khác, bao nhiêu tiền dồn vđo việc ăn chơi phung phí; anh dành thời gian đi sâu tìm hiểu hiện trạng thực tế xã hội. Anh chợt nhận ra rằng, mỗi quốc gia mỗi vẻ khác nhau về phong cảnh và con người; nhưng về xã hội thì đâu đâu cũng có người nghèo, người giàu, đâu cũng có các tệ nạn xã hội, đâu cũng có người tốt và kẻ xấu.

2. Đó là bài "Người đi tìm hình của nước"
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ ?
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn.
Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối,
Cho cuộc đời giật dây!
Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.
Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc,
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi...
Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người.
Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê ?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya ?
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi,
Những đất tự do, những trời nô lệ,
Những con đường cách mạng đang tìm đi.
Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?
Ơi, độc lập!
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu.
Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông.
Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước.
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười,
Bác thấy:
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc...
Không còn người bỏ xác bên đường ray.
Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng.
Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che.
Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạnh trǎm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân.
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.

 

Bình luận (0)
huong ha
3 tháng 12 2023 lúc 15:57

mình sai phần B đó nha

 

Bình luận (0)