tại sao tôm sông lại có thể di chuyển dưới nước 1 cách nhanh như vậy
1.nêu đặc điểm của trùng kiết lị và trùng sốt rét?cách phòng?
2.nêu cấu tạo trong,di chuyển,dinh dưỡng,sinh sản của tôm sông?tại sao phải phát huy việc nuôi dưỡng tô, để xuất khẩu
3.cấu tạo trong,di chuyển,dinh dưỡng,sinh sản của giun đũa?cách phòng
1.
Trùng kiết lị
- Nơi sống và cấu tạo:
+ Sống kí sinh ở thành ruột người.
+ Cơ thể có chân giả ngắn hơn so với trùng giày.
+ Không có không bào.
- Dinh dưỡng: Nuốt hồng cầu hoặc thẩm thấu qua màng tế bào.
Trùng sốt rét
- Nơi sống và cấu tạo:
+ Sống kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen.
+ Kích thước nhỏ.
+ Cơ thể không có cơ quan di chuyển.
+ Không có các không bào.
- Dinh dưỡng:
+ Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.
+ Thực hiện quan màng tế bào.
- Biện pháp phòng tránh:
+ Mắc màn khi đi ngủ.
+ Diệt bọ gậy, làm sạch các nguồn nước xung quang nơi ở.
Cấu tạo:
Cơ thể tôm sông chia làm 2 phần:
- Phần đầu – ngực:
+ Giác quan: 2 mắt kép, 2 đôi râu à giúp tôm định hướng.
+ Miệng: có các chân hàm giữ và xử lí mồi.
+ Chân ngực: bò và bắt mồi.
- Phần bụng:
+ Các chân bụng: bơi, giữ thằng bằng và ôm trứng.
+ Tấm lái: lái và giúp tôm nhảy.
Tôm di chuyển bằng cách bò hoặc bơi giật lùi.
- Di chuyển bằng cách bò: các chân ngực bò trên đáy bùn cát, các chân bơi hoạt động để giữ thăng bằng và bơi.
- Di chuyển bằng bơi giật lùi: tôm xòe tấm lái, gập mạnh về phía bụng làm cho cơ thể bật về phía sau.
Dinh dưỡng:
- Thời gian kiếm ăn vào lúc chập tối.
- Thức ăn là thực vật và động vật.
- Tiêu hóa như sau:
+ Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa.
+ Đôi càng bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn.
+ Thức ăn qua miệng và hầu, được tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột.
Sinh sản:
- Tôm phân tính đực cái rõ rệt.
- Khi đẻ, tôm cái dùng các đôi chân bụng ôm trứng, trứng tôm nở thành ấu trùng, qua nhiều lần lột xác mới cho tôm trưởng thành.
* Phát huy việc nuôi dưỡng tôm để xuất khẩu nhằm mục đích tăng kinh tế
3.
* Cấu tạo trong
- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển
- Có khoang cơ thể chưa chính thức:
+ Ống tiêu hóa: miệng, ruột và hậu môn
+ Tuyến sinh dục: dài cuộc khúc
* Di chuyển
- Do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế
- Cơ thể cong và duỗi ra giúp giun đũa chui rúc trong môi trường kí sinh
* Dinh dưỡng
- Thức ăn di chuyển một chiều từ miệng theo ống ruột thẳng tới hậu môn
- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều
-> Nhờ đặc điểm đầu nhọn và có khả năng di chuyển (cong, duỗi cơ thể), giun đũa chui được vào ống mật, gây tắc ống mật.
* Sinh sản
- Giun đũa phân tính, cơ quan sinh dục dạng ống
+ Con đực: 1 ống
+ Con cái: 2 ống
- Thụ tinh trong, con cái đẻ nhiều trứng, lẫn vào phân người
* Cách phòng tránh
Rửa tay trước khi ăn và không ăn rau sống để ngăn chặn con đường xâm nhập của giun vào trong cơ thể. Tẩy giun định kì để diệt giun đũa, hạn chế số lượng trứng
a.Tại sao khi bắn 1 viên đạn ở môi trường không trọng lực thì viên đạn không thể di chuyển nhanh như ở môi trường có trọng lực?
b.nếu cho 2 thứ rơi xuống, tạ 2 kg và tạ 30kg, hỏi tại sao tạ 30 kg lại có vận tốc di chuyển nhanh hơn (giải thích kĩ, Tốc độ, thời gian, trọng lượng, năng lượng lực)
cách di chuyển cơ quan thực hiện chức năng hô hấp của tôm sông nhện châu chấu tôm
Tôm sông(Tôm):
*Di chuyển bằng 2 cách:Bò,bơi giật lùi.
*Cơ quan thực hiện chức năng hô hấp: Mang.
*Nhện:
*Di chuyển: Bò.
*Cơ quan thực hiện chức năng hô hấp: Khe thở.
*Châu chấu:
*Di chuyển: Bò,nhảy,bay xa.
*Cơ quan thực hiện chức năng hô hấp:Lỗ thở.
Bình thường kanguru chạy với tốc độ 25km/h khi cần có thể đạp tốc độ tối đa lên 71km/h.Hãy giải thích tại sao kanguru có trọng lượng cơ thể lớn (có thể mang con trong túi da) mà vẫn di chuyển nhanh như vậy
Liệu thực sự có thầy cô giáo hỏi học sinh câu này không ?
Dù kanguru có trọng lượng cơ thể lớn nhưng chúng vẫn tăng tốc chạy nhanh là vì :
- Nhờ có chân sau khỏe và bàn chân to, chúng có thể nhảy cao tới vài mét và đuôi dài và khỏe giúp con vật giữ thăng bằng cực tốt, ngay cả trong những cú nhảy dài nhất.
- Hầu như những lần tăng tốc chạy nhanh của chúng đều là lúc chúng bị tấn công nên chúng ép buộc phải chạy nhanh vì tính mạng của chúng vì chính con kanguru con trong túi .
15) Loài động vật nào dưới đây có chi được phân hóa thành 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi ?
A. Tôm sông B. Rươi C. Châu chấu D. Giun nhiều tơ
17) Động vật nào dưới đây chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm kiểu sâu đo ?
A. Trai sông B. Thủy tức C. Hải quỳ D. Rết
18) Động vật nào dưới đây ko có khả năng di chuyển ?
A. Rươi B. Tôm C. San hô D. Đỉa
19) Động vật nào dưới đây có cánh được phủ bằng lông vũ ?
A. Chuồn chuồn B. Hải âu C. Châu chấu D. Dơi
20) Động vật nào dưới đây có cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt ?
A. Sán B. Thủy tức C. Sứa D. Rết
21) Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Hình thức sinh sản ...(1)... ko có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái trong sự ...(2)... của trứng, ngược hẳn với hình thức sinh sản ...(3)...
A. (1): Vô tính; (2): Sinh sản; (3): Hữu tính
B. Vô tính; (2):Thụ tinh; (3): Hữu tính
C. (1):Hữu tính; (2): Tụ thai; (3): Vô tính
D.
(1):Hữu tính; (2): Phát triển; (3): Vô tính
Trên trang web ở hình 2, khi di chuyển chuột vào một dòng văn bản nào đó, có thể con trỏ chuột biến thành hình bàn tay . Em có biết tại sao con trỏ chuột lại có hình dạng như vậy không?
Tham khảo!
Con trỏ chuột có hình dạng như vậy vì đối tượng đó chứa liên kết. Nếu nháy chuột vào liên kết, sẽ mở ra một trang web mới.
Quan sát ở địa phương em có dòng sông nào chảy qua? Em thấy nước của con sông đó sạch hay bẩn? Tại sao lại như vậy?
– Nếu sông sạch: Nước ít phù sa, có thể do lượng mưa ít…
– Nếu sông đục: Trong nước chứa nhiều phù sa, có thể do lượng mưa nhiều mang theo nhiều vật liệu chảy theo dòng sông…
– Nếu sông sạch: Nước ít phù sa, có thể do lượng mưa ít…
– Nếu sông đục: Trong nước chứa nhiều phù sa, có thể do lượng mưa nhiều mang theo nhiều vật liệu chảy theo dòng sông…
Bài 1 : Tại sao châu chấu di chuyển linh hoat hơn các loài sâu bọ khác
Bài 2 : Tại sao châu chấu gọi là động vật chân khớp
Bài 3 : Tại sao tôm sông gọi là động vật chân khớp
Tôm và châu chấu là động vật chân khớp vì có các đặc điểm như sau:
Phần phụ chân khớp phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt.
Cơ quan miệng gồm nhiều phần phụ tham gia để bắt, giữ và chế biến mồi.
Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể.
Vỏ kitin có chức năng như bộ xương ngoài.
Có cấu tạo mắt kép gồm nhiều ô mắt ghép lại.
Có tập tính chăn nuôi các động vật khác.
Câu 3: Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam? Vì sao sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm như vậy?
Câu 4: Vì sao phần lớn các sông nước ta đều là sông nhỏ, ngắn và dốc? Cho biết hướng chảy chính của sông ngòi Việt Nam, tại sao sông ngòi nước ta có hướng chảy đó.
Câu 4:
*Đặc điểm chung.
a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Nước ta có 2360 sông dài > 10km.
- 93% các sông nhỏ và ngắn.
- Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công…
b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
- Các con sông chảy hướng Tây Bắc – Đông Nam : sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà..
- Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam…
c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.
- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.
d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.
- Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Hàm lượng phù sa lớn, 200 triệu tấn/năm.
sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm như vậy
*Sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm như vậy vì:
- Sông ngòi dày đặc:
+ Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn, lại có địa hình chủ yếu đồi núi, bề mặt địa hình dốc, bị cắt xẻ đã hình thành mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Tuy nhiên địa hình lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn sông ngắn và dốc.
+ Địa hình có hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung nên phần lớn sông có hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa:
+ Lượng mưa trung bình năm lớn (khoảng 1500mm -2000mm/ năm) nên sông ngòi nước ta luôn nhiều nước, cùng với lượng nước lớn từ lưu vực ngoài lãnh thổ.
+ Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở vùng đồi núi đã mang lại nguồn phù sa lớn cho sông ngòi nước ta.
- Chế độ nước theo mùa:
Do nguồn cung cấp nước sông chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa, nước ta có chế độ mưa theo mùa nên chế độ nước sông ngòi cũng có hai mùa: mùa mưa trùng với mùa lũ và mùa khô cũng là mùa cạn của các con sông.
Câu 4:
*Nước ta có nhiều sông, dày đặc vì nước ta thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa,lượng mưa lớn,địa hình cắt xẻ->Hình thành nhiều sông ngòi.nhưng phần lớn các sông này nhỏ ,ngắn và dốc vì :
- Mưa nhiều
-Bề ngang hẹp
-Nhiều đồi núi
-Địa hình nước ta 3/4 diện tích là đồi núi và có mạng lưới sông ngòi dày đặc,mặt khác địa hình nước ta trải dài từ cao xuống thấp, bắt đầu từ bắc xuống nam nên sông suối có độ dốc.do có lượng phù sa bồi đắp lớn nên cũng làm cho sông suối nước ta nhỏ hẹp lại. mặt khác sông ngòi của nước ta có ba loại nước: nước ngọt, nước lợ, nước mặn nên sông suối cũng bị chia cằt theo từng loại nuớc và làm cho sông ngắn lại. sự phân bố địa hình không đồng đều đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sông ngòi và kênh rạch của nước ta.
* Do hướng của địa hình . địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi chạy thoe hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung .
Các dãy núi của nước ta ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng Tây Bắc – Đông Nam rõ rệt là vì các dãy núi này đã được hình thành trong đầu mút của địa máng cổ kéo dài từ phía Himalaya tới theo hướng Tây Bắc – Đông Nam .Các núi có hướng vòng cung chủ yếu là được hình thành ở rìa phía đông của các mảng nền cổ, cho nên hình dạng của các mảng nền này cũng có tác dụng định hướng cho các nếp uốn hình thành nên chúng.