Tại sao tỉ khối của O3 lớn hơn tỉ khối của O2 mà O3 lại nhẹ,nằm trên O2
Tại sao tỉ khối của O3 lớn hơn tỉ khối của O2 mà O3 lại nhẹ,nằm trên O2
Như đã biết cách thức tạo ra khí Ozon trong khí quyển do hai nguyên nhân chính đó là:
Nguyên nhân 1: Các tia cực tím (tia UV-C λ<280 nm) từ mặt trời khi vào lớp khí quyển chứa Oxi, nó sẽ bắn phá vào phân tử Oxi tách thành 2 nguyên tử Oxi tự do. Các nguyên tử Oxi tự do này có thể tự tái hợp với nhau thành khí Oxi hoặc kết hợp với phân tử Oxi khác tạo thành khí Ozon.
Nguyên nhân 2: Khi có giông tố, các tia sét hình thành cũng phóng ra các tia cực tím (UV) và quá trình tạo khí Ozon cũng giống như trên
Ta thấy rằng Nguyên nhân tạo ra khí Ozon đều ở trên cao của tầng khí quyển. Khi Ozon hình thành bởi nguyên nhân 1 thì khí Ozon ở trên tầng bình lưu. Còn nguyên nhân 2 khí Ozon ở ranh giới giữa tầng đối lưu và bình lưu. Nhưng do nhiệt độ của tia sét tạo ra rất lớn nên trong vùng tạo ra khí Ozon có nhiệt độ rất cao làm cho khối khí giãn nở đối lưu lên trên vùng bình lưu. Khi nhiệt độ giảm khi Ozon có bị “rơi” xuống về phía mặt đất, do Ozon là khí không bền, dễ dàng bị phân huỷ thành ôxy phân tử và ôxy nguyên tử nhưng khi rơi xuống tầng thấp Oxi nguyên tử vừa tách ra từ Ozon bị hấp thụ ngay bơi hơi nước, hoặc bụi có trong khí quyển, do đó Oxi nguyên tử không còn cơ hội để tái hợp với phân tử Oxi hình thành trở lại khí Ozon. Vậy là khí Ozon biến mất!
Vì các nguyên nhân như vậy mà khí Ozon tuy có khối lượng nặng hơn khí Oxi, Nito nhưng nó lại “chỗm trệ ngồi” trên những khí này trong bầu khí quyển.
Hỗn hợp T gồm O2 và O3 trong đó % khối lượng của O2 trong T bằng 50%. Tỉ khối của T so với He là:
Đặt mT = a (g)
\(\rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{O_2}=50\%.a=0,5a\left(g\right)\\m_{O_3}=a-0,5a=0,5a\left(g\right)\end{matrix}\right.\\ \rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{O_2}=\dfrac{0,5a}{32}=0,015625a\left(mol\right)\\n_{O_3}=\dfrac{0,5a}{48}=\dfrac{a}{96}\left(mol\right)\end{matrix}\right.\\ \rightarrow M_T=\dfrac{a}{0,015625a+\dfrac{a}{96}}=38,4\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
=> dT/He = \(\dfrac{38,4}{4}=9,6\)
Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3. Tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với H2 là 19,2. Phần trăm theo thể tích của O2 và O3 trong hỗn hợp X lần lượt là
A. 60% và 40%.
B. 40% và 60%.
C. 50% và 50%.
D. 30% và 70%.
Cho hh X gồm O2 và O3. Sau một thời gian O3 phân hủy hết thu được khí duy nhất có thể tích tăng 5%. Tính tỉ khối của X với H2
\(Coi\ n_X = 1(mol) \Rightarrow n_{tăng} = 1.5\% =0,05(mol)\\ \Rightarrow n_{sau\ pư} = 1,05(mol)\\ Gọi\ n_{O_3} = a(mol)\\ 2O_3 \xrightarrow{} 3O_2 n_X = n_{O_2} + a = 1(mol)\\ n_{sau\ pư} = 1,5a + n_{O_2} = 1,05(mol)\\ \Rightarrow 1,5a - a = 1,05 - 1 \Rightarrow a = 0,1 \Rightarrow n_{O_2} = 1 - 0,1 = 0,9(mol)\\ M_X = \dfrac{0,1.48 + 0,9.32}{1} = 33,6(g/mol)\\ d_{X/H_2} = \dfrac{33,6}{2} = 16,8\)
O2: a mol
O3 : b mol
O3 ---------> 3/2 O2
b -> 1,5b
X: a+b
Y: a+1, 5b
Ta có: a+b/a+1,5b = 100/105
=> a = 9 b
Mx = (9b ×32 +b ×48) /( 9b+b) = 336b/10b = 33,6
dx/H2 = 33,6/2 = 16,8
Một hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 18,4. Tính thể tích O3 cần thêm vào 10 lít hỗn hợp X để được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 20
\(GS:n_{hh}=1\left(mol\right)\)
\(n_{O_2}=x\left(mol\right)\Rightarrow n_{O_3}=1-x\left(mol\right)\)
\(\overline{M}=32x+\left(1-x\right)\cdot48=36.8\left(\dfrac{g}{mol}\right)\)
\(\Rightarrow x=0.7\)
22.4 (l) có 0.7 mol O2 , 0.3 mol O3
10 (l) có 0.3125 mol O2 , 15/112 mol O3
\(\overline{M}=\dfrac{0.3125\cdot32+\left(\dfrac{15}{112}+a\right)\cdot48}{0.3125+\dfrac{15}{112}+a}=40\left(gmol\right)\)
\(\Rightarrow a=\dfrac{5}{28}\)
\(V_{O_3\left(ct\right)}=\dfrac{5}{28}\cdot22.4=4\left(l\right)\)
Chúc em học tốt !!
Cách khác: Ta dùng đường chéo hay tỉ lệ phần trăm đều được
Phương pháp 1: Dùng đường chéo
Áp dụng sơ đồ đường chéo ta có:
\(\dfrac{x}{10}=\dfrac{40-36,8}{48-40}=\dfrac{3,2}{8}\Rightarrow x=4\left(l\right)\)
Phương pháp 2: Dùng tỉ lệ phần trăm
Coi hỗn hợp X là 1 tạp khí của M là 36,8
Ta có: \(36,8.x+48.\left(1-x\%\right)=40\Rightarrow x=\dfrac{5}{7}\)
Hay \(\dfrac{V_{hh}}{V_{O_3}}=\dfrac{5}{2}\Rightarrow V_{O_3}=4\left(l\right)\)
GS:nhh=1(mol)GS:nhh=1(mol)
nO2=x(mol)⇒nO3=1−x(mol)nO2=x(mol)⇒nO3=1−x(mol)
¯¯¯¯¯¯M=0.3125⋅32+(15112+a)⋅480.3125+15112+a=40(gmol)M¯=0.3125⋅32+(15112+a)⋅480.3125+15112+a=40(gmol)
VO3(ct)=528⋅22.4=4(l)VO3(ct)=528⋅22.4=4(l)
Chúc em học tốt !!
Đọc tiếp
Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3,tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đối với hiđro là 3,6. Thành phần phần trăm theo thể tích của H2 và O2 lần lượt là?
A. 80%, 60%
B. 20%, 40%
C. 80%, 60%
D. 20%, 60%
hỗn hợp x gồm o2 và o3, 1 thời gian, O3 phân hủy thành O2, thể tích hỗn hợp tăng 4% so với ban đầu. Tính tỉ khối X so với H2
2o3=3o2
Số mol o2 là a
Số mol o3 là b mol nên no2 sinh ra là 1,5b mol
Số mol o2 sau phản ứng là 1,5b+a mol
số mol khí tăng 0,5b mol
0,5b=0,04(a+b)
11,5b=a
Dx/h2=(32a+48b) /(2a+2b) =16,64
Cậu tham khảo đi t không chắc
Hh O3 và O2 có tỉ khối so với H2 là 22.Thành phần % theo thể tích của oxi trong hh đầu tạo khí? Mình cần gấp ạ!!
Giả sử: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{O_3}=x\left(mol\right)\\n_{O_2}=y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
Vì: dhh/H2 = 22
\(\Rightarrow\dfrac{48x+32y}{x+y}=22.2\)
\(\Rightarrow x=3y\)
Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, %n cũng là %V
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%V_{O_3}=\dfrac{x}{x+y}.100\%=\dfrac{3y}{3y+y}.100\%=75\%\\\%V_{O_2}=25\%\end{matrix}\right.\)
Bạn tham khảo nhé!
Coi n hỗn hợp = 1(mol)
Gọi n O3 = a(mol) ; n O2 = b(mol)
Ta có :
a + b = 1
48a + 32b = 22.2 = 44
=> a = 0,75 ;b =0,25
Suy ra:
%V O3 = 0,75/1 .100% = 75%
%V O2 = 100% -75% = 25%
Gọi n hỗn hợp = $1(mol)$
=> $n O3 = a(mol) ; n O2 = b(mol)$
Ta có: $a + b = 1$
=> $48a + 32b = 22.2 = 44$
=> $a = 0,75 ; b =0,25$
<=> $%V O3 = 0,75/1 .100% = 75%$
Vậy $%V O2 = 100% -75% = 25%$
1) hỗn hợp A gồm O2 và O3 có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 22 a) tính % thể tích mỗi khí trong hh b)tìm khối lượng mỗi khí có trong 2,24lít hh trên
Gọi a,b lần lượt là số mol của O2 và O3
=> \(\dfrac{32a+48b}{a+b}=22.2=44\)
\(\Leftrightarrow32a+48b=44a+44b\)
\(\Leftrightarrow12a=4b\)
=> b=3a
=> %VO2 = \(\dfrac{a}{a+3a}.100\%=25\%\), %VO3 = 75%
b) Thể tích O2 trong 2,24 lít khí là: 25%.2,24 = 0,56 lít
thể tích O3 = 1,68 lít
=> nO2 = \(\dfrac{0,56}{22,4}=0,025mol\Rightarrow mO_2=0,8g\)
\(nO_3=\dfrac{1,68}{22,4}=0,075mol\Rightarrow mO_3=0,075.48=3,6g\)