Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 48
Điểm GP 11
Điểm SP 86

Người theo dõi (32)

thùy dung
Noob_doge
Duy Hung

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

Hiến pháp là một văn bản pháp luật đặt biệt trong hệ thống pháp luật, tác động sâu sắc đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia. Hiến pháp do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia – ban hành, theo một quy trình thủ tục đặc biệt.

Từ năm 1946 đến nay, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã có 5 lần ban hành Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001 và Hiến pháp năm 2013. Mỗi bản Hiến pháp được ban hành đều chứa đựng tinh hoa của nền lập pháp Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới của cả dân tộc.

Hiến pháp năm 1946

Hiến pháp năm 1946 là một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ một bản hiến pháp nào trên thế giới. Lần đầu tiên nhân dân Việt Nam được hưởng các quyền tự do, dân chủ. Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, phụ nữ được ngang quyền với nam giới trên mọi phương diện. Đánh giá về ý nghĩa của việc ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “... bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà... là một vết tích lịch sử Hiến pháp đầu tiên trong cõi á Đông... Bản Hiến pháp đó chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới nước Việt Nam đã độc lập. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do… phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân. Hiến pháp đó đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình của các giai cấp”.

Hiến pháp năm 1959.

Hiến pháp khẳng định nhà nước ta là nhà nước cộng hòa dân chủ, tất cả quyền lực trong nước đều thuộc về nhân dân. Hiến pháp ghi nhận những thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam. Với Hiến pháp 1959, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) được ghi nhận bằng đạo luật cơ bản của Nhà nước (tại lời nói đầu). Hiến pháp cũng khẳng định nước Việt Nam là một khối thống nhất, không thể chia cắt. Hiến pháp năm 1959 là bản hiến pháp được xây dựng theo mô hình xã hội chủ nghĩa, nó là bản hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước ta.

Hiến pháp năm 1980.

So với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1980 có nhiều sự đổi khác. Về chế độ chính trị, Hiến pháp xác định bản chất của nhà nước là chuyên chính vô sản, sứ mệnh lịch sử của nhà nước là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Lần đầu tiên trong lịch sử, Hiến pháp năm 1980 thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước và xã hội trong một Điều của Hiến pháp – Điều 4. Về kinh tế, Hiến pháp năm 1980 quốc hữu hóa toàn bộ đất đai (Điều 19). Đồng thời, theo Điều 18, Nhà nước tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất nhằm thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Kế tục các bản Hiến pháp trước, Hiến pháp năm 1980 xác định thêm một số quyền của công dân phù hợp với giai đoạn mới của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, một số quyền mới trong Hiến pháp năm 1980 không phù hợp với thực tế của đất nước nên ko có điều kiện vật chất bảo đảm thực hiện (ví dụ: quyền khám chữa bệnh không phải trả tiền, quyền được học tập không phải trả tiền…). Tổ chức bộ máy nhà nước được thiết kế theo mô hình đề cao trách nhiệm tập thể như thành lập Hội đồng nhà nước (thực hiện chức năng của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước), Hội đồng Bộ trưởng.

Tóm lại, Hiến pháp năm 1980 là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.

Hiến pháp năm 1992.

Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 đánh dấu sự chuyển mình của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế, từng bước và vững chắc về chính trị. Đây là bản Hiến pháp kế thừa có chắt lọc những tinh hoa của các bản Hiến pháp trước. Hiến pháp năm 1992 đã đánh dấu sự phục hưng và phát triển nền tảng kinh tế của xã hội Việt Nam trong thời gian 20 năm sau khi có hiệu lực.

Hiến pháp 2013 .

Hiến pháp 2013 với nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung hết sức quan trọng, nhất là các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường...; là cơ sở hiến định quan trọng mở đường cho việc tiếp tục thực hiện cải cách và phát triển mọi mặt của đất nước.

Câu trả lời:

Vi phạm pháp luật là một loại sự kiện pháp lý đặc biệt. Tìm hiểu bản chất, nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng để đề ra các biện pháp đấu tranh với chúng một cách có hiệu quả nhằm lập lại trật tự và ổn định xã hội.

Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu cơ bản sau:

– Là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người. Ý nghĩ, tư tưởng chưa thể hiện thành hành vi bị pháp luật cấm thì chưa thể gọi là vi phạm pháp luật.

– Có tính chất trái pháp luật, tức là trái với yêu cầu cụ thể của các quy phạm pháp luật hay trái với tinh thần của pháp luật.

– Có lỗi có nghĩa là vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật được thực hiện bởi chính những chủ thể có khả năng nhận thức được hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả thiệt hại mà hành vi đó có thể gây ra cho xã hội, nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. Do đó, lỗi chính là dấu hiệu thể hiện quan hệ, thái độ tâm lý tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và đối với hậu quả của hành vi đó.

Cần lưu ý rằng phải đủ cả ba dấu hiệu nêu trên thì mới tồn tại vi phạm pháp luật, trong đó hành vi đóng vai trò dấu hiệu hình thức, dấu hiệu chung, còn tính trái pháp luật và lỗi là tính chất của hành vi.

Câu trả lời:

quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội là:

- cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào.

- nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển ma túy.

- nghiêm cấm hành vi mại dâm.

- trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc lá.

pháp luật đưa ra những quy định về phòng chống tệ nạn xã hội là để đảm bảo cuộc sống yên bình, văn minh, ổn định về chính trị cho mọi công dân.

câu 2: hành động của chị B là rất dũng cảm, dám đứng lên để bênh vực và bảo vệ cho sự nghiêm minh của pháp luật. Trong trường hợp này chị B cần phải khiếu nại vị lãnh đạo bên trên của mình để đòi lại quyền lợi hợp pháp của chị đã bị xâm phạm.

câu 3.a- bạn có thể tham khảo trong sách giáo khoa nhé.

b- quốc hội là cơ quan đại biểu của nhân dân là vì:

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Trong bộ máy nhà nước, Quốc hội có vị trí đặc biệt quan trọng. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.Bộ máy nhà nước gồm nhiều cơ quan khác nhau. Nhưng chỉ có Quốc hội là cơ quan nhà nước được nhân dân giao nhiệm vụ thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thống nhất trong cả nước. Với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, tính đại diện của Quốc hội được thể hiện rõ ở các điểm sau đây:

- Quốc hội là cơ quan nhà nước duy nhất bao gồm các đại biểu được cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

- Quốc hội bao gồm các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân, thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đại diện cho trí tuệ của nhân dân cả nước.

- Quốc hội có chức năng, nhiệm vụ phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân, của dân tộc, nói lên tiếng nói của nhân dân, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước.

câu 4.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấpthống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.

ví dụ: pháp luật quy định mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế; pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Theo đó tất cả người dân đều buộc phải tuân thủ quy định này, không được phép tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.

Câu trả lời:

Trong các phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo thì phương hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục là quan trọng nhất. Bởi vì:

Thực tế cho thấy, trong những năm qua chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.

Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

với những hạn chế bất cập trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nước ta trên đây, có thể thấy rằng việc nâng cao chất lượng giáo dục như một yêu cầu tất yếu và quan trọng trong phương hướng phát triển giáo dục.