ý nghĩa hoạt động của NST trong nguyên phân giảm phân cho di truyền và tiến hóa
Những hoạt động nào của nst chỉ có trong giảm phân mà không có trong nguyên phân?
Cho biết ý nghĩa những hoạt động đó?
Câu 4. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới tính.
Câu 5. Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái ở động vật.
Câu 6. Nêu ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị
Câu 6:
- Giảm phân tạo ra giao tử chứa bộ NST đơn bội
- Thụ tinh đã khôi phục bộ NST lưỡng bội
- Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể
- Tạo nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống và tiến hóa
Câu 4: Điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường:
NST thường | NST giới tính |
Tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giới | Có 1 cặp NST tương đồng: XX và 1 cặp NST không tương đồng: XY khác nhau ở hai giới |
Tồn tại với số lượng cặp nhiều trong tế bào | Thường tồn tại 1 cặp trong tế bào |
Quy định tính trạng thường của tế bào và cơ thể. | Quy định tính trạng liên quan tới giới tính. |
Câu 5:
- Quá trình phát sinh giao tử đực:
+ Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào (2n NST).
+ Các tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc I (2n NST).
+ Sự tạo tinh bắt đầu từ tinh bào bậc 1 giảm phân tạo ra 2 tinh bào bậc 2 (n NST) ở lần phân bào I và 4 tế bào con ở lần phân bào II, từ đó phát triển thành 4 tinh trùng (n NST).
+ Kết quả là từ 1 tinh nguyên bào (2n NST) qua quá trình phát sinh giao tử cho 4 tinh trùng (n NST).
- Quá trình phát sinh giao tử cái:
+ Các tế bào mầm cũng nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều noãn nguyên bào (2n NST).
+ Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I (2n NST).
+ Các noãn bào bậc I tiến hành quá trình giảm phân.
+ Ở lần phân bào I, tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất (n NST) và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 (n NST).
+ Ở lần phân bào II, thể cực thứ nhất phân chia tạo ra 2 thể cực thứ 2 (n NST) và noãn bào bậc II tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ 2 (n NST) và 1 tế bào khá lớn gọi là trứng (n NST).
+ Kết quả: từ 1 noãn nguyên bào (2n NST) cho ra 3 thể cực (n NST) và 1 trứng (n NST).
Diễn biến nhiễm sắc thể ở kì nào của giảm phân I có ý nghĩa đối với quá trình di truyền và tiến hóa của sinh giới? Giải thích.
REFER
- Kì đầu I: bắt chéo, trao đổi đoạn tạo nhóm gen liên kết mới
- Kì sau I: sự tổ hợp cùng phân li tạo ra những biến dị tổ hợp phong phú
Tham khảo
- Kì đầu I: bắt chéo, trao đổi đoạn tạo nhóm gen liên kết mới
- Kì sau I: sự tổ hợp cùng phân li tạo ra những biến dị tổ hợp phong phú
- Kì đầu I: bắt chéo, trao đổi đoạn tạo nhóm gen liên kết mới
- Kì sau I: sự tổ hợp cùng phân li tạo ra những biến dị tổ hợp phong phú
Diễn biến nhiễm sắc thể ở kỳ nào của giảm phân I có ý nghĩa đối với hiện tượng di truyền, tiến hóa? Giải thích.
- Kì đầu I: bắt chéo, trao đổi đoạn tạo nhóm gen liên kết mới
- Kì sau I: sự tổ hợp cùng phân li tạo ra những biến dị tổ hợp phong phú
Giải thích vì sao phân bào nguyên phân, giảm phân còn được gọi là nguyên nhiễm, giảm nhiễm? Mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh có ý nghĩa gì trong di truyền?
Nguyên phân: Nguyên là nguyên nhiễm; phân là phân bào; nguyên phân <=> phân bào nguyên nhiễm là quá trình phân bào mà các tế bào con sau khi nguyên phân vẫn giữ nguyên bộ NST 2n
tham khảo
Nguyên phân: Nguyên là nguyên nhiễm; phân là phân bào; nguyên phân <=> phân bào nguyên nhiễm là quá trình phân bào mà các tế bào con sau khi nguyên phân vẫn giữ nguyên bộ NST 2n
tham khảo
\(1. Cho 1 tế bào có bộ NST 2n = 8. Hãy vẽ tế bào đó và xác định số lượng NST, trạng thái NST, số tâm động ở từng thời kì của quá trình nguyên phân và giảm phân. 2. Nêu ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.\)
Hoạt động của NST trong NP và kết quả:
Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.
Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.
Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.
=> Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu có bộ NST lưỡng bội 2n sau quá trình nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST lưỡng bội 2n giống tế bào mẹ
Hoạt động của NST trong GP và kết quả:
Giảm phân I:
Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.
Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.
Giảm phân II:
Kì đầu II: NST co xoắn.
Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.
a. Trong quá trình hình thành giao tử ở sinh vật lưỡng bội, sự phân li bình thường của các NST diễn ra như thế nào ? Ý nghĩa của hiện tượng trên.
b. Sự bắt đôi của các NST kép tương đồng ở kì đầu của giảm phân I có ý nghĩa gì trong di truyền? Nếu các NST không bắt cặp với nhau ở kì đầu của giảm phân I thì điều gì sẽ xảy ra?
c. Giả sử có hai loài cây (kí hiệu là A và B) cùng có hình thức sinh sản hữu tính và loài A luôn tạo nhiều biến dị tổ hợp hơn loài B. Đặc điểm khác nhau nào về bộ NST là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này? Giải thích?
a) Trong hình thành giao tử, các NST kép tách nhau ở tâm động và phân li về 2 cực của tế bào
Ý nghĩa: phân chia bộ nst đồng đều về các tế bào con
b) Sự bắt đôi ở kì đầu I giúp các NSTử không chị em có thể trao đổi đoạn tương đồng => tạo nhiều biến dị phong phú.
Nếu không bắt cặp, không có hiện tượng hoán vị gen. Số lượng biến dị tổ hợp tạo ra ít, giảm đa dạng phong phú của sv
b) Điểm khác nhau là số lượng nhiễm sắc thể
Cho số nst trong bộ đơn bội của loài A là a, số NST trong bộ đơn bội của loài B là b
Giả sử mỗi nst chứa 1 gen (thực tế mỗi nst chứa nhiều gen)
Loài A cho 2^a giao tử, loài B cho 2^b giao tử
=> số kiểu gen ở đời con của loài A là 2^2a, số kiểu gen ở đời con của loài B là 2^2b, số biến dị tổ hợp ở loài A lúc nào cx nhiều hơn loài B => số kiểu gen ở đời con loài A nhiều hơn số kiểu gen đời con loài B => 2^2a > 2^2b => a > b => số nhiễm sắc thể trong bộ nst loài A nhiều hơn loài B
Số đáp án đúng :
1. Men đen đã tiến hành phép lai kiểm chứng ở F3 để kiểm chứng giả thuyết đưa ra
2 .Men đen cho rằng các cặp alen phân ly độc lập với nhau trong quá trình giảm phân tạo giao tử
3.Sự phân ly độc lập của các cặp NST dẫn đến sự phân ly độc lập của các cặp alen
4. Các gen trên cùng một NST thường di truyền cùng nhau
5. Trao đổi chéo là một cơ chế tạo biến dị tổ hợp, tạo nên nguồn biến dị không di truyền cho tiến hóa
6. Các gen được tập hợp trên cùng một nhiễm sắc thể luôn di truyền cùng nhau nên giúp duy trì sự ổn định của loài
7. Bệnh động kinh do đột biến điểm gen trong ti thể
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Đáp án : A
Các đáp án đúng là 1- 3- 4- 7
2 - sai Menden cho rằng các tính trạng do nhân tố di truyền quy định => không phải do alen quy định
5 - sai , trao đổi chéo tạo biến dị tổ hợp di truyền cho quần thể
6 - sai , thường di truyền cùng nhau