Những câu hỏi liên quan
ĐỖ VÂN ANH
Xem chi tiết
Thảo Phương
2 tháng 10 2016 lúc 9:15

a) "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

b)"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời cũng là một đề tài quan trọng của ca dao tục ngữ. 

"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

c)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

d)"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

Bình luận (3)
Linh Phương
2 tháng 10 2016 lúc 10:42
       

a,

Văn học dân gian là nguồn thi liệu sinh động, phong phú của thơ cá bác học. Các nhà thơ, các học giả đương thời đã tìm thấy trong kho tàng ca dao những "hạt vàng mười" của ngôn từ, của cách diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm. Không chỉ vậy, giữa ca dao và thơ ca bác học cũng có những giây phút gặp gỡ nhau về quan niệm, về cách nhìn nhữn vấn đề trong đời sống. Thật vậy, ta có thể cảm nhận điều đó qua sự tương đồng về cảm xúc giữa những câu hát than thân trong chương trình Ngữ Văn 7 và bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương.

Bình luận (0)
Ngô Châu Bảo Oanh
2 tháng 10 2016 lúc 9:10

Hướng dẫn soạn bài Bánh trôi nước | Học trực tuyến

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
2 tháng 9 2017 lúc 10:56

a, Ca dao than thân là lời của người phụ nữ trong xã hội cũ, thân phận của họ bị phụ thuộc, bị xem thường bởi những thế lực trong xã hội.

   + Họ bị phụ thuộc, không tự quyết định được hạnh phúc, những giá trị của họ không được biết đến.

   + Ca dao thường sử dụng: hình ảnh so sánh, ẩn dụ để nói về thân phận, số kiếp

- Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập tới tình yêu, sự thủy chung, nỗi nhớ, ước mong gặp nhau của đôi lứa…

   + Biểu hiện qua các hình ảnh so sánh, ẩn dụ: khăn tay, ngọn đèn, cây cầu, con thuyền, gừng cay- muối mặn…

Ca dao hài hước: tiếng cười tự trào, thể hiện niềm lạc quan yêu đời của người dân lao động, hoặc là tiếng cười phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.

b, Các biện pháp nghệ thuật phổ biến trong ca dao:

- Mô thức mở đầu được lặp lại: thân em, em như, cô kia, ước gì…

- Sử dụng nhiều mô tip biểu tượng: con thuyền- bến nước, gừng cay –muối mặn, ngọn đèn, cây cầu, tấm khăn…

- Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu, tương phản

- Sử dụng thể thơ lục bát

- Ngôn ngữ gần gũi, thân thuộc, có tính khẩu ngữ nhưng mang hàm nghĩa sâu xa

Bình luận (0)
Lê Thị Mai Phương
Xem chi tiết
Trần Trọng Tuấn
3 tháng 10 2016 lúc 20:13

a) Có mở đầu bằng từ " Thân em" và dùng để nói lên thân phận  người con gái ở xã hội cũ

b) Hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả như trong đời thật. Ngoài ra bài thơ còn miêu tả thân phận phụ thuộc của người con gái xã hội cũ nhưng trong đó bài thơ còn tả về vẻ đẹp trong trắng và thủy chung của người con gái xã hội cũ.

c) Ý hai: vẻ đẹp trong trắng và thủy chung của người con gái xã hội cũ ( hai câu thơ cuối)

d) Nói về sự phụ thuộc của người con gái: Rắn nát mặc dù tay kẻ nặn mà em vẫn giữ tấm lòng son

nhớ tick nha

Bình luận (2)
Ngọc Diệp
3 tháng 10 2016 lúc 18:52

cung la bai ca than than trach phan cua nguoi con gai thoi xua

 

Bình luận (4)
☘-P❣N❣T-❀Huyền❀-☘
7 tháng 10 2016 lúc 18:36

tên cũ của @Silver bullet là Viên đạn bạc đó

cho các bn link nè: /tim-kiem?q=VI%C3%8AN+%C4%90%E1%BA%A0N+B%E1%BA%A0C

 

mk đã Sniping Tool đó, ko hề chỉnh đâu, trên kia là link vào thật

bn nào hỏi dc @Silver bullet về cách đổi tên thì qá hên, mk hỏi hoài mà ko có nt tl.Hướng dẫn soạn bài Bánh trôi nước

Bình luận (0)
Vũ Khánh Chi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 10 2016 lúc 15:51

1. Bài thơ Bánh trôi nước có điểm giống vs những câu hát than thân trong ca dao:

+ Đều có mô - típ mở đầu bằng cụm từ : ''Thân em''

+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình.

=> Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.

2. 

Hình ảnh Bánh trôi nước đc mtả :

+ Miêu tả có màu trắng, được nặn thành viên tròn, bên trong có nhân đường đỏ. Khi nhào bột nhiều nước sẽ làm cho bánh nát (nhão), ít nước sẽ làm cho bánh cứng (rắn). Khi luộc, bánh chìm xuống, khi chín, bánh nổi lên.

+ Bằng các từ ngữ trắng, tròn có thế hình dung đây là một người phụ nữ rất xinh đẹp, trong trắng với một vẻ đẹp tinh khiết và hoàn hảo nhưngcó cuộc đời bất hạnh, khổ cực trong xã hội cũ.Thế nhưng người phụ nữ vẫn giữ vng tấm lòng thuỷ chung son sắt “mà em vn giữ tấm lòng son”.

 - Bài thơ gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong XH xưa : hiện lên vừa đẹp, với tự tin, bản lĩnh trước cuộc đời dù qua bao sóng gió vùi dập nhưng họ vẫn tin vào phẩm giá trong sáng của mình.

Bình luận (2)
Nguyen Thi Mai
6 tháng 10 2016 lúc 15:55

3. 

Với hai lớp nghĩa trên, nghĩa thứ hai (nghĩa ẩn dụ) có vai trò quyết đinh giá trị của bài thơ bởi vì: bài thơ không đơn thuần ch là việc tả thực chiếc bánh trôi nước mà thông qua đó ->  tác giả Hồ Xuân Hương với tình cảm trân trọng muôn ca ngợi phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa, đồng thời bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm ni của họ.

4. 

- Từ chiếc bánh trôi mộc mạc đời thường Hồ Xuân Hương đã thổi linh hồn vào ngôn ngữ hình ảnh, để cho nó trở thành hình ảnh biểu tượng về số phận cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, sự đồng cảm cho hoàn cảnh của họ

- Chi tiết thể hiện điều đó là cả bài thơ Bánh trôi nước, nó tuy ngắn nhưng hàm chứa ý nghĩa sâu xa:

                      Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

                      Bảy nổi ba chìm với nước non

                      Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

                      Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Bình luận (0)
thu nguyen
7 tháng 10 2016 lúc 22:01

1.

      * - Đều mở đầu bằng từ "thân em"

         -Dùng để nói lên thân phận người con gái trong xã hội cũ

4. 

         - Trong hai hình ảnh vừa rồi, em thấy hình ảnh hai có giá trị quyết định của bài thơ

Bình luận (0)
Le Tho Viet An
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
12 tháng 8 2019 lúc 4:51

Hai lời ca dao than thân có hình thức mở đầu “thân em như…”

   + Âm điệu ngậm ngùi, xót xa.

   + Người than thân ở đây được hiểu là cô gái đang độ xuân thì, ngậm ngùi xót xa khi vẻ đẹp của họ không được trân trọng.

   + Họ không có quyền tự quyết cuộc đời của mình.

- Bài ca 1: người phụ nữ - tấm lụa đào.

   + Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai)

- Bài ca 2: người phụ nữ - củ ấu gai (xấu ngoài, đẹp trong)

   + Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân

   + Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.

   + Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.

Bình luận (0)
Đinh Diễm Quỳnh
Xem chi tiết
Thảo Phương
19 tháng 9 2016 lúc 21:50
-    Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi. -    Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Em ngồi cành trúc, em tựa cành mai,
Đông đào tây liễu, biết ai bạn cùng? 

-    Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.   

 -    Thân em như giếng giữa đàng,
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. -    Thân em như đóa hoa rơi,
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa ?! -    Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay !
Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 9 2016 lúc 21:52

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.

Bình luận (3)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 9 2018 lúc 5:04

Hình ảnh so sánh đặc biệt ở chỗ:

- Trái bần, tên loại quả đồng âm với từ “bần” (nghèo khó, bần cùng)

- Hình ảnh trái bần trôi nổi, bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần lênh đênh

⇒ Thân phận những người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi, chịu nhiều sóng gió ngang trái trên đời

Bình luận (0)
dương ngọc tuấn
Xem chi tiết
Đỗ Kim Yến
16 tháng 10 2016 lúc 22:10

- Bài thơ bánh trôi nước có đặc điểm giống với ca dao than thân là:

Bắt đầu bằng cụm từ "Thân em" và đều nói về nỗi khổ của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

- Hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả là "vừa trắng lại vừa tròn".

Bài thơ gợi lên hình ảnh những người phụ nữ xinh đẹp, khỏe mạnh, phúc hậu nhưng có cuộc sống bấp bênh, chìm nổi, cuộc sống phụ thuộc vào các đấng mày râu. Nhưng dù cuộc sống như thế nhưng những người phụ nữ trong xã hội xưa vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung. Qua đó ta thấy bài thơ đã miêu tả và khẳng định những nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ.

- Trong hai hình ảnh trên hình ảnh thứ hai đã quyết định ý nghĩa giá trị của bài thơ. Vì nghĩa trên là phương tiện để tác giả chuyển tải ý nghĩa thứ hai. Nhờ ý nghĩa thứ hai mà bài thơ có giá trị tư tưởng và có những ý nghĩa sâu sắc hơn.

 

Bình luận (2)
Phương Thảo
16 tháng 10 2016 lúc 22:02

có ng làm rồi bn ơi

Bình luận (0)