Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kinen
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
13 tháng 2 2023 lúc 10:04

Bạn tham khảo dàn ý sau nhé: 

1. Giải thích "xin lỗi, cảm ơn”

* Cảm ơn là gì?

- “Cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó đối với những người giúp mình.

* Xin lỗi là gì?

- “Xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra cho những người khác. Tùy theo hậu quả xảy ra mà lời xin lỗi có được tha thứ.

2. Biểu hiện của xin lỗi và cảm ơn

* Cảm ơn

- Vào ngày lễ tặng hoa cho mẹ để thể hiện lòng biết ơn

- Biết ơn thầy cô giáo

- Ghi nhớ công ơn những người giúp đỡ mình

* Xin lỗi

- Có thái độ ăn năng hối lỗi trước hành động sai trái của mình

- Có những hành động sửa lỗi.

3. Thực trạng

- Nhiều thanh niên hiện nay ngại nói xin lỗi và cảm ơn

- Có nhiều người thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.

4. Nguyên nhân

- Do đời sống xã hội ngày càng phát triển, lối sống vô cảm khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.

5. Hậu quả

- Hành động này tạo ra những con người chai lì, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc.

- Những đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

III. Kết bài:

- Nêu ý nghĩa của "cảm ơn và xin lỗi”

- Thể hiện ý kiến của mình về những vấn đề này.

- Dù đây chỉ là một hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn góp phần hình thành nhân cách con người và ấn tượng với những người xung quanh

Huy Quốc
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
12 tháng 6 2023 lúc 15:41

Sau đây là gợi ý của mình: 

- Nêu vấn đề: Lời cảm ơn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta 

- Giải thích: Lời cảm ơn là hành động dùng lời nói bày tỏ sự cảm kích của bản thân đối với những người đã giúp đỡ mình. 

- Bàn luận: 

+ Lời cảm ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc thể hiện sự biết ơn khi được người khác giúp đỡ lúc khó khăn

+ Lời cảm ơn là chất xúc tác để cuộc sống tốt đẹp hơn, lan tỏa những điều tích cực

+ Khi biết nói lời cảm ơn, người khác sẽ nhận ra thành ý của chúng ta đồng thời cũng đánh giá về trình độ văn hóa của người nói 

+ Lời cảm ơn gắn kết con người lại với nhau, cho chúng ta cảm giác được tôn trọng và hạnh phúc khi giúp đỡ được người khác 

 - Thực trạng: 

+ Thật đáng tiếc khi nét đẹp nói "lời cảm ơn" đang dần mai một bởi người ta ít quan tâm nhau và tính toán nhiều hơn. Nhưng tôi luôn tin điều tốt đẹp luôn tồn tại trên đời. Nói lời "cảm ơn" để sưởi ấm trái tim cho nhau, lan tỏa những hạnh phúc nhỏ nhoi, đời thường đến tất cả mọi người. 

=> Liên hệ bản thân

 

Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 6 2023 lúc 6:35

Một số ý:

- Lời cảm ơn là một trong những cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với người khác.

- Trong cuộc sống, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp chúng ta tạo ra mối quan hệ tốt với người khác mà còn hỗ trợ tinh thần ta trở nên tốt hơn.

- Khi chúng ta biết cảm ơn và tôn trọng người khác, chúng ta chũng sẽ nhận được đối xử tốt hơn và có mối quan hệ tốt hơn với mọi người xung quanh.

+ Lời cảm ơn cũng giúp chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, giúp đỡ người khác một cách tự nhiên và tình cảm chân thật.

- Ngoài ra, lời cảm ơn còn giúp chúng ta trở nên tự tin hơn và có lòng tin vào bản thân mình.

- Bản thân em cũng đã và đang tập nói lời cảm ơn với người khác khi họ giúp đỡ mình dù là việc nhỏ hay lớn.

- Tóm lại, lời cảm ơn có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống. Do đó, chúng ta hãy luôn biết cảm ơn và tôn trọng người khác, để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

 
Nguyễn Công Anh
Xem chi tiết
Vi Na
Xem chi tiết
Nguyen
29 tháng 5 2019 lúc 21:57

Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói "cám ơn" và "xin lỗi" với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ "Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi"?Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dạy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn "Giáo dục công dân", mà những tiết học "Giáo dục công dân" lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng "cảm ơn" đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. "Học ăn, học nói, học gói, học mở" Đừng "coi thường" những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé... Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là a

Thảo Phương
19 tháng 5 2019 lúc 12:32

1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời

Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức. Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản... Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)

2. Thực trạng

Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một. Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng. Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống). Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nay với cuộc sống, với mọi người. Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

3. Liên hệ bản thân

Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa? Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)

4. Đưa ra giải pháp

Huỳnh lê thảo vy
21 tháng 5 2019 lúc 9:03

Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này cần được điều chỉnh để hợp lý hơn để ứng xử trong xã hội tốt hơn. Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.

Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
#NTD~▄︻̷̿┻̿═━一
30 tháng 5 2018 lúc 15:12

Trên đường đời sẽ có những lúc bạn gặp những khó khăn không thể tự mình giải quyết được. Lúc này đây gia đình, bạn thân, thậm chí cả nhũng người bạn chưa từng biết đến lại sẵn sàng đưa tay giúp đỡ. Một lời cám ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ.Cám ơn là một nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Người có văn hóa cám ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau. Cảm ơn chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như dắt cụ già qua đường, nhường ghế ngồi trên xe bus, … Nhờ thế, bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ, và sau nay khi gặp khó khăn, họ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp.

Bách 102
30 tháng 5 2018 lúc 15:14

mk thi khong biet viet van dau nen xin loi ban

ban len mang tra hoac tham khao nha 

I don
30 tháng 5 2018 lúc 15:31

Trong cuộc sống, lòng biết ơn và lời xin lỗi luôn là những nguyên tắc đạo đức thiết thực nhất mà mỗi người cần phải có trong xã hội nhân văn ngày nay. Sống ở đời, ta phải có lòng biết ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ chúng, nuôi nấng ta lớn khôn nên người. Hãy gửi lời cảm ơn đến ân nhân của mình, hãy giúp đỡ họ khi họ cần, đó là một phép lịch sự. Các bạn biết không, người làm ơn sẽ vui biết nhường nào khi nhận được lời cảm ơn chân thành, sâu sắc từ ta, vì thấy mình sống có ích, sống vui vẻ hơn bao giờ hết. Trong cuộc sống, không phải lúc nào mình cũng đúng cả, sẽ có lúc mình mắc phải sai lầm, điều đó là không thể tránh khỏi. Nhưng chỉ cần ta xin lỗi thì việc làm sai trái đó sẽ giảm đi một phần đáng kể. Nếu không có dũng khí nhận lỗi sai hoặc luôn tự cho rằng việc mình làm là đúng, không nghĩ mọi người xunh quanh thì thật sự là một sai lầm nghiêm trọng. Con người không phải lúc nào cũng đúng, vì vậy để trưởng thành hơn chúng ta phải học cách nhìn nhận lại lỗi sai của mình, biết cách sửa chữa nó, và biết nói lời xin lỗi. Các bạn ơi, hãy biết cảm ơn khi được nhận ơn và phải xin lỗi khi mình đã làm sai, đó cũng chính là thước đo nhân cách của con người. Hãy hình thành nhân cách tốt đẹp đó ngay từ bây giờ, để có được một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc mà mình mơ ước, hãy biết nói lời cảm ơn và xin lỗi một cách chân thành.

Hunter
Xem chi tiết
meme
28 tháng 8 2023 lúc 20:03

Trong cuộc sống, việc nói lời cảm ơn là một điều cần thiết. Nó không chỉ thể hiện lòng biết ơn của chúng ta đối với những người đã giúp đỡ, hỗ trợ mà còn tạo ra một môi trường tốt đẹp, nơi mà sự đồng lòng và sự quan tâm được lan tỏa. Nói lời cảm ơn giúp chúng ta thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đối với những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, nó cũng tạo ra một mối quan hệ tốt đẹp và gắn kết giữa con người với nhau. Việc sử dụng phép nối để liên kết câu và gạch chân từ ngữ làm phương tiện liên kết giúp tăng tính mạch lạc và sự trôi chảy của đoạn văn.

Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Linh Phương
30 tháng 5 2018 lúc 21:04

Đề : Đoạn Văn Từ 7-10 câu

Lòng biết ơn và lời xin lỗi là hai thứ rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Biết ơn là gì? là sự sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước. Từ khi còn rất bé, chúng ta đã được ông bà, cha mẹ dạy về lòng biết ơn. Nhờ có ông bà, cha mẹ mới có chúng ta họ cho chúng ta cuộc sống, dạy những điều hãy lẽ phải chăm non chúng ta từng li từng tí vì vậy chúng ta phải biết ơn những người có công sinh thành. Còn lời xin lỗi đây là hành động tự nhận khuyết điểm của mình, đây còn là sự đồng cảm , chia sẻ đối với những người bị ta làm tổn thương và mong nhận được sự tha thứ. Khi chúng ta mắc phải lỗi lầm nào đó thì lời nói hành động đầu tiên của chúng ta đó là " xin lỗi". Đôi khi chỉ cần hai tiếng " xin lỗi" thì mọi sự việc giảm đi rất nhiều. Nó còn gắn bó con người lại với nhau. Nhận lỗi lầm, khuyết điểm cũng là cách thể hiện con người sống của chúng ta. Vì vậy, lời xin lỗi và lòng cảm ơn là hai điều rất quan trọng, nó cải thiện cách sống của mỗi người , cho chúng ta bài học đáng giá.

Ami Ngọc
30 tháng 5 2018 lúc 15:29

Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.
Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói “cám ơn” và “xin lỗi” với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.
Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ “Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi”?
Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dậy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn “Giáo dục công dân”, mà những tiết học “Giáo dục công dân” lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...

Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Văn hóa cảm ơn đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.
Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé… Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai.

Ami Ngọc
30 tháng 5 2018 lúc 15:31

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thực trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây hay Uống nước nhớ nguồn .

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.

Câu đầu tiên mượn hình ảnh ăn quả và trồng cây ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.

Đến câu tục ngữ thứ hai Uống nước nhớ nguồn. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ nhớ trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Aocuoi Huongngoc Lan
Xem chi tiết
Thúy Vy
9 tháng 2 2020 lúc 19:43

lời cảm ơn tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cs.Một lời cảm ơn chân thành mang lại cho ng nghe một niềm xúc động nho nhỏ, kéo mọi ng lại gắng nhau hơn.Lời cảm ơn cũng thể hiện thái độ, sự biết ơn của mk đvs ng đã giúp đỡ ta

Khách vãng lai đã xóa
Thảo Phương
9 tháng 2 2020 lúc 20:41

Trên đường đời sẽ có những lúc bạn gặp những khó khăn không thể tự mình giải quyết được. Lúc này đây gia đình, bạn thân, thậm chí cả nhũng người bạn chưa từng biết đến lại sẵn sàng đưa tay giúp đỡ. Một lời cám ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ. Cám ơn là một nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Người có văn hóa cám ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau. Cảm ơn chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như dắt cụ già qua đường, nhường ghế ngồi trên xe bus, … Nhờ thế, bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ, và sau nay khi gặp khó khăn, họ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp.

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
10 tháng 2 2020 lúc 10:41

Tham khảo:

Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này cần được điều chỉnh để hợp lý hơn để ứng xử trong xã hội tốt hơn. Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.
Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết

Lời cảm ơn đối với cuộc sống của chúng ta đâu có gì là xa lạ,ấy vậy mà có nhiều người trong xã hội dù chỉ là những hành động nhỏ như vậy nhưng vẫn chưa có ý thức thực hiện.Lời cảm ơn đối với chúng ta là cách bày tỏ sự biết ơn,tôn trọng những người đã giúp đỡ mình,ngoài ra cũng có một số người coi nhẹ ý nghĩa của lời cảm ơn mà thờ ơ với những người đã giúp đỡ mình.Xã hội bây giờ đã phát triển rất nhiều mọi người dần thờ ơ với những người xung quanh mình và không để ý tới người khác,nhiều người còn cho rằng cảm ơn chỉ là một chuyện nhỏ và gạt đi.Mong sao trong cuộc sống của chúng ta lời cảm ơn sẽ mãi được giữ gìn và nhân rộng có như vậy xã hội chúng ta mới thêm văn minh quan hệ giữa người với người mới thêm thắm thiết,bền lâu được.

  chúc bn học tốt!!! yeu

Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 1 2021 lúc 5:13

Em xem gợi ý!

---

2) - Mở đoạn: Trong cuộc sống của chúng ta, không thể thiếu nổi những lời cảm ơn, đó là những lời cảm tạ và biết ơn với mọi người, một vật đã giúp đỡ bản thân mình. 

- Thân đoạn: Lời cảm ơn đi cùng chúng ta suốt cả cuộc đời và nó có rất nhiều ý nghĩa:

+ Lời cảm ơn giúp cho ta luôn cảm thấy biết ơn những người, vật luôn giúp đỡ mình. Không được quên nhưng ân nhân của mình.

+ Lời cảm ơn còn là cầu nối giữa những con người lại với nhau, biết cảm ơn sẽ tạo thiện cảm đối với người khác, giúp ta có thể xây dựng và tạo lập được nhiều mối quan hệ.

+ Người biết cảm ơn là người sống có trước có sau, có tình nghĩa, có giáo dục.

+ Cảm ơn là cho bản thân chúng ta cảm nhận được sự ấm của việc nhận lại từ đó luôn tích cực hơn.

Cho 1 dẫn chứng về ý nghĩa của lời cảm ơn.

Phê phán những người bội bạc, không biết nói lời cảm ơn.

Kết đoạn: Tóm lại, lời cảm ơn là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống mỗi chúng ta, nó là chìa khóa mở ra nhiều cánh cửa trong cuộc sống.