Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 1112
Điểm GP 43
Điểm SP 996

Người theo dõi (223)

Võ Huyền Trâm
Trinh Hua
Hải Đăng
Maynard F

Đang theo dõi (42)


Câu trả lời:

Đề bài:

Câu 1. Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau:

– Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;

– Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;

– Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.

Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục của bài văn.

Trả lời:

Bố cục văn bản:

– Phần 1 (từ đầu … thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác

– Phần 2 (tiếp … thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò): Con thuyền vượt qua khỏi đoạn sông có nhiều thác dữ

– Phần 3 (còn lại): Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ

Đề bài:

Câu 2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?

Trả lời:

Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền)

+ Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng

+ Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”

+ Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình

– Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ

-> Vị trí này thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người.

Đề bài:

Câu 3. Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng?

Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh”.

Trả lời:

– Cảnh con thuyền vượt sông:

+ Sự chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để chắc bụng, chuẩn bị sào tre bịt đầu sắt

+ Dòng nước dữ dội, hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng

– Hình ảnh Dượng Hương Thư nổi bật:

+ Ngoại hình rắn rỏi, chắc khỏe

+ Động tác dứt khoát, nhanh, mạnh mẽ

– Sử dụng câu so sánh miêu tả cảnh vượt thác của Dương Hương Thư:

+ Sử dụng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: “động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt”, “như một pho tượng đúc bằng đồng”

+ Lối tả cường điệu hóa: “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.

+ Đối lập hình ảnh Dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, nhu mì khi ở nhà

=> Hình ảnh con người lao động khiêm tốn, hiền lành trong đời thường, nhưng lại dũng mãnh, quyết liệt, nhanh nhẹn khi vượt qua thử thách

Đề bài:

Câu 4*. Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.

Trả lời:

Những hình ảnh so sánh miêu tả cây cổ thụ ven sông:

+ Dọc sông những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt… nhìn xuống nước.

-> Nhân hóa (chuyển nghĩa ẩn dụ) diễn tả thiên nhiên cũng như con người lo lắng trước những thử thách sắp phải đương đầu

+ Dọc sườn núi, những cây to mọc…tiến về phía trước.

-> Biện pháp so sánh diễn tả thiên nhiên vui mừng, phấn khích trước niềm vui chinh phục của con người.

Đề bài:

Câu 5. Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?

Trả lời:

Tác phẩm miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước.

– Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người qua hình ảnh so sánh, nhân hóa, nổi bật lên hình ảnh con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa mơ mộng vừa dữ dội

+ Đồng thời ca ngợi phẩm chất của người lao động dũng cảm, dung dị.

Câu 5: Trang 40 sgk Ngữ văn 6 – tập 2

Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?

Bài làm:

Qua bài văn, thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả, em cảm thấy:

Cảm nhận về thiên nhiên: vừa đẹp, vừa thơ mộng lại vừa rất hùng vĩ, khoáng đạt. Cảm nhận về con người: Vừa hiền lành, bình dị lại vừa dũng mãnh. Dượng Hương Thư giống như một dũng sĩ trên sông nước.

Câu trả lời:

Đề bài:

Câu 1. Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.

Trả lời:

Đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa, dịch thơ:

– Nguyên tác viết theo thể tứ tuyệt Đường luật nhưng dịch thơ theo thể lục bát -> thể thơ lục bát mặc dù uyển chuyển, tự nhiên nhưng đã làm giảm đi chất thép cứng cỏi trong bài.

– Điệp ngữ tẩu lộ – tẩu lộ, trùng san- trùng san- trùng san gợi ra sự điệp trùng, cái vất vả người tù phải đối mặt, bản dịch làm mất điệp ngữ ở câu mở đầu.

– Trùng san nghĩa là lớp núi trùng điệp nhưng bản dịch lại dịch là núi cao.

Đề bài:

Câu 2. Tìm hiểu kết cấu bài thơ (gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật – khai, thừa, chuyển, hợp – đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gíc giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba).

Trả lời:

Bài thơ biểu hiện rõ nét kết cấu thể thơ tứ tuyệt đường luật, bám theo trình tự kết cấu này chúng ta nắm được mạch triển khai tứ thơ.

– Câu đầu (khai) – mở ra ý thơ: nhắc tới sự khó khăn là điều hiển nhiên của người đi đường, ý thơ thấm thía từ sự trải nghiệm của người đi trên hành trình gian nan ấy.

– Câu thừa – mở rộng, triển khai, cụ thể hóa ý thơ: Những khó khăn, gian khổ của người đi đường được cụ thể hóa bằng hình ảnh núi non lớp lang, trùng điệp, hiểm trở là quãng đường mà người đi phải vượt qua.

– Câu chuyển – chuyển ý (câu quan trọng để bộc lộ ý thơ trong bài thơ tứ tuyệt): Khi vượt qua hết những khó khăn, khổ cực sẽ lên đến đỉnh cao chót vót.

– Câu hợp – gắn kết với câu chuyện để tổng kết, thâu tóm ý thơ: đứng trên đỉnh cao nước non ngàn dặm thu vào tầm mắt.

Đề bài:

Câu 3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Trả lời:

Điệp ngữ: trùng san, tẩu lộ nhằm:

+ Tạo âm hưởng, nhịp điệu cho bài thơ.

+ Nhấn mạnh những khó khăn, gian khổ mà người đi đường phải vượt qua.

+ Khẳng định tinh thần cứng cỏi của người khi vượt qua những điều chông gai.

Đề bài:

Câu 4. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gì nữa không?

Trả lời:

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

Đề bài:

Câu 5. Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.

Trả lời:

– Bài thơ không đơn thuần là miêu tả và kể về hành trình đi đường.

– Mượn chuyện đi đường với muôn vàn khó khăn, thử thách để vươn tới đỉnh cao Người muốn nhắn nhủ bài học kinh nghiệm về đường đời, con đường cách mạng gian lao, lâu dài và nhất định thắng lợi.

– Lời thơ bình dị, cô đọng, chân thực nhưng lại hàm chứa tính triết lý sâu sắc.

Câu trả lời:

Mai đúng vì:
Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, mạch cảm xúc sôi nổi. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp thơ lãng mạn và cũng chính là yếu tố cốt lõi chi phôi những yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ.

+ Lãng mạn là một trạng thái tâm hồn con người với đặc điểm nổi bật là giàu mộng tưởng, khát vọng và giàu cảm xúc. Tâm hồn lãng mạn ưa thích sự độc đáo, phi thường, ghét sự tầm thường, khuôn khổ, gò bó. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, những nhà thơ, nhà văn Việt Nam chán ghét thực tại cuộc sống xã hội đương thời, muốn thoát khỏi thực tại ấy bằng đời sống tâm hồn tràn đầy cảm xúc.

+ Cảm xúc lãng mạn trong Nhớ rừng được nhà thơ thể hiện bằng cách mượn lời con hổ trong vườn bách thú. Bài thơ đã hướng về một thế giới mộng tưởng lớn lao, phi thường, tráng lệ bằng một cảm xúc mãnh liệt (cảnh đại ngàn hùng vĩ và hình ảnh chúa sơn lâm — khổ 2, 3 và 5). Thế giới này đối lập với thế giới thực tại (cảnh vườn bách thú: tầm thường và giả dối). Bài thơ diễn tả nỗi đau xót, uất ức của con hổ khi bị sa cơ, qua đó thể hiện nỗi chán ghét thực tại, sự khát khao tự do của chính tác giả.

- Bài thơ xây dựng thành công hình tượng con hổ bị nhôi trong vườn bách thú. Đây là hình tượng thể hiện thích hợp chủ đề bài thơ. Con hổ, chúa sơn lâm oai hùng bị giam trong cũi sắt là biểu tượng về người anh hùng khi sa cơ mang niềm u uất. Vườn bách thú là biểu tượng của thực tại tầm thường và giả dối. Cảnh núi rừng với vẻ đẹp tráng lệ của núi rừng, thiên nhiên rực rỡ huy hoàng là biểu tượng của thế giới tự do. Những hình ảnh biểu tượng trong bài thơ thích hợp cho việc thể hiện tâm sự của nhà thơ.

- Nghệ thuật đối lập, tương phản: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4) và cảnh núi rừng hùng vĩ nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3). Với việc thể hiện thành công hai cảnh tượng đối lập, bài thơ thể hiện thành công tâm sự của con hổ: chán ghét thực tại, khao khát tự do.

- Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình: những hình ảnh khắc họa vẻ đẹp vừa oai phong lẫm liệt vừa uy nghi, dũng mạnh, vừa mềm mại, uyển chuyển của con hổ; những hình ảnh thể hiện cảnh sơn lâm hùng vĩ,... toát lên một vẻ đẹp tráng lệ, phi thường.

- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú: tác giả sử dụng nhiều từ ngữ gây ấn tượng mạnh: oai linh, dữ dội, mắt thần khi đã quắc, uống ảnh trăng tan, chiều lènh láng máu,... Bài thơ tràn đầy nhạc tính, âm điệu dồi dào, cách ngắt nhịp linh hoạt (ngắn, dài khác nhau). Giọng diệu khi hào hùng, sôi nổi mà đĩnh đạc: Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa... Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi; khi than thở, nuối tiếc, xót xa; khi uất ức, bực dọc, khi say sưa, tha thiết, hùng tráng. Giọng điệu đó phù hợp với tâm trạng con hổ từ đỉnh cao huy hoàng của sự hồi tưởng quá khứ, sực tỉnh nhận thức về cảnh ngộ tù túng của hiện tại.