Những câu hỏi liên quan
Hoàng Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Lương Thị Thanh Hoài
27 tháng 12 2016 lúc 21:01

1.Đặc điểm thực vật của cây ăn quả:

-Rễ: Chủ yếu là rễ cọc gồm 2 loại rễ:

+Rễ cái: to,khỏe,đâm sâu xuống đất từ 1-10m giúp cây đứng vững và hút nước,chất dinh dưỡng nuôi cây.

+Rễ con: nhỏ,nhiều,mọc ra từ rễ cái, lan trên mặt đất có độ sâu từ 0,1-1,0m.Rễ con hút nước,chất dinh dưỡng cho cây.

-Thân:

Thân cây ăn quả chủ yếu là thân gỗ, cứng,cao, nhiều cành

Hỏi đáp Công nghệ

-Hoa: Cây ăn quả có 3 loại hoa:

+Hoa cái:Nhụy phát triển

+Hoa đực:Nhị phát triển

+Hoa lưỡng tính: Có cả nhụy và nhị phát triển

-Qủa và hạt:

+Có 2 loại quả: quả thịt,quả hạch

+Số lượng,màu sắc của hạt tùy thuộc vào từng loại hạt

Bình luận (0)
Lương Thị Thanh Hoài
27 tháng 12 2016 lúc 21:06

2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp:

-Giâm,chiết,ghép: Loại cây:xoài,nhãn,bưởi,chanh,quất,....

-Gieo hạt:xoài,nhãn,vải,bưởi,chanh,quất,mít,.....

Chúc bạn thi tốt!!!!!

Bình luận (0)
hải anh vũ
Xem chi tiết
Joyce Nguyễn
29 tháng 1 2021 lúc 21:05

Câu 1 :

Hoa Kì có nhiều thành tựu khoa học và công nghệ đã áp dụng vào sản suất nông nghiệp như:-Phân bón : Hoa Kì cho ra đời những loại phân bón mới làm tăng sản lượng mặt hàng nông nghiệp và cho ra đời giống cây trồng khỏe , chất lượng nhất -Tìm hiểu các phương pháp chữa trị cho cây trồng nhằm bảo vệ cây trồng khỏi bệnh tật và phương pháp kiểm soát được các loài cây gây hại-Thay vì sử dụng sức người ,sức súc vật, Hoa Kì đã dùng máy móc hiện đại để thay thế như : máy kéo , máy cày , máy gieo trồng , máy gặt ,... giúp tăng sản lượng nông nghiệp , giảm thiểu việc sử dụng sức người , sức súc vật , nói chung là rất tiện lợi :vCâu 2: *Hoa Kì:-Sản lượng nông nghiệp của Hoa Kì tăng vọt lên một cách chóng mặt , nhanh chóng đứng đầu thế giới về ngành nông nghiệp -Ước tính được rằng , nông sản ở Hoa Kì chiếm đến 18% thị trường nông sản thế giới -Do có sự tham gia góp sức từ khoa học và công nghệ nên số nông dân ở Hoa Kì ít nhưng số doanh thu nông nghiệp của Hoa Kì lại rất cao. 

Bình luận (0)
Lucy
Xem chi tiết
songngu
14 tháng 12 2017 lúc 11:53

khối con cao nhất chỉ đc 7.4 thui

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Phương Thùy
14 tháng 12 2017 lúc 12:17

Công nghệ lớp mấy zợ?

Bình luận (0)
Linda Bruce Lee
14 tháng 12 2017 lúc 19:07

Mk dc 10 điểm lun

Mk là một trog hai hs có điểm cao nhất lp

Bn nên ns cho mẹ pk. Ko nên giấu

Ns bây h còn đỡ hơn sau này

Mk tuy môn nào cx giỏi. Nhưng mk rất yếu toán. Mk chỉ có 4,5 điểm là cao nhất môn toán thôi

Mk buồn hơn bn nhìu

Bình luận (0)
Nguyễn Hữu Quỳnh Hương
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Tường Nhi
15 tháng 12 2016 lúc 8:03

://hoc24.vn/hoi-dap/question/138826.html

Đây là cái link giải thích câu tục ngữ trên đó, bạn tìm nha

mình đã trả lời cho một bạn nào đó ấy

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Kiên
Xem chi tiết
Khách vãng lai
5 tháng 7 2017 lúc 8:00

Có tất cả số suất ăn từ số gạo đó là : 

70.30 = 2100 (suất)

Số suất ăn của 70 người trong 6 ngày là : 

70.6 = 420 (suất)

Sau 6 ngày còn lại số suất gạo là  :

2100 - 420 = 1680 (suất)

Sau 6 ngày còn lại số người là : 

70 - 10 = 60 (người)

Số gạo đó đủ ăn trong số ngày là  :

1680 : 60 =  28 (ngày)

Số gạo đó đủ ăn thêm số ngày là : 

28 - (30 - 6) = 4 (ngày)

Đáp số : 4 ngày

Chúc em học tốt

Bình luận (0)
Chi Mary
Xem chi tiết
Etermintrude💫
7 tháng 3 2021 lúc 22:53

Ở đời, đạo đức được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người. Đạo đức sẽ thể hiện được tính cách, phẩm chất và giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Đồng thời, trong đạo đức có rất nhiều phạm trù khác nhau để đánh giá bản chất của con người. Và lòng biết ơn, sự ghi nhớ ơn nghĩa của người khác đối với mình cũng là một phạm trù quan trọng của đạo đức. Đây được coi là một phẩm chất không thể thiếu trong cuộc sống. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cháu mai sau.

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

Bình luận (0)
Quang Nhân
7 tháng 3 2021 lúc 22:53

Em tham khảo nhé !!

 

1. Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" với ý nghĩa sâu xa là đạo lí tốt đẹp của nhân dân và nó là truyền thống quý báu của dân tộc về lòng biết ơn.

2. Thân bài

a) Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng

+ Nghĩa đen của câu: Mượn hình ảnh quen thuộc là “quả” là thành quả, vật chất, tinh thần. Quả là thứ trái ngon nhất của cây, là thành quả cuối cùng sau một thời gian lao động mà người trồng cây có được.

 

=> Câu tục ngữ muốn nhắc chúng ta: Khi ăn, hưởng những trái ngon thì phải nhớ đến người đã làm ra, trồng ra cây đó. Họ là những người đã bỏ công sức vất vả có khi cả xương máu để tạo ra thành quả đó. Còn “Nhớ” là thái độ, tình cảm của mỗi người.

+ Nghĩa bóng của câu: nhắn nhủ chúng ta phải luôn biết ơn, nhớ đến công lao của những người đi trước, những người đã cho ta hưởng được thành quả như bây giờ.

=> Tóm lại câu tục ngữ muốn giáo dục chúng ta về truyền thống biết ơn.

b) Chứng minh, giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

- Vậy tại sao “Ăn quả“ phải “nhớ kẻ trồng cây”?

+ Bởi lẽ không phải tất cả những thành quả mà chúng ta đã hưởng tự nhiên mà có. Nó là những thành quả của mồ hôi, công sức, trí tuệ, có khi xương máu của lớp lớp người đi trước.

+ Chúng ta hưởng sự hòa bình, tự do là nhờ công lao, công sức, xương máu của các vị anh hùng, các chiến sĩ. Chúng ta được lớn lên, đầy đủ, học hành là nhờ công lao trời bể của cha mẹ, thầy cô.

+  Ý nghĩa của câu tục ngữ còn được đúc kết quả những câu tục ngữ, ca dao khác như : “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Chúng ta có thể thấy hai câu tục ngữ này đều cùng nội dung với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là chúng ta phải nhớ đến nguồn gốc, cội nguồn là con dân đất Việt. Đó là lòng nhớ ơn, biết ơn tổ tiên của mình. Trong gia đình, con cháu biết ơn ông bà, tổ tiên. Điều đó đã được thể hiện trong câu ca dao ngọt ngào thấm đẫm tình cảm:

 

“Con người có cố có ông

Như cây có cội như sông có nguồn”

-> Những câu tục ngữ, ca dao này đã phản ánh một truyền thống vô cùng tốt đẹp của ông cha ta. Thế hệ trẻ chúng ta cần giữ gìn, phát huy những truyền thống ấy

c) Rút ra kinh nghiệm, bài học

- Vì đó truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ nói bằng miệng mà phải thể hiện qua hành động để giữ gìn và phát huy.

+ Những hành động thiết thực như thờ cúng tổ tiên, làm cơm ngày giỗ đều thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên...

+ Cho đến ngày nay nhân dân ta vẫn tiếp tục truyền thống đạo lí của cha ông.

+ Thế hệ trẻ Việt Nam vẫn luôn phát huy và tiếp nối.

3. Kết bài

- Câu tục ngữ này đã mang một đạo lí có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó không chỉ có ý nghĩa giáo dục giới trẻ ngày nay mà còn để thế hệ trẻ mai sau. Chúng ta phải luôn giữ gìn và phát huy đạo đức tốt đẹp này.

Bình luận (0)
minh nguyet
7 tháng 3 2021 lúc 23:01

Tham khảo:

Từ xưa đến nay, đạo lí ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'', ''Uống nước nhớ nguồn'' luôn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

     Đúng là như vậy, nhưng đạo lí ấy đề cao sự biết ơn của mỗi người đối với người khác. Trong cuộc sống chúng ta, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự vượt qua được. Vậy nên, sự giúp đỡ của những người xung quanh là rất cần thiết. Từ những chuyện nhỏ nhặt đến lớn lao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi được người khác giúp đỡ thì những con người Việt Nam sẽ thể hiện lòng kính mến bằng sự biết ơn. Nhưng sự biết ơn ấy không phải là nói qua loa cho có mà nó xuất phát từ một sự chân thành tận đáy lòng.

     Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam rất giàu đẹp và phong phú. Mang đến nhiều ý nghĩa và nội dung tâm đắc đến cho mọi người. Câu tục ngữ ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là một trong số đó. Với hai từ ''Ăn quả'' là tượng trưng cho những người được thừa hưởng những cái ma người khác tạo ra. Còn '' kẻ trồng cây'' chính là người bỏ công để làm nên. Từ ''nhớ'' trong câu tục ngữ trên giữ vai trò quan trọng trong ý nghĩa lẫn nội dung câu. Nó là mấu chốt cho sự biết ơn của người ăn quả đối với kẻ trồng cây. Và với câu tục ngữ ''Uống nước nhớ nguồn'' cũng tương tự như thế. ''Uống nước'' đồng nghĩa với ''ăn quả'', ''nguồn'' đồng nghĩa với ''kẻ trồng cây''.

    Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.

    Tóm lại, câu tục ngữ chính là sự tự hào của người Việt Nam, là bằng chứng cho đạo đức của những người ấy.

  
Bình luận (0)
Võ Thi Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thương Hoài
25 tháng 10 2023 lúc 17:38

      Những cây nấm trong rừng khiến tác giả liên tưởng thật nhiều điều thú vị của cuộc sống các bạn ạ. Nhìn những cây nấm xinh xinh và tí hon đó tác giả đã hồi tưởng đến một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây lưa thưa. Xen vào đó là "những cái nấm to bằng cái ấm tích, màu sắc sặc sỡ rực lên", ôi nấm vừa to vừa có màu sắc rực rỡ thì đẹp biết bao nhiêu các bạn nhỉ. Nhưng các bạn biết không, nấm càng sặc sỡ bao nhiêu thì càng dễ có độc bấy nhiêu nhé, vì thế chúng ta chỉ nên nhìn, ngắm thôi, chứ không nên sờ hay có ý định ẩm thực chúng. Những cây nấm rừng còn khiến cho tác giả "có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon. Đền đài, miếu mạo của họ lúp xúp dưới chân" và trong tâm trí tác giả khi đó "Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.

     Hình ảnh cây nấm hiện lên trong suy nghĩ và cái nhìn của tác giả trở nên thú vị và sâu sắc biết bao nhiêu. Thông qua cái nhìn của tác giả, ta cảm nhận một thế giới thiên nhiên huyền bí đang tồn tại, ngay bên cạnh thế giới thực ồn ào và vội vã của con người. Điều này để lại giá trị nhân văn sâu sắc cho mỗi chúng ta rằng :"Bức tranh cuộc sống thật muôn màu, điều kì diệu và tuyệt vời đôi khi lại tồn tại trong thứ tưởng chừng như nhỏ bé, cũng như màu sắc của cuộc sống là tươi sáng hay ảm đảm cũng một phần xuất phát bởi cái nhìn, góc nhìn của mỗi cá nhân trong đó. Chỉ cần bạn có niềm tin và hy vọng trong lòng thì bạn sẽ thấy điều kì diệu của cuộc sống là có thật!"

              Olm cảm ơn em đã tin tưởng và đồng hành cùng olm. Chúc em học tập vui vẻ và hiệu quả cùng olm em nhé.

    

 

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Thảo My
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
5 tháng 3 2021 lúc 18:02

Làm thế nào để nhận biết được trên lá cây có tầng cutin?

- Để nhận biết được ta phải dùng kính hiển vi loại phóng to rồi dựa vào các đặc điểm của lớp cutin trên lá ta có thể nhận biết lá có mấy tầng cutin .

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Khang Diệp Lục
29 tháng 12 2020 lúc 19:15

Trong cơm có tinh bột. Khi vào khoang miệng sẽ chuyển hóa thành đường đôi nhờ enzim amilaza. Sau đó, đường đôi được chuyển hóa thành đường đơn nhờ enzim mantaza có trong ruột non.

Bình luận (0)