Tổng số hạt trong nguyên tử X là 28 và số hạt ko mang điện là 16. Tính số p và số e trong nguyên tử
Bài 1:Tổng số hạt(p,n,e)trong một nguyên tử X là 28.Trong nguyên tử ,số hạt không mang điện chiếm sấp xỉ 35%.Tính sô hạt mỗi loại trong nguyên tử?
Bài 2:Tổng số hạt của hai nguyên tử A và B là 142.Trong đó,tổng số hạt mang điện nhieeuf hơn tổng số hạt không mang điện là 42.Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn nguyên tử A là 12.Số hạt không mang điện trong nguyên tử A là 22.Xác định số hạt trong nguyên tử A,B?❤
Bài 1:
Ta có: \(n=28\cdot35\%=10\left(hạt\right)\) \(\Rightarrow p=e=\dfrac{28-10}{2}=9\left(hạt\right)\)
Nguyên tử X có tổng số hạt proton, no7tron và electron là 52. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 16. Hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử X
Tổng số hạt là 52.=> P+N+E=52 <=> 2P+N=52 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16.
=> P+E-N=16 <=> 2P-N =16 (2)
Từ (1) và (2) ta có hpt. Giải hệ ta được : P=E= 18; N=17.
Tổng số hạt p, n, e trong 2 nguyên tử X và Y là 80. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24. Số hạt mang điện cảu nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của nguyên tử X là 16. tìm X và Y
Ta có các PT
+) 2pX + 2pY + nX + nY = 80
+) (2pX + 2pY) - (nX + nY) = 24
+) 2pY - 2pX = 16
=> \(\left\{{}\begin{matrix}p_X=9\\p_Y=17\end{matrix}\right.\)
=> X là F, Y là Cl
Ta có các PT
+) 2pX + 2pY + nX + nY = 80
+) (2pX + 2pY) - (nX + nY) = 24
+) 2pY - 2pX = 16
=>
=> X là F, Y là Cl
a) nguyên tử X có tổng số 3 loại hạt p,n và e bằng 52 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt
b) một nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt là 28 (p,n và e) và số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35,7%
hãy xác định số p,n và e và vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử X,Y
a. Nguyên tử X:
\(\left\{{}\begin{matrix}2P+N=52\\2P-N=16\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}P=17=E=Z\\N=18\end{matrix}\right.\)
Sơ đồ đơn giản:
b. * Nguyên tử Y:
\(\left\{{}\begin{matrix}2P+N=28\\N\approx35,7\%.28=10\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}P=E=Z=9\\N=10\end{matrix}\right.\)
Sơ đồ cấu tạo nguyên tử Y:
Em tham khảo nha!
a.
Gọi: pX , eX , nX là các hạt trong X.
Khi đó :
\(2p_X+n_X=52\)
\(2p_X-n_X=16\)
\(\Rightarrow p_X=17,n_X=18\)
b.
Gọi: pY , eY , nY là các hạt trong Y.
Khi đó :
\(2p_Y+n_Y=28\)
\(n_Y=35.7\%\cdot28=10\) \(\Rightarrow p_Y=9\)
1,nguyên tử m có số n nhiều hơn số p là 1 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 10 . hãy xác định số hạt mỗi loại
2,nguyên tử x có tổng các số hạt là 52 trong đó số hạt mang điện tích điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 16 hạt . hãy xác định số p, số n và số e trong nguyên tử x
3, một nguyên tử x có tổng số hạt e p n là 34 . số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 10 . hãy xác định số p số n và số e trong nguyên tử X
4 , hãy tính khối lượng ra gam của ;
a, 1 nguyên tử chì b, 39 nguyên tử đồng?
5, xác định nguyên tố A? biết ;
a, 15 nguyên tử nguyên tố A cóa khối lượng là 7.719.10 mũ -22 gam ?
b, 33 nguyên tử của nguyên tố a có khối lượng là 2.13642.10 mũ -21gam ?
1.p=e=11;n=12
2.p=e=17;n=18
3.p=e=11;n=12
4, a, khối lượng cua 1 nguyen tu Pb la:
207.1,66.10-24= 34,362.10-23 g
b, khối lượng cua 39 nguyen tu Cu la:
39.64.1,66.10-24 = 41,4336.10-22 g
5,a, \(M_A=\dfrac{7,719.10^{-22}}{15.1,66.10^{-24}}=31\)
=> A la P
b, \(M_A=\dfrac{2,13642.10^{-21}}{33.1,66.10^{-24}}=39\)
=> A la K
2. Đặt số p=Z số n=N
vì số e=số p =>số e =Z
Tao có hệ : {Z+Z+N=52
(Z+Z)-N=16
<=>{2Z+N=52
2Z-N=16
<=>{Z=17
N=18
Tổng số hạt nguyên tử X là 50. Trong nguyên tử X tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 14.
a) Tính số hạt p, n và e trong nguyên tử X.
b) Biết trong nguyên tử X, các electron được phân bố trên ba lớp, lớp thứ nhất 2e, lớp thứ hai có 8e, lớp thứ ba có 6e. Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử X.
Cho biết tổng số hạt trong nguyên tử X là 28,số hạt ko mang điện là 10
1,Tính số p và số e trong nguyên tử
2,X có bao nhiêu lớp e? Hãy mô tả các lớp e và tìm số e lớp ngoài cùng?
1,
Gọi số p, số e, số n trong nguyên tử X lần lượt là: p, e, n
Vì tổng số hạt trong nguyên tử X là 28
\(\Rightarrow p+e+n=28\)
Mà \(p=e\)
\(\Rightarrow2p+n=28\left(1\right)\)
Vì số hạt không mạng điện là 10
\(\Rightarrow n=10\left(2\right)\)
Ta thay (2) và (1) được:
\(2p+10=28\)
\(\Rightarrow2p=18\)
\(\Rightarrow p=9\)
\(\Rightarrow p=e=9\)
2,
- Trong X có hai lớp e
- Lớp e đầu tiên có hai electron
- Lớp e thứ hai có 7 electron
\(\rightarrow\) Vậy lớp e ngoài cùng có 7 electron
nguyên tử nguyên tố x có tổng số hạt dưới nguyên tử(prôtôn,nơtron,electron)là 28, trong đó số hạt không mang điện là 10. tính số p và số e trong nguyên tử
Gọi số proton, notron, electron trong nguyên tử nguyên tố X là p, n, e
Theo đề ra, ta có: \(p+n+e=28\)
\(\Leftrightarrow2p+n=28\) ( vì số proton = số notron )
Lại có: \(n=10\)
\(\Rightarrow2p=28-n=28-10=18\)
\(\Leftrightarrow p=\frac{18}{2}=9\)
Vậy số p =số e = 9
Theo đề bài ta có:
n+p+e=28(hạt)
=>p+e=28-n=28-10=18
Mà: p=e=\(\frac{18}{2}=9\left(hạt\right)\)
=>p=e=9(hạt)
Tổng số hạt trong nguyên tử X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang điện là 12. Tính số hạt p, e, n trong nguyên tử X.
Ta có \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=40\\p+e-n=12\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}p+e=26\\n=14\end{matrix}\right.\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}p=e=13\\n=14\end{matrix}\right.\)
Tổng số hạt trong nguyên tử \(X\) = Số \(p\) + Số \(e\) + Số \(n\)
= \(p+e+n=2p+n=40\left(1\right)\)
Mà số hạt mang điện nhiều hơn số hạt ko mang là 12
⇒ \(2p-n=12\left(2\right)\)
Từ \( \left(2\right)\) ta có: \(n=2p-12\)
Thay vào phương trình 1 ta có: \(2p+2p-12=40\)
\(\Leftrightarrow4p=40+12\)
\(\Leftrightarrow p=13\Rightarrow e=p=13\)
\(\Rightarrow n=40-\left(13+13\right)=14\)
Vậy \(e=p=13\), \(n=14\)
Nguyên tử X có số hạt không mang điện bằng 53,152% số hạt mang điện và tổng số hạt trong nguyên tử X là 49. Nguyên tử Y có tổng số hạt là 52. Số hạt mang điện trong nguyên tử Y nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Xác định tên nguyên tố X,Y
Theo bài ra, ta có:
\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{n_X}{p_X+e_X}.100\%=53,152\%\\p_X+e_X+n_X=49\\p_X=e_X\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p_X=e_X=16\\n_X=17\end{matrix}\right.\)
=> X: Lưu huỳnh (S)
Lại có: \(\left\{{}\begin{matrix}p_Y+e_Y+n_Y=52\\p_Y=e_Y\\p_Y+e_Y-n_Y=16\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p_Y=e_Y=17\\n_Y=18\end{matrix}\right.\)
=> Y: Clo (Cl)