Tại sao gọi đất dai là vật thể tự nhiên độc đáo
Tại sao có thể nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật.
● Hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật bởi xưa nay hình ảnh tàu xe đi vào thơ ca đều được lãng mạn hóa, mỹ lệ hóa nhưng Phạm Tiến Duật lại không ngần ngại đưa vào thơ của mình hình ảnh trần trụi, thực tế “những chiếc xe không kính”.
● Hình ảnh những chiếc xe không kính là nhân chứng hùng hồn, chân thực cho hiện thực chiến tranh khốc liệt lúc bấy giờ.
● Với tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm cùng với nét tinh nghịch, ngang tàng hình tượng những chiếc xe không kính xuất hiện trong thơ như để thử thách con người, cũng như để khẳng định chất thép, tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường hiểm nguy của những người lính lái xe Trường Sơn.
Tại sao nói chủ trương của Lý Thường Kiệt " tiến công trước để tự vệ là đúng đắn, độc đáo, sáng tạo" ?
tấn công trước để phòng thủ
Khi làm tướng tiên phong . biết nhà Tống có ý đồ xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã cất công sang tận TRUNG QUỐC vây hãm và đánh thành Ung Châu . Chiếm và khống chế thành mấy tháng .Cũng vì thế LTK tạm thời đập tan ý nghĩ xâm lược nc ta của quân TỐNG lúc bấy giờ . Đủ thời gian để chuẩn bị chến đấu và phòng thủ vs quân TỐNG sau này. trong cuộc kháng chiến vs quân TỐNG , LTK đã lãnh đạo và giành thắng lợi,đánh đuổi hoàn toàn quân xâm lược ra khỏi bờ cõi nc ta . Đây là một lối đánh đầu đũng đắn , sáng tạo và độc đáo
Tại sao nói chủ trương của Lí Thường Kiệt "tiến công trước để tự vệ" là đúng đắn, độc đáo, sáng tạo?
Vì cuộc tiến công đưa ra phù hợp với hoàn cảnh của nước ta vào lúc ấy, không xâm lược Trung Quốc mà chỉ để ngăn thế mạnh của giặc và từ trước tới nay không có trận đánh nào độc đáo, sáng tạo như trận đánh của Lí thường Kiệt.
Lý Thườg Kiệt chủ độg tiến côg đák Tốg vì lúc ấy đã bix mưu đồ của wân Tốg đs vs nước ta. Ôg chủ độg tiến côg để nhằm phá vỡ sự chuẩn bị của wân Tốg & để ngăn chặn thế mạk của địch, cho chúg vào thế bị độg r sau rút wân về lo phòg bị ở các tuyến. Đây là ý kiến rất ság tạo và độc đáo, đák phủ đầu wân địch để nhằm đẩy chúg vào thế bị độg và lm chúg hoag mag.
Vì sao có thể nói tư tưởng “Đất nước của nhân dân” đã qui tụ mọi cách nhìn và đưa đến những phát hiện độc đáo của tác giả về đất nước ?
Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” đã được tác giả phát biểu trực tiếp trong phần hai của đoạn thơ “Đất nước” nhưng đó cũng chính là tư tưởng bao trùm, là điểm xuất phát và nơi quy tụ mọi cảm xúc và phát hiện của tác giả về đất nước trong đoạn thơ.
Đất nước được cảm nhận trong chiều rộng của không gian, trong vẻ đẹp và sự phong phú của núi sông với những thắng cảnh kì thú. Nhưng điều quan trọng là tác giả đã phát hiện ra sự gắn bó sâu xa, mật thiết của thiên nhiên đất nước với cuộc sống và số phận của nhân dân, của vô vàn những con người bình dị:
Những người vợ nhớ chồng góp cho đất nước những núi Vọng phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống mái...
Người học trò nghèo góp cho đất nước mình núi Bút non Nghiên.
Nhìn vào thiên nhiên đất nước, nhà thơ đã “đọc” được tâm hồn, những ước vọng và sự gửi gắm của bao thế hệ con người. Từ đó tác giả cảm nhận được một chân lí hiển nhiên và sâu xa:
Ôi đất nước, sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy,
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
Khi nói về lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc tác giả không nêu các triều đại, các anh hùng nổi tiếng mà mọi người đều nhớ, mà trước hết nhắc đến vô vàn những con người bình thờng, vô danh, những người “không ai nhớ mặt đặt tên, họ đã sống và chết, giản dị, bình tâm. Nhng chính họ đã làm ra đất nước”.
Đất nước còn được cảm nhận trong chiều sâu của văn hóa, lối sống, phong tục, của tâm hồn và tính cách dân tộc. Để nói về những phơng diện đó, Nguyễn Khoa Điềm cũng lại tìm về với nguồn phong phú của văn hóa dân gian. Nhân dân không chỉ là người sáng tạo lịch sử, tạo dựng nên các giá trị vật chất mà còn là người sáng tạo và lưu truyền các giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc. Họ đã “truyền lửa qua mỗi ngôi nhà, truyền giọng điệu mình cho con tập nói”. Còn vẻ đẹp tâm hồn dân tộc đã được kết đọng trong kho tàng phong phú, mĩ lệ của ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết và cổ tích. Bởi vậy Nguyễn Khoa Điềm đã rất có lí khi nêu một định nghĩa “Đất nước của ca dao thần thoại” tiếp liền sau mệnh đề “Đất nước của nhân dân”.
Châu Phi là châu lục có hệ sinh thái tự nhiên độc đáo, nơi bảo tồn các loài thực, động vật hoang dã phong phú bậc nhất thế giới và cũng là một trong những nơi phát sinh loài người. Hãy nêu một số thông tin mà em biết về tự nhiên châu Phi. Hãy nêu một số thông tin mà em biết về tự nhiên châu Phi.
- Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích hơn 30 triệu km2. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam vì vậy châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.
- Bao bọc quanh châu Phi là các đại dương và biển: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ. Phía đông bắc, châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất Xuy-ê. Người ta đã đào kênh Xuy-ê cắt qua eo đất này, thông Địa Trung Hải với Biển Đỏ.
1.Tại sao nói đất là vật thể tự nhiên độc đáo ,là tấm gương phản chiếu môi trường tự nhiên?
2.Tại sao nói quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở miền nhiệt đới ẩm?
1. – Đất là vật thể tự nhiên như các vật thể khác, nhưng lại được tạo thành từ cả vô cơ lẫn các chất hữu cơ.
Đất được tạo thành do tác động đồng thời của tất cả các nhân tố hình thành đất. Trên cơ sở các sản phẩm phá huỷ từ đá gốc, chúng bị biển đổi theo thời gian dưới tác động của các cơ thể sống trong các điều kiện khác nhau của khí hậu, địa hình, cuối cùng trở thành đất.
– Thành phần vật chất của đất rất đa dạng, vị gồm cả các vật chất ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
– Đất được đặc trưng bởi độ phì mà không thành phần tự nhiên nào khác có thể có được.
– Đất (thổ nhưỡng) còn là tấm gương phản chiếu môi trường tự nhiên, bởi đất là nơi tiếp xúc, xâm nhập và tác động qua lại một cách trực tiếp và thường xuyên nhất của các thành phần tự nhiên. Đất còn là sản phẩm của tác động tương hỗ giữa các thành phần vô cơ và hữu cơ thông qua Đại tuần hoàn và Tiếu tuần hoàn sinh vật; do đó, đặc điếm của đất sẽ phản ánh một cách rõ nét và trung thực mối tác động đó.
2. Điều kiện thuận lợi cho quá trình feralit diễn ra mạnh là nhiệt độ cao, ẩm lớn.
– Khí hậu nhiệt đới rất thuận lợi cho quá trình feralit, do:
+ Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh, tạo nên một lớp đất dày.
+ Mưa nhiều rửa trôi các chất badơ dễ tan (Ca2+, Mg2+, K+), làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ôxit sắt (Fe2C>3) và ôxit nhôm (AI2O3) tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế loại đất này gọi là đất feralit (Fe-AĐ đỏ vàng.
1. Đất là vật thể tự nhiên độc đáo, là tấm gương phản chiếu môi trường tự nhiên vì:
+ Đất là vật thể được trộn lẫn các chất hữu cơ và vô cơ
+ Đất được tạo ra nhờ sự tác động đồng thời của nhiều nhân tố hình thành nó. Trên cơ sở sản phẩm phá hủy từ đá gốc, chúng bị biến đổi theo thời gian, tạo nên đất.
+ Đất là vật thể tự nhiên duy nhất được hình thành từ sự phong hóa của đá gốc
2. Quá trình feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm vì:
+ Quá trình feralit đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm. Trong điều kiện đó, quá trình phong hóa mạnh tạo lớp đất dày. Mưa rửa các chất bazơ dễ tan làm đất chua cùng với sự tích tụ ôxit tạo ra màu đỏ vàng.
+ Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đá mẹ axit.
Công hòa Nam Phi có vị trị địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội độc đáo. Các đặc điểm vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội đã ảnh hướng như thế nào đến sự phát triển của đất nước này?
- Cộng hòa Nam Phi án ngữ con đường biển quan trọng giữa Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế biển, giao lưu kinh tế - xã hội với các nước trên thế giới.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện cho các Cộng hòa Nam Phi phát triển đa dạng nhiều ngành kinh tế, nhưng cũng đặt ra những khó khăn nhất định trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, định cư và sản xuất.
- Dân số đông, gia tăng nhanh tạo nên thị trường tiêu thụ lớn và nguồn lao động dồi dào cho đất nước. Cơ cấu dân số trẻ là nguồn lao động dồi dào cho đất nước song cũng là thách thức đối với vấn đề giải quyết việc làm. Nhiều đô thị nhưng trình độ đô thị hóa thấp dẫn đến nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường.
- Nam Phi có nền văn hóa hết sức đặc sắc, tạo điều kiện để thu hút khách du lịch. Người dân có trình độ kĩ thuật cao, kinh nghiệm sản xuất phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực khai khoáng nên góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề xã hội như: dịch bệnh, tỉ lệ thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo lớn, tuổi thọ trung bình thấp,…
vì sao gọi kế hoạch chống lại quân Nam Hán của Ngô Quyền là kế hoạch vừa độc đáo vừa chủ động ?
Tham Khảo:
Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở chỗ:
- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...
- Độc đáo:
+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
THAM KHẢO!
- Chủ động:
- Đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...
- Độc đáo:
+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
tham khảo
- Chủ động: đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng,...
- Độc đáo:
+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ở bãi cọc.
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
Cho em hỏi tại sao g phụ thuộc vào h? Và tại sao có thể coi g là như nhau với các vật gần mặt đất? (g là gia tốc rơi tự do của vật, h là độ cao)
có thể coi các vật gần đất g như nhau vì
\(g=\dfrac{G.m}{\left(R+h\right)^2}=...\)
h ở gần mặt đất nên h rất nhỏ xo với R nên có thể bỏ qua h
Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
- Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
- Quan sát các câu thơ có miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa thu.
- Phân tích một vài hình ảnh thiên nhiên mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên.
- Có thể lấy đoạn thơ
“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
La lả cành hoang nắng trở chiều
…
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân”
+ Khung cảnh chiều thu vui tươi, trong sáng, hữu tình huyền diệu
+ Con đường thu được tác giả miêu tả nho nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa
+ Sang khổ thơ thứ tư chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc, đều tìm về nơi chốn của mình.
+ Các từ láy xiêu xiêu, nho nhỏ, gấp gấp, phân vân làm cho nhịp điệu bài thơ uyển chuyển, bay bổng.
Phân tích cụ thể một vài hình ảnh thiên nhiên mà bạn có ấn tượng rõ rệt nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên. Có thể lấy một vài câu thơ tiêu biểu như:
“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều";
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân”
Xuân Diệu có biệt tài sử dụng từ láy. HS phân tích sức gợi cảm và hiệu quả tạo hình của các từ láy trong những dòng thơ trên.
Bạn có thể so sánh cách miêu tả mùa thu trong bài Thơ duyên với cách miêu tả mùa thu trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư hoặc bài Sang thu của Hữu Thỉnh để khẳng định nét độc đáo của Xuân Diệu.