Những câu hỏi liên quan
Linh Bùi
Xem chi tiết
Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 16:54

Câu 1:

* Giống nhau:

     - Đều có sự tự nhân đôi của NST.

     - Đều trải qua các kì phân bào tương tự.

     - Đều có sự biến đổi hình thành NST theo chu kì đóng và tháo xoắn.

     - NST đều tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.

     - Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.

* Khác nhau:

Nguyên phân                                                          Giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Chỉ 1 lần phân bào.

- Mỗi NST tương đồng nhân đôi thành 2 NST kép gồm hai crômatit.

- Kì đầu không xảy ra trao đổi chéo giữa hai crômatit cùng nguồn gốc.

- Kì giữa các NST tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

- Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.

- Gồm 2 lần phân bào liên tiếp.

- Mỗi NST nhân đôi thành một cặp NST tương đồng kép gồm 4 crômatit.

- Kì đầu I xảy ra hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai crômatit khác nguồn gốc.

- Kì giữa I các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo.

Kì sau, crômatit trong từng cặp NST tương đồng kép tách thành 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào.Kì sau I các NST đơn ở trạng thái kép trong từng cặp NST tương đồng phân li để tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn ở trạng thái kép, khác nhau về nguồn gốc.
Kì cuối: Hình thành 2 tế bào con giống nhau và giống hệt mẹ (2n NST).

- Kì cuối I: Hình thành hai tế bào con có bộ NST n kép.

- Kì cuối II tạo ra 4 tế bào con chứa bộ NST n.

Ý nghĩa:

- Là kết quả phân hóa để hình thành nên các tế bào sinh dưỡng khác nhau.

- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

Ý nghĩa:

- Hình thành nên nhiều loại giao tử khác nhau.

- Các giao tử chứa bộ NST n qua thụ tinh sẽ khôi phục lại bộ 2n của loài.

- Là cơ sở tạo ra biến dị tổ hợp, làm phong phú đa dạng cho sinh giới.

Bình luận (0)
Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 16:55

Câu 2:

Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

+ Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.

+ Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

+ Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.

+ Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.

 

Bình luận (0)
Mai Hiền
28 tháng 12 2020 lúc 16:59

Câu 3:

Đặc điểm cấu tạo của ADN:

- ADN (axit deoxiribonucleic) là một axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.

- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân: với đơn phân là nuclêôtit.

- Cấu tạo 1 nuclêôtit gồm:

+ 1 phân tử đường (C5H10O4).

+ 1 phân tử axit photphoric (H3PO4).

+ Bazo nito gồm 4 loại: ađenin (A), timin (T), xitozin (X) và guanin (G).

- Mỗi phân tử ADN gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân.

ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù vì:

 ADN có tính đa dạng và đặc thù thể hiện ở: số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của ADN có thể tạo ra vô số các phân tử ADN khác nhau.

ADN được tạo ra từ nhân đôi có cấu trúc giống hệt mẹ vì:

Nhân đôi ADN diễn ra theo 2 nguyên tắc:

+ Nguyên tắc bổ sung: các Nu tự do liên kết bổ sung với mạch ADN gốc (A liên kết với T, G liên kết với X)

+ Nguyên tắc bán bảo toàn: trên mỗi phân tử ADN con, có 1 mạch là của ADN mẹ, còn 1 mạch mới tổng hợp.

=> Vì vậy 2 ADN con được tạo thành qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ

 

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
27 tháng 3 2019 lúc 10:58

  Đặc điểm cấu tạo hoá học của ADN:

     - ADN (axit đê ôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P.

     - ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài tới hàng trăm μm và khối lượng lớn có thể đạt tới hàng chục triệu đơn vị cacbon.

     - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân (A, T, G, X).

     - Bốn loại nucl ê ô tit trên liên kết với nhau theo chiều dọc và tùy theo số lượng mà xác định chiều dài của ADN, đồng thời chúng sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo được vô số loại phân tử ADN khác nhau.

Bình luận (0)
nguyễn thị thanh thảo
Xem chi tiết
lạc lạc
3 tháng 12 2021 lúc 21:32

tk

ADN là phân tử có cấu trúc đa phân, gồm nhiều nuclêotit đơn phânADN là một chuỗi xoắn kép với 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn quanh 1 trục theo chiều đều nhau từ trái sang phải. Các vòng xoắn của ADN có đường kính 20 Ăngstrôn và dài 34 Ăngstrôn,  tổng cộng 10 cặp nuclêôtit.

 

ADN có tính đa dạng và đặc thù vì ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phân tử còn gọi là đơn phân. ... Bốn loại nuclêôtit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau: Chúng khác nhau về trình tự sắp xếp, về số lượng  thành phần các nuclêô

Bình luận (4)
N           H
3 tháng 12 2021 lúc 21:36

Tham khảo:

ý 1.

ADN là phân tử có cấu trúc đa phân, gồm nhiều nuclêotit đơn phânADN là một chuỗi xoắn kép với 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn quanh 1 trục theo chiều đều nhau từ trái sang phải. Các vòng xoắn của ADN có đường kính 20 Ăngstrôn và dài 34 Ăngstrôn, có tổng cộng 10 cặp nuclêôtit.

ý 2.

ADN có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền giữa các thế hệ. Thông tin di truyền này chứa đựng dữ liệu về cấu trúc và đặc điểm của toàn bộ các loại protein  trong  thể sinh vật, do vậy sẽ góp phần quy định các tính trạng của sinh vật.

ý 3.

ADN có tính đa dạng và đặc thù vì ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phân tử còn gọi là đơn phân. ... Bốn loại nuclêôtit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau: Chúng khác nhau về trình tự sắp xếp, về số lượng  thành phần các nuclêôtit.

Bình luận (0)
Đại Tiểu Thư
3 tháng 12 2021 lúc 21:38

Tham khảo:

ADN là đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân , các đơn phân là các nucleotit. ADN gồm hai chuỗi polinucleotit liên kết với với nhau theo nguyên tắc bổ sung Chức năng của ADN là mang , bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit.

 

-ADN có tính đa dạng và đặc thù vì ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phân tử còn gọi là đơn phân. ... Bốn loại nuclêôtit sắp xếp theo nhiều cách khác nhau tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau: Chúng khác nhau về trình tự sắp xếp, về số lượng  thành phần các nuclêôtit.

Bình luận (0)
Nguyên Trọng
Xem chi tiết
trần huyền diệu
20 tháng 1 2022 lúc 21:17

mạch 2 : T - A - X - G - G - X - X 

Bình luận (0)
Anh Nguyễn
Xem chi tiết
ngAsnh
26 tháng 9 2021 lúc 22:06

Câu 3: A: gạo đục ; a :gạo trong

a) P t/c: AA (đục) x aa (trong)

   G        A                  a

  F1: Aa (100% đục)

F1xF1: Aa (đục)  x  Aa (Đục) 

G         A, a              A, a

F2: 1AA :2Aa :1aa

TLKH : 3 đục : 1 trong

b) F1 lai phân tích

        Aa (đục) x  aa (trong)

G     A, a            a

Fa 1Aa :1aa

TLKH: 1 đục : 1trong

Bình luận (0)
Nguyễn Thư
Xem chi tiết
Phan Tiến Nghĩa
8 tháng 11 2019 lúc 13:09

SO SÁNH NST THƯỜNG VÀ NST GIỚI TÍNH
*GIỐNG NHAU:
-Thành phần cấu tạo nên NST là ADN và Protein loại Híton.
-Có tính đặc trưng theo loài
-Luôn tồn tại thành cặp tương đồng( trừ cặp XY)
-Mang gen qui định tình trạng của cơ thể
- Có hiện tượng nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn, sắp xếp trên mặt phẳng của thoi phân bào, phân li về 2 cực tế bào vào các kì.
*KHÁC NHAU
NST THUỜNG:
1. Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội
2. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng
3. Giống nhau ở cá thể đực và cái
4.Không qui định giới tình
5. Mang gen qui định tính trạng thường không liên quan đến giới tính.
NST GIỚI TÍNH
1. Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
2. Có thể là cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng(XY)
3. Khác nhau ở cá thể đực và cái
4. Qui định giới tính
5. Qui định tính trang liên quan giới tính

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Kiên NT
Xem chi tiết
Trần Thị Hà Phương
13 tháng 3 2016 lúc 20:11

hệ hô hấp : có túi khí

Bình luận (0)
Vũ Duy Hưng
6 tháng 1 2017 lúc 17:51

Đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay:
- Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo nên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định, nên sử dụng được nguồn ôxi với hiệu suất cao, nhất là trong khi bay.

Bình luận (0)
Hoc24
Xem chi tiết
Quốc Đạt
26 tháng 5 2016 lúc 7:50

ADN (axit đêôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic, cấu tạo từ các nguyên tố C, H,O, N và P

+ ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài  hàng trăm và khối lưọng lớn đạt đến µm,và khối lượng lớn đạt đến hàng chục triệu đơn vị cacbon (đvC)

Bình luận (0)
Hochocnuahocmai
26 tháng 5 2016 lúc 7:42

-   ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O và P

-   ADN thuộc loại đại phân tử được câu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit, gồm bốn loại: A, T, G, X.


 

Bình luận (0)
Quốc Đạt
26 tháng 5 2016 lúc 7:46

+ ADN (axit đêôxiribônuclêic) là một loại axit nuclêic, cấu tạo từ các nguyên tố C, H,O, N và P

+ ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài  hàng trăm và khối lưọng lớn đạt đến µm,và khối lượng lớn đạt đến hàng chục triệu đơn vị cacbon (đvC)

Bình luận (0)
Hoàng Tường Vy
Xem chi tiết
Sunn
9 tháng 5 2021 lúc 22:45

câu 1 : So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo. ... - Tảo: cơ thể  dạng đơn bào hoặc đa bào; nhưng rêu chỉ  dạng đa bào. - Tảo: cơ thể chưa phân hóa thành rễ. thân, lá; Nhưng ở rêu cơ thể đã phân hóa thành thân, lá cấu tạo đơn giản và  rễ giả

câu 2Cấu tạo của cây dương xỉ:

- Lá đã có gân, lá non đầu cuộn tròn, lá già mặt dưới có túi bào tử. => Dương xỉ thuộc nhóm Quyết, đã có thân, rễ, lá thật  có mạch dẫn. ... - Sinh sản bằng bào tử. - Bào tử mọc thành nguyên tản  cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh.

câu 3 : Có 5 ngành Thực vật đã được học:

Tảo, Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

Ngành Dương xỉ: rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau, có bào tử.

Ngành Hạt trần: rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; sinh sản bằng hạt dưới dạng nón.

- Ngành Tảo: Chưa có thân, lá rễ; sống ở nước là chủ yếu

 

- Ngành Rêu: Rễ già, lá nhỏ hẹp, có bào tử; sống ở nơi ẩm ướt

- Ngành Hạt kín: rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; sinh sản bằng hạt nhưng có hoa, và hạt được bảo vệ trong quả.

câu 4 : - Trong không khí luôn có rất nhiều loại vi khuẩn. Khi chúng xâm nhập vào thức ăn, trong điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiến hành phân giải các chất trong thức ăn để lấy chất dinh dưỡng. Các chất do vi khuẩn thải ra làm cho thức ăn bị ôi thiu, có mùi rất khó ngửi.

- Để thức ăn không bị ôi thiu thì cần bảo quản thức ăn trong tủ lạnh hoặc ướp mặn thức ăn. 

câu 5 : Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật . Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật. Cung cấp ôxi dùng cho quá trình hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản của một số động vật.

-Cung cấp thức ăn và khí oxi cho con người và động vật.

 
Bình luận (0)