Những câu hỏi liên quan
Heo Cute
Xem chi tiết
Nguyễn
14 tháng 12 2021 lúc 11:43

Tham khảo

https://www.google.com/url?sa=t&source=web&rct=j&url=https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%25E1%25BA%25BF_Trung_Qu%25E1%25BB%2591c&ved=2ahUKEwjirqmXveL0AhXJyIsBHSnODAQQFnoECAYQAQ&usg=AOvVaw3mp8KdahiSZKsgPAHN2sKt

Bình luận (1)
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
11 tháng 12 2016 lúc 23:11

bạn tham khảo ở đây nhé :

Câu hỏi của Hà Hương Linh - Địa lý lớp 7 | Học trực tuyến

Bình luận (0)
Vin Trường Gin
Xem chi tiết
KDX
20 tháng 12 2016 lúc 21:23

*Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí:

+Giáp với BTB và ĐBSH, với TQ, với Lào, tạo điều kiện để giao lưu, trao đổi hàng hóa...

+ Tiếp giáp với vùng ĐBSH, là một vùng có kinh tế phát triển năng động => TDVMNBB phát triển theo

+ Phía Đông Nam tiếp giáp biển, tạo điều kiện thuận lợi để TDVMNBB phát triển kinh tế biển

- Địa hình: Chủ yếu là đồi núi -> Ptr cây công nghiệp (Ngoài ra còn một số thuận lợi khác nhưng quên cmnr)

- Khí hậu: NĐGM ẩm, có mùa đông lạnh và kéo dài, mùa hạ tương đối nóng tạo ĐK để ptr nông nghiệp với cơ cấu đa dạng

 

- Nước: Sông ngòi khá dày đặc, tương đối dốc -> tiềm năng về thủy lợi, thủy điện. Cung cấp nước để tưới tiêu cho nông nghiệp

- Đất: Fer => Ptr cây công nghiệp. Nhiều đồng cỏ rộng lớn => Ptr chăn nuôi gia súc.

- Rừng: Rộng lớn theo mô hình nông lâm kết hợp.

- Khoáng sản: Dồi dào, nhất là về than đá =>....

- Biển: Ptr kinh tế biển, du lịch, giao thông vận tải

* ĐK kinh tế- xã hội:

- Dân cư tương đối dồi dào, có kinh nghiệm...., có khả năng tiếp thu khoa học- kĩ thuật

-- Cơ sở vật chất- kĩ thuật ngày càng ptr, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện

- Có nhiều chính sách ưu tiên ptr kinh tế ở vùng TD và MN BB

- Thị trường tiêu thụ tương đối rộng lớn và ngày càng mở rộng

 

Bình luận (0)
phương linh
Xem chi tiết
Trần Việt Linh
6 tháng 9 2016 lúc 0:24

-Giai đoạn 1:

+14-7-1789: nhân dân phá ngục Ba-xti=>mở đầu cho cách mạng

+8/1789: Quốc hội thông qua tuyên ngôn nhân quyền và Dân quyền nêu khẩu hiệu "tự do-bình đẳng-bác ái"

+9-1791: Hiến pháp đc thông qua xác lập chế đọ quân chủ lập hiến

+4-1792: Liêm minh Aó -Thổ can thiệp chống cách mạng

-Giai đoạn 2:

+10-8-1792: nhân dân lật đổ phải lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến => cách mạng đi lên

+21-9-1792: Cộng hòa Pháp đc thiết lập

+21-1-1793: Vua Lu-i XVI bị xử tử hình

+Đầu năm 1793, các nc phong kiếm châu ÂU tấn công cách mạng Pháp

-Giai đoạn 3:

+2-6-1793: nhân dân lật đổ phái GI-rông-đanh  do Rô-be-spie lãnh đạo, đưa phái Gi-rông-đanh lê nắm chính quyền

+27-7-1794: Tư bản tiến hành cuộc đảo chính, Rô -be-spie bị xử tử

Bình luận (0)
thư hà
Xem chi tiết
thư hà
30 tháng 10 2021 lúc 12:08

mọi người giúp mình với mình cảm ơn trước nha vui

Bình luận (1)
Bà ngoại nghèo khó
30 tháng 10 2021 lúc 12:58

Câu 1

Nguyên nhân của các cuộc phát kiến địa lí:

- Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng.

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A-Rập độc chiếm, cần phải tìm đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.

- Khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như: kĩ thuật đóng tàu, la bàn, hải đồ,...

Điều kiện:

- Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải và kĩ thuật đóng tàu.

- Kim chỉ nam (la bàn) do người Trung Quốc phát minh được sản xuất rộng rãi.

- Kiến thức địa lý về trái đất được mở rộng nhất là biết được trái đất hình tròn.

Câu 2: Mik chưa nghĩ ra

Câu 3:

Xuất hiện cải cách tôn giáo vì:

- Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

- Giai cấp tư sản đang phát triển coi Giáo hội và giáo lý là lạc hậu,cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện.

Có tác động:

 Phong trào Cải cách tôn giáo lúc đầu được khởi xướng ở Đức (do một tu sĩ người Đức là M.Lu – thơ khởi xướng) sau đó nhanh chóng lan rộng sang khắp các nước châu Âu.

- Phong trào đã thúc đẩy, châm ngòi cho cuộc khởi nghĩa nông dân, đặc biệt là ở Đức, thường gọi là cuộc "chiến tranh nông dân Đức". Đây có thể được coi là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến châu Âu.

- Đạo Ki – tô đã bị phân hóa thành hai giáo phái:

    + Cựu giáo là Ki – tô giáo cũ.

    + Tân giáo là tôn giáo cải cách.

Câu 4:

 

* Kinh tế: sản xuất nông nghiệp phát triển

- Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

- Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

* Chính trị:

- Củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.

* Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân ấm no.

* Đối ngoại: với tiềm lực về kinh tế và quân sự: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

⟹ Đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế, Trung Quốc trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.

 

Bình luận (1)
Phụ Nik
Xem chi tiết
Long Sơn
16 tháng 2 2022 lúc 20:24

Tham khảo

 

+Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng (59,3% - năm 2002)

+Cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện lử, công nghệ cao

+Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng), Biên Hòa, Vũng Tàu

+Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm

b,trong sản xuất công nghiệp còn vùng còn gặp khó khăn gì

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu

 

Bình luận (0)
Kudo Shinichi
16 tháng 2 2022 lúc 20:23

Nhầm box rồi bạn :v

Bình luận (0)
qlamm
16 tháng 2 2022 lúc 20:24

cái này là địa mà

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
phạm nguyễn khải hưng
Xem chi tiết
Quang Nhân
19 tháng 5 2021 lúc 7:40

 Công nghiệp ở Trung và Nam Mỹ có đặc điểm

A.chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng.

B.phát triển mạnh công nghiệp chế biến.

C.phát triển mạnh ở vùng núi An-đet.

D.phát triển mạnh ở một số nước công nghiệp mới.

Bình luận (0)
ʚ๖ۣۜAηɗσɾɞ‏
19 tháng 5 2021 lúc 7:43

Công nghiệp ở Trung và Nam Mỹ có đặc điểm

A.chủ yếu phát triển công nghiệp khai khoáng.

B.phát triển mạnh công nghiệp chế biến.

C.phát triển mạnh ở vùng núi An-đet.

D.phát triển mạnh ở một số nước công nghiệp mới.

Bình luận (0)
Trần Nam Khánh
19 tháng 5 2021 lúc 7:44

A. Chủ yếu phát triển công nghiệpkhai khoáng.

Bình luận (0)
Thanh Huyền
Xem chi tiết
qwerty
19 tháng 6 2016 lúc 8:52

a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

• Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

– Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:

Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm.
 Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).
– Về kinh tế – xã hội:

 Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng.
 Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao.
 Người dân có kinh nghiệm.
 Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.
• Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

 Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước.
 Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.

------------------------

Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.

Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

– Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt

Bình luận (0)
CÔNG CHÚA THẤT LẠC
13 tháng 4 2017 lúc 17:45

1) Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật
2) Tại sao ở vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng?
– Rừng bị tàn phá, làm giảm nhanh độ che phủ, tác động tiêu cực đến tính đa dạng sinh học, môi trường…
– Việc khai thác rừng chưa hợp lí (xuất khẩu gỗ tròn, khôngngọn…).

Gợi ý đáp án môn Địa lý khối C do cô Nguyễn Thị Lành (Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn, TP.HCM) thực hiện

1.Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

– Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:

Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn. Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm. Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).

– Về kinh tế – xã hội:

Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng. Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao. Người dân có kinh nghiệm. Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến. Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.

• Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước. Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.

2.Tại sao vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng ?

Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.

Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

– Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt .

Bình luận (0)