Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Phạm Thúy Vy
21 tháng 4 2017 lúc 19:36

phương trình (E) có dạng:

\(\dfrac{x^2}{a^2}+\dfrac{y^2}{b^2}=1\)

Vì (E) đi qua điểm M nên

\(\dfrac{\dfrac{9}{5}}{a^2}+\dfrac{\dfrac{16}{5}}{b^2}=1\)

\(\dfrac{9}{a^2}+\dfrac{16}{b^2}=5\)(1)

Do tam giác \(MF_1F_2\)vuông tại M

Nên M thuộc đường tròn \(x^2+y^2=c^2\)

\(\dfrac{9}{5}+\dfrac{16}{5}=c^2\)

\(5=c^2\)

\(a^2-b^2=5\)

\(a^2=5+b^2\)

Thế vào pt(1)

\(9b^2+16a^2=5a^2b^2\)

\(9b^2+16\left(5+b^2\right)=5b^2\left(5+b^2\right)\)

\(5b^4-80=0\)

\(b^2=\pm4\)

\(\Rightarrow b^2=4\Rightarrow a^2=9\)

\(\left(E\right):\dfrac{x^2}{4}+\dfrac{y^2}{9}=1\)

\(\Rightarrow c=\sqrt{5};e=\dfrac{\sqrt{5}}{2}\)

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
1 tháng 10 2023 lúc 20:16

Phương trình chính tắc của elip có dạng: \(\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} = 1\left( {a > b > 0} \right)\).

Elip đi qua \(A\left( {5;0} \right)\) nên ta có \(\frac{{{5^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{0^2}}}{{{b^2}}} = 1 \Leftrightarrow {a^2} = 25\)

Mặt khác elip có một tiêu điểm \({F_2} = \left( {3;0} \right)\) nên ta có \(c = 3\), suy ra \({b^2} = {a^2} - {c^2} = 25 - {3^2} = 16\)

Vậy phương trình của elip là: \(\frac{{{x^2}}}{{25}} + \frac{{{y^2}}}{{16}} = 1\).

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Văn Huy
9 tháng 4 2017 lúc 22:40

a, Phương trình chính tắc của (E) có dạng

\(\dfrac{x^2}{a^2}+\dfrac{y^2}{b^2}=1\) với 0<b<a

Ta có A(0;2) \(\in\left(E\right)\)<=>b=2

(E) có tiêu điểm F1\(\left(-\sqrt{5};0\right)\) => c=\(\sqrt{5}\)

Ta có \(a^2=b^2+c^2=4+5=9\)=>a=3

==> (E) \(\dfrac{x^2}{9}+\dfrac{y^2}{4}=1\)

b, 2a = 6; 2b = 4; 2c = \(2\sqrt{5}\)=>\(\dfrac{c}{a}=\dfrac{\sqrt{5}}{3}\)

c, S=4ab=24

Bình luận (0)
nguyen ngoc linh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 4 2023 lúc 23:07

1: (E): x^2/a^2+y^2/b^2=1

Thay x=0 và y=3 vào (E), ta được:

3^2/b^2=1

=>b^2=9

=>b=3

F2(5;0)

=>c=5

=>\(\sqrt{a^2-9}=5\)

=>a^2-9=25

=>a^2=34

=>\(a=\sqrt{34}\)

=>x^2/34+y^2/9=1

2: Thay x=7 và y=0 vào (E), ta được:

7^2/a^2+0^2/b^2=0

=>a^2=49

=>a=7

Thay x=0 và y=3 vào (E), ta được:

0^2/a^2+3^2/b^2=1

=>b^2=9

=>b=3

=>(E): x^2/49+y^2/9=1

3: Thay x=0 và y=1 vào (E), ta được:

1/y^2=1

=>y=1

=>(E): x^2/a^2+y^2/1=1

Thay x=1 và y=căn 3/2 vào (E), ta được:

1^2/a^2+3/4=1

=>1/a^2=1/4

=>a^2=4

=>a=2

=>(E); x^2/4+y^2/1=1

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
qwerty
31 tháng 5 2017 lúc 10:49

a) (E) có tiêu điểm \({F_1}\left( { - \sqrt 3 ;0} \right)\) nên \(c = \sqrt 3\).

Phương trình chính tăc của (E) có dạng

\({{{x^2}} \over {{a^2}}} + {{{y^2}} \over {{b^2}}} = 1\)

Ta có: \(M\left( {1;{{\sqrt 3 } \over 2}} \right) \in (E)\)

\(\Rightarrow {1 \over {{a^2}}} + {3 \over {4{b^2}}} = 1\ (1)\)

\({a^2} = {b^2} + {c^2} = {b^2} + 3\)

Thay vào (1) ta được :

\(\eqalign{ & {1 \over {{b^2} + 3}} + {3 \over {4{b^2}}} = 1 \cr & \Leftrightarrow 4{b^2} + 3{b^2} + 9 = 4{b^2}(b + 3) \cr}\)

\(\Leftrightarrow 4{b^4} + 5{b^2} - 9 = 0 \Leftrightarrow {b^2} = 1\)

Suy ra \({a^2} = 4\)

Ta có a = 2 ; b = 1.

Vậy (E) có bốn đỉnh là : (-2 ; 0), (2 ; 0)

(0 ; -1) và (0 ; 1).

b) Phương trình chính tắc của (E) là :

\({{{x^2}} \over 4} + {{{y^2}} \over 1} = 1\)

c) (E) có tiêu điểm thứ hai là điểm \(\left( {\sqrt 3 ;0} \right)\). Đường thẳng \(\Delta\) đi qua điểm\(\left( {\sqrt 3 ;0} \right)\) và vuông góc với Ox có phương trình \(x = \sqrt 3\).

Phương trình tung độ giao điểm của \(\Delta\)\((E)\) là :

\({3 \over 4} + {{{y^2}} \over 1} = 1 \Leftrightarrow {y^2} = \pm {1 \over 2}\)

Suy ra tọa độ của C và D là :

\(C\left( {\sqrt 3 ; - {1 \over 2}} \right)\)\(\left( {\sqrt 3 ;{1 \over 2}} \right)\)

Vậy CD = 1.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 9 2023 lúc 23:10

a) Nhập lệnh: Hypebon((-5,0),(5,0),(3,0)) vào ô nhập lệnh rồi bấm enter.

b) Nhập lệnh: y^2=5*x vào ô nhập lệnh rồi bấm enter

c)

Bước 1: Tạo thanh trượt a: Nháy vào biểu tượng thanh trượt, sau đó nháy cuột lên vùng làm việc, khi đó trên vùng làm việc xuất hiện bảng cho phép thiết lập thông tinh cho thanh trượt: Tên thanh trượt (a), giá trị dạng số/ số nguyên, giá trị cực tiểu (1), giá trị cực đại (10).

Bước 2: Tạo thanh trượt b: Làm tương tự với thiết lập thông tin chẳng hạn như:

 Tên thanh trượt (b), giá trị dạng số, giá trị cực tiểu (0), giá trị cực đại (5), số gia (0,5).

Bước 3: Nhập phương trình chính tắc của elip vào ô Nhập lệnh:

x^2 / a^2 + y^2 / b^2 =1 và bấm enter.

Di chuyển trên thanh trượt vào giá trị a=3, b=1 ta được như hình dưới

 Di chuyển trên thanh trượt vào giá trị a=6, b=3,5 ta được như hình dưới

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Xuân Tuấn Trịnh
26 tháng 4 2017 lúc 22:09

F1 F2 A1 A2 B2 B1 y x o

Viết lại phương trình (E):\(\dfrac{x^2}{25}+\dfrac{y^2}{9}=1\)

a) Từ phương trình ta có: a2=25=>a=5 =>A1(-5;0) A2(5;0)

b2=9=>b=3 =>B1(0;-3) B2(0;3)

c2=a2-b2=25-9=16 =>c=4

=> F1(-4;0) F2(4;0)

b) Giả sử tọa độ điểm M(m;n)

MF1 góc với MF2 => (m+4)(m-4) + n2=0

<=> m2+n2=16 =>9m2+9n2=144(1)

Do M thuộc (E) nên 9m2+25n2=225(2)

Trừ vế với vế của (2) cho (1) ta được 16n2=81

=> \(n=_-^+\dfrac{9}{4}\)

với n\(=\dfrac{9}{4}\)=> m=\(\dfrac{5\sqrt{7}}{4}\)

với n\(=-\dfrac{9}{4}\)=> m\(=\dfrac{5\sqrt{7}}{4}\)

Vậy tọa độ M thỏa mãn là \(\left(\dfrac{5\sqrt{7}}{4};\dfrac{9}{4}\right)\)\(\left(\dfrac{5\sqrt{7}}{4};-\dfrac{9}{4}\right)\)

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 9 2023 lúc 0:11

a) Ta có:

\(\overrightarrow {{F_1}M}  = \left( {x + c;y} \right) \Rightarrow {F_1}M = \sqrt {{{\left( {x + c} \right)}^2} + {y^2}} \)

\(\overrightarrow {{F_2}M}  = \left( {x - c;y} \right) \Rightarrow {F_2}M = \sqrt {{{\left( {x - c} \right)}^2} + {y^2}} \)

b) Ta có \(M(x;y) \in (E)\) nên \({F_1}M + {F_2}M = 2a \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {x + c} \right)}^2} + {y^2}}  + \sqrt {{{\left( {x - c} \right)}^2} + {y^2}}  = 2a\)

Bình luận (0)
Ma Ron
Xem chi tiết
2611
29 tháng 4 2023 lúc 22:09

Gọi ptr chính tắc của `(E)` có dạng: `[x^2]/[a^2]+[y^2]/[b^2]=1`

Thay `A(0;-4)` vào `(E)` có:

           `16/[b^2]=1<=>b^2=16`

Vì `F_2 (3;0)=>c=3=>c^2=9`

Ta có: `a^2=b^2+c^2`

`<=>a^2=16+9`

`<=>a^2=25`

Vậy ptr chính tắc của `(E)` là: `[x^2]/25+[y^2]/16=1`

Bình luận (0)