Những câu hỏi liên quan
Hân Vợ Ai
Xem chi tiết
Lưu Quang Trường
12 tháng 3 2021 lúc 21:46

tham khảo:
 

1. Nguyễn Trãi (1380 - 1442)

- Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới.

- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...

- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

Mục 2

2. Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

- Lê Thánh Tông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV.

- Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ: sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.

- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh..., tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).

Mục 3

3. Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)

- Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV.

- Đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn.

- Ông là một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.

Mục 4

4. Lương Thế Vinh (1442 - ?)


- Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua và dân coi trọng.

- Ông còn là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Với những công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).

- Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất"; đến nay còn gọi là "Trạng Lường".



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/mot-so-danh-nhan-van-hoa-xuat-sac-cua-dan-toc-c82a13925.html#ixzz6ouR6tXMl

Bình luận (0)
Nguyen Ngoc Thanh Tra
Xem chi tiết
༺ミ𝒮σɱєσиє...彡༻
8 tháng 6 2021 lúc 15:39

các vị danh nhân văn hóa xuất sắc: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông),....

em thích vị danh y Hải Thượng Lãn Ông nhất vì ông là người thầy thuốc có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII. thông cảm sâu sắc với cuộc sống cực khổ của nhân dân, ông đã dày công nghiên cứu các sách thuốc thời xưa, kết hợp với kinh nghiệm chữa bệnh truyền thống nên đã phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam và thu nhập được 2854 phương thuốc trị bệnh trong dân gian. Ông có cống hiến xuất sắc vào nền y học và dược học dân tộc, đặc biệt là bộ sách hải thượng y tông tâm lĩnh(66 quyển)

Bình luận (1)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
3 tháng 3 2023 lúc 15:18

- Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:

 

+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.

+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.

- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng:

+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ

+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước

+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn

+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước

+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc". + 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 7:20

- Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:

+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.

+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.

- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng:

+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ

+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước

+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn

+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước

+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc".

+ 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
29 tháng 8 2023 lúc 7:20
Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
17 tháng 12 2023 lúc 13:04

- Nguyễn Trãi (1380-1442) sống và hoạt động trong một thời kỳ đầy biến động, đầy hoạn nạn và âu lo của lịch sử Việt Nam:

+ Về chính trị xã hội, Nguyễn Trãi đã sống 20 năm cuối triều Trần - một quyền lực truyền thống đã sa đọa và gần như đã nằm trong tay khống chế của Hồ Quý Ly; 7 năm dưới triều Hồ - một quyền lực đang xây dựng dang dở; 20 năm dưới thời thuộc Minh và chống Minh thuộc.

+ Về văn hóa, Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam.

- Trong cuộc đời Nguyễn Trãi có những sự kiện và dấu mốc quan trọng: 

+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ 

+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. 

+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước 

+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn 

+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước 

+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc".

+ 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.

Bình luận (0)
Hân Vợ Ai
Xem chi tiết
︵✰Ah
17 tháng 3 2021 lúc 19:57

1)

- Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới.

- Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...

- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

2)

- Lê Thánh Tông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV.

- Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ: sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.

- Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh..., tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
29 tháng 5 2018 lúc 12:08

Đáp án C

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 20:59

Bài viết mẫu

     Nguyễn Trãi người anh hùng đại tài không chỉ thể hiện tài năng quân sự mà còn yêu nước hết lòng tận trung ái quốc, yêu mến quê hương đất nước. Ông thể hiện trình độ trong quân sự, đồn thời còn là bậc anh hùng. Khi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi, tôi cảm thấy khâm phục, kính trọng ông, Nguyễn Trãi con người văn võ song toàn của dân tộc. Tuy ông đã trải qua nhiều bất hạnh oan uổng và trở thành thảm kịch trong lịch sử nước ta nhưng những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà vẫn còn mãi đến bây giờ.

     Nguyễn Trãi có tên hiệu là Ức Trai, quê gốc nằm ở tỉnh Hải Dương. Ông trưởng thành trong gia đình mà cha và mẹ đều nổi tiếng. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Nhưng từ nhỏ ông đã chịu nhiều đau thương 5 tuổi mất mẹ, 10 tuổi mất ông ngoại. Năm 1400, khi nhà Hồ tổ chức kỳ thi, ông đỗ Thái học sinh, cha với con đều cùng nhau làm quan nhà Hồ. Sau khi quân Minh sang xâm lược, nhà Hồ thất thủ, cha ông bị bắt sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn kháng chiến chống giặc Minh góp sức mình cho cuộc kháng chiến chống quân Minh.

     Vào thời gian năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh thành công, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo – được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. Sau một thời gian làm quan, trước cảnh triều đình có nhiều biến chuyển khi gian thần lộng hành khắp nơi, Nguyễn Trãi đã xin vua quay về ở ẩn. Về sau khi quay lại triều đình giúp vua Lê Thái Tông, ông và gia đình bị dính vào oan án Lệ Chi Viên hãm hại vua, bị tru di tam tộc, trở thành vụ án thảm khốc nhất trong lịch sử nước nhà.

     Cuộc đời của ông là cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có và cũng là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc. Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Trong suốt cuộc đời mình, ông đã đóng góp nhiều cho nước nhà, đặc biệt ông đã để lại nhiều tác phẩm chữ Nôm và chữ Hán, văn chính luận, thơ trữ tình kiệt xuất và được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

      Các tác phẩm xuất sắc như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo và nhiều chiếu, biểu, có giá trị khác. Các tác phẩm ông có tư tưởng chính đó là sự nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Hai tập thơ Ức Trai thi tập (chữ Hán) và Quốc âm thi tập (chữ Nôm) nằm trong số các tác phẩm vô cùng giá trị. Thơ trữ tình của ông giản dị, giàu hình ảnh có tính ước lệ. Nguyễn Trãi thiên tài văn học nổi tiếng có sự kết tinh của tinh thần Văn học Lí – Trần. Khi đọc các sáng tác của ông ta có thể thấy nội dung, thơ Nguyễn Trãi có sự kết hợp giữa lòng yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc. Qua đó, ta thấy được những nỗi ưu tư trăn trở về dân về nước, thấy được khí tiết thanh cao, lòng yêu thiên nhiên cây cỏ của ông.

     Không chỉ thơ mà các tác phẩm chính luận cũng có tư tưởng chủ đạo là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được đánh giá là “thiên cổ hùng văn”, bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Quân trung từ mệnh tập được đánh giá là “có sức mạnh bằng 10 vạn quân”. Các tác phẩm chính luận của ông đều có luận điểm vững chắc, lập luận sắc bén, giọng điệu linh hoạt khiến người đọc phải cảm thán về tính thuyết phục của nó.

      Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi trong nền văn học dân tộc, ông là nhà văn có nhiều cống hiến to lớn cho văn học đất nước, cùng với các bài chiếu, biểu, lục, ông đã xây đắp nền móng văn hóa tư tưởng cho dân tộc. Không thể phủ định được Nguyễn Trãi là một nhân vật tài đức có đủ, trí dũng song toàn trong lịch sự Việt Nam thời phong kiến, là một nhân vật không ai không thán phục và kính ngưỡng. Nguyễn Trãi không chỉ góp phần viết nên các trang hào hùng trong lịch sử giữ nước mà còn có công xây đắp nền móng vững chãi cho nền văn học dân tộc. Nguyễn Trãi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân, gắn bó thiết tha với cảnh vật thiên nhiên đất nước, thể hiện tình yêu ngôn từ Việt nồng thắm. Tên tuổi ông sẽ mãi mãi sáng như ánh sao khuê, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Quang Minh
Xem chi tiết
Bùi Kim Ngân
Xem chi tiết

- Sự hiểu biết của em về Lê Lợi, Lê Lai và Nguyễn Trãi là:

+ Lê Lợi: Lê Lợi sinh ra trong một gia đình giàu có, có hàng nghìn tôi tớ ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ Nhà Minh đô hộ nước Việt. Thời bấy giờ có nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt nổ ra chống lại quân Minh nhưng đều thất bại. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với lực lượng ban đầu chỉ khoảng vài nghìn người. Thời gian đầu ông hoạt động ở vùng thượng du Thanh Hóa, quân Minh đã huy động lực lượng tới hàng vạn quân để đàn áp, nhưng bằng cách hoặc trốn tránh hoặc sử dụng chiến thuật phục kích hoặc hòa hoãn, nghĩa quân Lam Sơn đã lớn mạnh dần lên. 5 năm sau (1424), Lê Lợi quyết định đánh vào Nghệ An, Thuận Hóa, liên tục thắng trận rồi trở ra giải phóng Thanh Hóa. Tới năm 1426, quân Lam Sơn đã làm chủ từ Thanh Hóa tới Thuận Hóa, quân Minh chỉ còn co cụm trong các thành Nghệ An, Thuận Hóa và Thanh Hóa.

+ Lê Lai: Lê Lai sinh ra ở thôn Dựng Tú, xã Đức Giang huyện Lương Giang (nay là Thôn Thành Sơn (Làng Tép), xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa), cha tên là Lê Kiều, nối đời làm chức phụ đạo trong vùng, con lớn tên Lê Lạn, con thứ là Lê Lai. Lê Lai được sử gia Lê Quý Đôn miêu tả trong sách Đại Việt thông sử là có tính cương trực, dung mạo khác thường, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cần cho Lê Lợi rất chu đáo.

+ Nguyễn Trãi: Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời đến làng Nhị Khê (nay là xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, thủ đô Hà Nội) là con của Nguyễn Phi Khanh , tiến sĩ cuối đời Trần, cháu ngoại tư đồ Chương Túc Quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán. Dưới thời nhà Trần, cha ông là Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh được Tư đồ Trần Nguyên Đán mời về dạy hai người con gái, con trưởng tên là Thái, con thứ tên Thai. Nguyễn Phi Khanh dạy Thái, nhân gần gũi, đã làm thơ quốc ngữ khêu gợi Thái, có quan hệ nam nữ với Thái, Hán Anh cũng làm thơ quốc ngữ bắt chước Phi Khanh. Rốt cuộc Thái có thai, Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh bỏ trốn, đến ngày Thái đẻ, Trần Nguyên Đán mới hỏi Nguyễn Phi Khanh ở đâu, người nhà bảo Nguyễn Phi Khanh đã trốn đi. Trần Nguyên Đán cho gọi hai người về gả con gái cho Nguyễn Phi Khanh, sinh ra Nguyễn Trãi. Sau đó Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Hán Anh thi đỗ nhưng vua Trần Nghệ Tông bỏ không dùng, cho rằng "Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng''. Theo nghiên cứu sử gia hiện đại Trần Huy Liệu, Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái có với nhau 5 người con theo thứ tự là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng. Mẹ ông mất sớm, bố ông ở rể ở nhà ngoại, anh em Nguyễn Trãi ở nhà ông ngoại là Trần Nguyên Đán, đến năm 1390 thì Trần Nguyên Đán mất. Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi các con.

Bình luận (2)
Trịnh Long
2 tháng 2 2021 lúc 15:42

Lê Lai là một tướng lĩnh tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn, ông được coi là một anh hùng, một tấm gương trung nghĩa với sự kiện nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam là cải trang thành Lê Lợi và bị quân Minh giết chết.

 

 Lê Lợi ông là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh (Trung Quốc) từ năm 1418 cho đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428. 

 

Nguyễn Trãi (chữ Hán: 1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai là một nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự lỗi lạc, người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam.

Bình luận (1)