nêu nguyên nhân diễn ra các cuộc khởi nghĩa ở đàng trong và đàng ngoài
Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
bạn tham khảo nha
Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:
- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.
- Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.
- Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.
=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.
diễn biến dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:
Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác". Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).
Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là "quân ba chỏm". Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.
kết quả dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.
chúc bạn học tốt nha.
nêu nguyên nhân diễn biến các khởi nghĩa nông dân ở đàng ngoai
tham khảo:
- Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
- Phía Nam: Nguyễn Ánh tìm cách đánh ra Quy Nhơn; quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần (16/9/1792). Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần.
Tham khảo
nguyên nhân :
Chính quyền mục nát đến cực độ
-Vua Lê chỉ là bù nhìn -Chúa Trịnh quanh năm hội hè yến tiệc -Quan lại binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân
- Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn
-Đê điều vỡ liên tục, mất mùa lũ lụt xảy ra thường xuyên
Đánh thuế nặng các loại hàng hóa, sản phẩm: muối, vải, sơn,…
- Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ: nạn đói, thiên tai, lưu vong, mất mùa…
=> Nhân dân căm phẫn đến tột cùng đã vùng lên đấu tranh
Tham khảo
nguyên nhân :
Chính quyền mục nát đến cực độ
-Vua Lê chỉ là bù nhìn -Chúa Trịnh quanh năm hội hè yến tiệc -Quan lại binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân
- Sản xuất nông nghiệp bị đình đốn
-Đê điều vỡ liên tục, mất mùa lũ lụt xảy ra thường xuyên
Đánh thuế nặng các loại hàng hóa, sản phẩm: muối, vải, sơn,…
- Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ: nạn đói, thiên tai, lưu vong, mất mùa…
=> Nhân dân căm phẫn đến tột cùng đã vùng lên đấu tranh
Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII đến các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Trong?
A. Tạo tiền đề cho khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài.
B. Làm suy yếu chính quyền họ Trịnh.
C. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
D. Thể hiện quy luật “có áp bức có đấu tranh”.
Lời giải:
Các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đảng Ngoài nổ ra mạnh mẽ trong thế kỉ XVIII mang ý nghĩa quan trọng:
- Góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh.
- Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Trong) phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.
Đáp án cần chọn là: A
Nêu những nét chính về diễn biến, kết quả của một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII.
Tham khảo:
Các cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII là: khởi nghĩa của Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương...
- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
+ Năm 1739, cuộc khởi nghĩa do Hoàng Công Chất lãnh đạo nổ ra ở vùng Sơn nam.
+ Năm 1751, Hoàng Công Chất rút quân lên vùng Điện Biên xây dựng căn cứ.
+ Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
+ Năm 1740, khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương lãnh đạo nổ ra ở vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động sang các trấn Sơn Tây, Tuyên Quang.
+ Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):
+ Năm 1741, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nổ ra ở Đồ Sơn (Hải Phòng), sau đó chóng lan rộng ra vùng Kinh Bắc, rồi mở rộng xuống vùng Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An.
+ Năm 1751, khởi nghĩa bị dập tắt.
Em hãy nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài?
tham khảo
- Phong trào khởi nghĩa nông dân đã gây ra cho chính quyền vua Lê - chúa Trịnh nhiều tổn thất, khó khăn.
- Tuy thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cơ đồ họ Trịnh bị lung lay, tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.
tìm nguyên nhân thất bại cảu các cuộc khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ XVIII, rút ra bài học kinh nghiệm
Những cuộc khởi nghĩa đều thất bại vì chưa thống nhất đánh 1 nơi mà chia thành từng nhóm nhỏ đánh các cuộc khởi nghĩa còn đánh nhỏ lẻ , không liên kết lại với nhau lực lượng quân đội chúa Trịnh còn mạnh các lãnh tụ phong trào nông dân lúc đó chua có đường lối ,không nêu cao được chính nghĩa ma chỉ là chủ nghĩa bình quân ''lấy của nhà giầu chia cho dân nghèo'', ''được lam vua thua làm giặc
Bài học là: phải có sự đoàn kết và thống nhất về mọi mặt, được mọi người đồng ý và tham gia thì mới có cơ hội chiến thắng, về mặt binh khí thì phải chuẩn bị đầy đủ.
1 . nguyên nhân và các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở thế kỷ XVI thời lê sơ
2. so sánh sự khác nhau về chế độ chính trị , kinh tế nông nghiệp , các đô thị ở đàng trong ( ngoài)
Vào thế kỉ XVIII, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài đã diễn ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất,... lãnh đạo. Theo em, các cuộc khởi nghĩa đó đã có tác động như thế nào đến tình hình Đại Việt?
- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....
+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
Câu 1: Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong các giai đoạn:
+) 1418 - 1423 +) 1424 - 1426 +) cuối năm 1426 - 1427
Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418 - 1427
Câu 3: Nêu tổ chức bộ máy, quân đội luật pháp thời Lê Sơ
Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ XVI và nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều
Câu 5: Nêu tình hình kinh tế xã hội Đàng Trong - Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu? Nêu nhận xét
Câu 6: Trình bày chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút năm 1785 và đại phá quân Thanh năm 1789 ?Nêu nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
Câu 7: Nêu chính sách kinh tế quốc phòng và ngoại giao của vua Quang Trung
Câu 9: Nêu tình hình kinh tế thời Nguyễn ? Nêu tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhà Nguyễn ?
đề cương ở trường bn dài lắm hc hết các phần nhà le, nhà tây sơ, nhà nguyễn lun mik mún chết qá
phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa động dân đàng ngoài vào thế kỉ XVIII
Tham Khảo:
Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân đàng ngoài : do sự mục nát cực độ của chính quyền phong kiến Lê - trịnh ở đàng ngoài làm cho kinh tế nông nghiệp đình đốn, công thương nghiệp sa sút điêu tàn. Nông dân cơ cực, phiêu tán vì thế nông dân đã nổi dậy đấu tranh
Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa : các cuộc khởi nghĩa đều thất bại vì diễn ra rời rạc,không liên kết thành 1 phong trào rộng lớn ,do đó, họ Trịnh đã lợi dụng để tiêu diệt từng cuộc khởi nghĩa 1 cách khốc liệt.
Ý nghĩa lịch sử: phong trào này đã gây cho triều đình Lê-Trịnh nhiều tổn thất, khó khăn.
- tuy thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức , cường quyền của nghĩa quân đã làm lung lay nền thống trị của chính quyền Lê-Trịnh chuẩn bị cơ sở cho phong trào tây sơn sau này