Những câu hỏi liên quan
doquynhanh
Xem chi tiết
Giang シ)
19 tháng 1 2022 lúc 20:55

tham khảo :

Khi học xong bài “Tiếng gà trưa”, em cảm thấy người bà là một người rất cần mẫn, và hiền lành. Hình ảnh của người bà khắc sâu vào trong tâm trí của người cháu cũng như là em về một hình tượng khó quên. Mà mỗi khi nhớ đến thì lòng của em cứ nao nao những cảm xúc khó lòng mà quên được.

Bình luận (0)
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
19 tháng 1 2022 lúc 20:55

Tham khảo:

  Tuy bài thơ'' Tiếng gà trưa'' là giây phút lắng lòng, hồi tưởng về quá khứ nhưng hình ảnh người bà thân thương hiện lên thật gần gũi, xúc động với những phẩm chất tốt đẹp. Bà là người tần tảo, chắt chiu, chịu thương chịu khó trong cuộc sống còn rất nhiều khó khăn này. Bà nhặt nhạnh, chăm sóc từng quả trứng hồng để cho đứa cháu có được cuộc sống đầy đủ. Bà nâng đỡ từng sự sống nhỏ nhoi trong mỗi quả trứng để kiếm tiền mua quần áo mới cho cháu. Người bà như đã dành hàng vạn tình yêu thương cho đứa cháu. Bà bảo ban, nhắc nhở cháu; biết được trò nghịch dại của cháu, bà cũng mắng yêu chỉ vì lo cho cháu. Qua các câu thơ ta như thấy hình bóng người bà đôn hậu với công ơn và tình thương bao la. Có lẽ cũng chính vì tình thương thiêng liêng ấy mà anh chiến sĩ đã thấu hiểu và cảm nhận nó với một tấm lòng trân trọng, kính yêu vô bờ cho người bà của mình.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Anh
19 tháng 1 2022 lúc 20:55

Tham khảo:
Bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh là một sáng tác độc đáo. Tác phẩm cho thấy những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về cuộc sống về nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, khi những kỉ niệm tuổi thơ ùa về cũng là lúc hình ảnh của một người bà tần tảo, hết sức yêu thương, chở che cho cháu được hiện lên.
 
   Tiếng gà trưa cất lên, phá vỡ sự yên lặng của không gian, làm cho ánh nắng bị xao động; làm dịu đi nhưng mệt mỏi trên đường hành quân xa. Và điều kì diệu hơn, tiếng gà trưa đã khởi dậy, làm cho những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ ùa về. Trải qua bao nhiêu năm xa cách kí ức về đàn gà vẫn còn vẹn nguyên: con gà mái mơ, con gà mái vàng. Những kí ức tuổi thơ đó thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.
 
Tiếng gà còn gợi nhắc người lính nhớ về một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, ấy là tình bà cháu. Chỉ trong bốn khổ thơ nhưng tác giả đã gói gém đầy đủ nỗi nhớ về những năm tháng được sống cùng bà dưới mái nhà yên ấm. Trong con mắt của cháu, bà hiện lên thật dung dị với biết bao phẩm chất tốt đẹp.
 
Trước hết bà là người tần tảo, chắt chiu. Trong cảnh nghèo khó, thiếu thốn nhưng bà luôn cố gắng chắt chiu dành cho cháu những điều tốt đẹp nhất. Những hình ảnh, chi tiết như: “Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu” hay “Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối” đó là những hành động giản dị, mong ước thiết thực của bà cốt cũng để dành cho cháu những điều cháu muốn, đó là bộ quần áo mới mỗi độ tết đến xuân về. Cả đời bà tảo tần, vất vả chỉ luôn nghĩ và hi sinh vì con vì cháu, bà chưa một lần nghĩ cho mình, nghĩ vì mình. Hình ảnh người bà trong bài thơ cũng là hình ảnh của biết bao người bà Việt Nam, luôn dành trọn tình yêu thương, chăm lo, chi chút cho cháu.

 
Bà là người luôn ở bên cháu, bảo ban nhắc nhở, có đôi khi trách mắng cũng là trách mắng yêu thương:
 
“Có tiếng bà vẫn mắng
 
Gà đẻ mà mày nhìn
 
Rồi sau này lang mặt”.
 
Tiếng gà trưa đã gợi cho cháu nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn, vất vả mà đầy yêu thương và tươi vui ấy. Qua những lời thơ chân thành ta thấy được một hình ảnh người bà vất vả, tảo tần và luôn yêu thương, lo lắng cho cháu. Tay bà nâng niu từng quả trứng không phải chỉ là nâng niu thành quả lao động của mình mà con chính là nâng niu, trân trọng từng ước mơ, hạnh phúc nhỏ bé, đơn sơ của cháu. Tiếng gà nhảy ổ và niềm hạnh phúc mà bà mang lại đã trở thành nguồn động lực, cổ vũ động viên cháu chiến đấu vì quê hương, vì tổ quốc.
 
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt. Giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng và tha thiết. Ngôn từ giản dị, giàu sức biểu cảm. Sử dụng linh hoạt nghệ thuật điệp ngữ đã nhấn mạnh cảm giác, niềm xúc động khi được nghe tiếng gà và nhớ về những kí ức tuổi thơ đẹp đẽ gắn với người bà tảo tần.
    Qua lớp ngôn từ giản dị mà giàu sức biểu cảm, bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm trong sáng, đằm thắm của tuổi thơ. Đồng thời còn cho thấy hình ảnh của người bà tảo tần qua những chi tiết thật bình thường, giản dị nhưng xúc động, chân thành. Những tình cảm về bà và quê hương chính là động lực để cháu vững tay súng, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Bình luận (0)
Adina Amy
Xem chi tiết
trần châu
17 tháng 12 2016 lúc 12:04

“Bà” – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”

Bình luận (0)
Sáng
17 tháng 12 2016 lúc 20:09
Tiếng "Bà" là một tiếng gọi rất dỗi bình dị, giản đơn nhưng lại chan chứa đầy tình yêu thương. Từ thuở nhỏ, hình ảnh người bà đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong lòng mỗi người. Bà hiền hậu ôn tồn dạy bảo con cháu, người bà kể chuyện cổ tích dưới ánh trăng, người bà chở che trước những trận đòn của ba,... Tất cả hình ảnh đó là một phần tuổi thơ tôi.  Ta cũng tìm được một người bà như vậy Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, nó đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, nhiều cảm xúc đọng lại trong lòng tôi về tình bà cháu. Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ xa nhà. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động và nhớ nhà. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về. Bài thơ cũng đã gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu sống trong tình yêu thương bình dị của người bà. Những lần bị bà la, những lời mắng chân thật, giản dị mà chan chứa tình thương của bà. Bà chăm sóc đàn gà, mong sao cuối năm bán gà mua quần áo mới cho cháu, cái ước muốn giản đơn vậy thôi và dù ống quần rộng, áo trúc bâu thì người cháu cũng không chê vì hiểu được tình yêu thương và sự vất vả mà bà đã dành cho mình. Người chiến sĩ trong bài không chỉ là chiến đấu cho tổ quốc, mà còn là vì bà, vì tiếng gà, vì ổ trứng hồng tuổi thơ.  Tiếng gà trưa là một âm thanh giản dị mà lại gần gũi, quen thuộc, nó làm âm vang kỉ niệm, gợi nhớ những kỉ niệm đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ đã làm tôi xúc động, tôi chỉ có thể nói rằng bài thơ này quá hay!
Bình luận (1)
Song Joong Ki
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
19 tháng 5 2016 lúc 15:29

Tham khảo tại Câu hỏi của Huỳnh Yến Nhi - Học và thi online với HOC24

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Người Già
16 tháng 9 2023 lúc 9:25

Tham khảo

- Bà tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh; yêu thương và hết mực chăm sóc cháu; mạnh mẽ, vững tin, là chỗ dựa vững vàng cho cháu. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện hình ảnh người bà: Bà cùng cháu nhóm lửa suốt tám năm ròng; bà hay kể chuyện; bà nuôi dạy, bảo ban cháu; trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bà vẫn “vững lòng”; “lận đận đời bà”; đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa,… Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tảo tần sớm hôm, chịu thương, chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

- Tình cảm người cháu dành cho bà là tình yêu thương, sự biết ơn, lòng kính yêu, nỗi niềm mong nhớ. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm đó: “cháu thương bà”; cháu cùng bà nhóm lửa suốt tám năm ròng; “nghĩ thương bà khó nhọc”; “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”; người cháu dù đã đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa,…

Bình luận (0)
Nhi Nhí Nhảnh
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
17 tháng 11 2016 lúc 21:53
1. Tràn ngập trong bài thơ Tiếng gà trưa là những kỉ niệm tuổi thơ. Trong đó, nổi bật là hình ảnh người bà, kí ức về tình bà cháu mộc mạc mà sâu nặng. Tất cả được gợi về từ một âm thanh quen thuộc, bình thường: tiếng gà mái cục tác trong nắng trưa.2. Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
16 tháng 9 2023 lúc 17:10

Tham khảo!

Tiếp nối bản hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc, một khúc tráng ca đầy âm hưởng anh hùng ca, bằng tài năng, tâm huyết và kinh nghiệm của ông. Lê Minh Khuê thêm một nốt nhạc đẹp. Hình ảnh những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm trong văn học chống Mỹ cứu nước, nhưng với những sáng tạo rất hiện đại, họ đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu ước mơ và tỉnh thần dũng cảm trong cuộc sống. trận chiến gian khổ. Sự hy sinh hồn nhiên, lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đưỡng Trường Sơn là hình ảnh đẹp, tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Rõ ràng chúng ta thấy thế hệ trẻ đi kháng chiến thời chống Mỹ đa phần là học sinh, sinh viên đều có học, cư xử rất văn hóa, tế nhị, bây giờ chúng ta cùng thế hệ trẻ thời đại mới. Với thế kỷ XXI, chúng ta phải vượt ra khỏi lối suy nghĩ công nghiệp của chúng ta.

Bình luận (0)
Người Già
16 tháng 9 2023 lúc 17:11

Tham khảo
Kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, không biết bao nhiêu con người đã ngã xuống. Hình ảnh “em gái tiền phương” thật nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió. Nhưng đồng thời lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi qua vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ. Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân. Hình ảnh “em gái tiền phương” là những nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai". Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đó nhưng những cô gái ấy vẫn trung kiên không sợ gì hết, những lúc nghỉ ngơi họ vẫn không ngới tiếng cười vang.

Bình luận (0)
Vũ Thị Hạnh Nga
Xem chi tiết
 ❀◕ ‿ ◕❀ Honey Bear
14 tháng 12 2017 lúc 20:06

Tình bà cháu là một thứ tình cảm gần gũi, tự nhiên và vô cùng thiêng liêng sâu sắc. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã có một bài thơ thật hay khi viết về đề tài giản dị mà gợi bao niềm xúc động này. Đó là bài thơ “Tiếng gà trưa”.

Nhân vật trữ tình của bài thơ là người chiến sĩ trẻ tuổi. Theo tiếng gọi của Tổ quốc anh đã tạm cất đi sách vở đểlên đường chống Mỹ. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ bà, nhớ quê cồn cào, da diết của anh. Và những kỉ niệm êm đẹp tuổi thơ, tình bà cháu sâu nặng đã làm sâu sắc hơn tình cảm đối với gia đình, quê hương, non sông đất nước.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghỉ lại ở một xóm nhỏ bên đường khi đang hành quân và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỉ niệm thuở ấu thơ:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục, cục tác, cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Chỉtừ một tiếng gà lanh lảnh bất chợt nghe được lúc đang dừng chân bên xóm nhỏ, giữa buổi trưa nóng nực của mùa hè đã gợi dậy cả một trời thương nhớ, đã làm thay đổi mọi vật xung quanh. Chỉ một tiếng gà trưa quen thuộc ấy thôi không những làm cho cái nắng hè xao động, bàn chân đỡ mỏi sau chuyến băng rừng, vượt biển hiểm trở, gian nguy, gợi dậy bao khát vọng tuổi thơ mà bên cạnh đó còn làm xao động lòng người. Bằng điệp từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần đoạn thơ đã làm tăng lên gấp bội tình cảm nồng nàn đối với quê hương, điều đó thể hiện sự rung cảm vô bờ trong tâm hồn người chiến sĩ.

Tuổi thơ của người lính xa cũng xao động những tiếng gà đáng yêu đáng mến:

Tiếng gà trưa

Ổrơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng...

Làm sao có thể quên được hình ảnh quen thuộc của “Ổrơm hồng những trứng”, của mấy chị mái mơ, mái vàng khoác trên mình chiếc áo xinh xắn, rực rỡ, tươi đẹp. Làm sao có thế quên được hình ảnh người bà kính yêu đã một đời tần tảo, chắt chiu vì con vì cháu. Thương biết mây, hồn nhiên biết mấy cái cảnh đứa cháu nhìn trộm gà đẻ bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn, rồi sau này lang mặt”. Bịbà mắng, cháu không khóc mà lại có những hành động thật đáng yêu: “Cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, người cháu ước ao trở về thời thơ ấu đểlại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy hình bóng bà khum tay soi trứng, chắt chiu, gìn giữ từng quả trứng hồng, những mầm hi vọng nhỏ đểsẽ có được một đàn gà con đông đúc:

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi ...

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Suốt một cuộc đời làm lụng vất vả, biết bao lo toan, khó nhọc, bà chẳng bao giờ nghĩ cho riêng bà, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà lo cho đàn gà, mong nó không bị dịch bệnh đểmỗi mùa đông tới: Cháu được quần áo mới. Mong ước của đứa cháu được cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu, còn mới hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu thương cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm rất đỗi thiêng liêng với bao khát vọng tuổi thơ, dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Giờ đây, khi đã cầm chắc cây súng nơi biên cương nhưng hình ảnh ấn tượng ấy vẫn luôn luôn trĩu nặng trong tâm hồn, trong cả những ước mơ và hoài bão. Đối với người chiến sĩ, đó là quê hương, “tiếng gà trưa” là tất cả, là hạnh phúc, là muôn vàn yêu thương. Chính chúng đã thắp sáng tâm hồn anh bộ đội Cụ Hồ, đã nâng anh đến khung trời đẹp đẽ với ổ trứng hồng xinh xinh.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơicũng vì bà

Vì tiếng gà: “Cục tác”

Ổtrứng hồng tuổi thơ.

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Trải qua sau bao nhiêu thử thách, giờ đây anh mong ước, những ước muốn thật bình dị. Chinh chiến nơi xa xôi, trái tim anh luôn hướng về với tiếng gọi quê hương, hằng mong có sức khỏe và nghị lực chiến đấu vì hạnh phúc em thơ, vì người bà yêu dấu, vì xóm giềng, hơn cả là vì tiếng gà gần gũi yêu thương. Điệp từ “vì” đã được sử dụng tài tình khiến mục đích chiến đấu đó lại càng trở nên cao cả, thiêng liêng hạ thường.

Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ nên rất linh hoạt trong việc giúp nhân vật trữ tình chia sẻ những tâm sự, suy nghĩ về tuổi thơ, về người bà yêu dấu. Đặc biệt, câu thơ ba tiếng “Tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại nhiều lần như mô phóng tiếng gà “Ò Ó O” như điệp khúc bất tử, cảm động về tuổi thơ say mê đầy thương mến.

Nhà văn I-li-a-Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên thành ngữ: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Với người chiến sĩ trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, tình yêu bà, nỗi nhớ tuổi thơ đã khơi nguồn cho tình yêu đất nước thiêng liêng, sâu lắng.

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
16 tháng 9 2023 lúc 23:26

Tham khảo:

 

Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trách nghiệm với quê hương và đất nước ở mỗi người người với quê hương đất nước luôn được nâng cao.

Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.  Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. 

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

Bình luận (0)
Trương Thị Cẩm Vy
Xem chi tiết
Thảo Phương
25 tháng 1 2018 lúc 15:06

Tình cảm bà cháu thật sâu đậm. Bà là người tần tảo, chịu thương, chịu khó chăm chút từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống dù còn nhiều khó khăn. Bà cố gắng dành dụm, chắt chiu để dành từng con gà, quả trứng để mua cho cháu bộ quần áo mớiBà luôn chăm lo cho cháu dù cuộc sống có nhiều khó khăn. Còn người cháu thì luôn yêu thương và nhớ đến bà, biết ơn bà. Dù khi đi xa quê hương nhưng người cháu vẫn luôn nhớ đến bà, nhớ quê hương.

Bình luận (0)
Thảo Phương
25 tháng 1 2018 lúc 15:07

Tình bà cháu là một thứ tình cảm gần gũi, tự nhiên và vô cùng thiêng liêng sâu sắc. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã có một bài thơ thật hay khi viết về đề tài giản dị mà gợi bao niềm xúc động này. Đó là bài thơ “Tiếng gà trưa”.

Nhân vật trữ tình của bài thơ là người chiến sĩ trẻ tuổi. Theo tiếng gọi của Tổ quốc anh đã tạm cất đi sách vở đểlên đường chống Mỹ. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ bà, nhớ quê cồn cào, da diết của anh. Và những kỉ niệm êm đẹp tuổi thơ, tình bà cháu sâu nặng đã làm sâu sắc hơn tình cảm đối với gia đình, quê hương, non sông đất nước.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh của người chiến sĩ dừng chân nghỉ lại ở một xóm nhỏ bên đường khi đang hành quân và bất giác tiếng gà trưa vang lên làm sống dậy những kỉ niệm thuở ấu thơ:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục, cục tác, cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

Chỉtừ một tiếng gà lanh lảnh bất chợt nghe được lúc đang dừng chân bên xóm nhỏ, giữa buổi trưa nóng nực của mùa hè đã gợi dậy cả một trời thương nhớ, đã làm thay đổi mọi vật xung quanh. Chỉ một tiếng gà trưa quen thuộc ấy thôi không những làm cho cái nắng hè xao động, bàn chân đỡ mỏi sau chuyến băng rừng, vượt biển hiểm trở, gian nguy, gợi dậy bao khát vọng tuổi thơ mà bên cạnh đó còn làm xao động lòng người. Bằng điệp từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần đoạn thơ đã làm tăng lên gấp bội tình cảm nồng nàn đối với quê hương, điều đó thể hiện sự rung cảm vô bờ trong tâm hồn người chiến sĩ.

Tuổi thơ của người lính xa cũng xao động những tiếng gà đáng yêu đáng mến:

Tiếng gà trưa

Ổrơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng...

Làm sao có thể quên được hình ảnh quen thuộc của “Ổrơm hồng những trứng”, của mấy chị mái mơ, mái vàng khoác trên mình chiếc áo xinh xắn, rực rỡ, tươi đẹp. Làm sao có thế quên được hình ảnh người bà kính yêu đã một đời tần tảo, chắt chiu vì con vì cháu. Thương biết mây, hồn nhiên biết mấy cái cảnh đứa cháu nhìn trộm gà đẻ bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn, rồi sau này lang mặt”. Bịbà mắng, cháu không khóc mà lại có những hành động thật đáng yêu: “Cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, người cháu ước ao trở về thời thơ ấu đểlại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy hình bóng bà khum tay soi trứng, chắt chiu, gìn giữ từng quả trứng hồng, những mầm hi vọng nhỏ đểsẽ có được một đàn gà con đông đúc:

Cứ hàng năm hàng năm

Khi gió mùa đông đến

Bà lo đàn gà toi ...

Để cuối năm bán gà

Cháu được quần áo mới.

Suốt một cuộc đời làm lụng vất vả, biết bao lo toan, khó nhọc, bà chẳng bao giờ nghĩ cho riêng bà, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà lo cho đàn gà, mong nó không bị dịch bệnh đểmỗi mùa đông tới: Cháu được quần áo mới. Mong ước của đứa cháu được cái quần chéo go, cái áo cánh trúc bâu, còn mới hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu thương cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm rất đỗi thiêng liêng với bao khát vọng tuổi thơ, dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa

Mang bao nhiêu hạnh phúc

Đêm cháu về nằm mơ

Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Giờ đây, khi đã cầm chắc cây súng nơi biên cương nhưng hình ảnh ấn tượng ấy vẫn luôn luôn trĩu nặng trong tâm hồn, trong cả những ước mơ và hoài bão. Đối với người chiến sĩ, đó là quê hương, “tiếng gà trưa” là tất cả, là hạnh phúc, là muôn vàn yêu thương. Chính chúng đã thắp sáng tâm hồn anh bộ đội Cụ Hồ, đã nâng anh đến khung trời đẹp đẽ với ổ trứng hồng xinh xinh.

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơicũng vì bà

Vì tiếng gà: “Cục tác”

Ổtrứng hồng tuổi thơ.

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Trải qua sau bao nhiêu thử thách, giờ đây anh mong ước, những ước muốn thật bình dị. Chinh chiến nơi xa xôi, trái tim anh luôn hướng về với tiếng gọi quê hương, hằng mong có sức khỏe và nghị lực chiến đấu vì hạnh phúc em thơ, vì người bà yêu dấu, vì xóm giềng, hơn cả là vì tiếng gà gần gũi yêu thương. Điệp từ “vì” đã được sử dụng tài tình khiến mục đích chiến đấu đó lại càng trở nên cao cả, thiêng liêng hạ thường.

Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ nên rất linh hoạt trong việc giúp nhân vật trữ tình chia sẻ những tâm sự, suy nghĩ về tuổi thơ, về người bà yêu dấu. Đặc biệt, câu thơ ba tiếng “Tiếng gà trưa” được lặp đi lặp lại nhiều lần như mô phóng tiếng gà “Ò Ó O” như điệp khúc bất tử, cảm động về tuổi thơ say mê đầy thương mến.

Nhà văn I-li-a-Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên thành ngữ: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Với người chiến sĩ trong “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, tình yêu bà, nỗi nhớ tuổi thơ đã khơi nguồn cho tình yêu đất nước thiêng liêng, sâu lắng.

Bình luận (0)
Thảo Phương
25 tháng 1 2018 lúc 15:06

“Bà” – Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà “cục tác…cục ta”, anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “nghe” để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

“Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt.”

Sợ bị lang mặt, “cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng”. Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại “lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà” và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ “vì” để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”

Bình luận (0)