Hướng dẫn soạn bài Bánh trôi nước

ĐỖ VÂN ANH

a) bài bánh trôi nước có những điểm nào giống với những câu hát than thân trong ca dao?

b) hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? Bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào(vẻ đẹp, phẩm chất,thân phận)?

c) trong 2 hình ảnh trên, hình ảnh nào quyết định ý nghĩa và giá trị của bài thơ?

d) tình cảm, thái độ của Hồ Xuân Hương đối với thân phận người phụ nữ như thế nào? Chi tiết nào trong bài thơ thể hiện điều đó?

Thảo Phương
2 tháng 10 2016 lúc 9:15

a) "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

b)"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời cũng là một đề tài quan trọng của ca dao tục ngữ. 

"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

c)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

d)"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

Bình luận (3)
Linh Phương
2 tháng 10 2016 lúc 10:42
       

a,

Văn học dân gian là nguồn thi liệu sinh động, phong phú của thơ cá bác học. Các nhà thơ, các học giả đương thời đã tìm thấy trong kho tàng ca dao những "hạt vàng mười" của ngôn từ, của cách diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm. Không chỉ vậy, giữa ca dao và thơ ca bác học cũng có những giây phút gặp gỡ nhau về quan niệm, về cách nhìn nhữn vấn đề trong đời sống. Thật vậy, ta có thể cảm nhận điều đó qua sự tương đồng về cảm xúc giữa những câu hát than thân trong chương trình Ngữ Văn 7 và bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương.

Bình luận (0)
Ngô Châu Bảo Oanh
2 tháng 10 2016 lúc 9:10

Hướng dẫn soạn bài Bánh trôi nước | Học trực tuyến

Bình luận (0)
Dat Tran
12 tháng 10 2016 lúc 20:10

Đúng

 

Bình luận (0)
Thang Phan
27 tháng 10 2018 lúc 19:43

a) Giống nhau đều mượn hình ảnh của sự vật để nói về con người; bắt đầu bằng từ < thân em>

b) hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ đc miêu tả : trắng , tròn, chìm , nổi trong nước. Thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa đc khác họa đó là 1 người phụ nữ xinh đẹp có cuộc sống khó khăn vất vả nhưng họ vẫn giữ đc tấm lòng son sắt, thủy chung

c) Hình ảnh bánh trôi

d) Thái độ tôn trọng yêu quý, Thoòng cảm với người phụ nữ thời xưa . Chi tiết khẳng định tấm lòng son sắc của người phụ nữ

( chúc mọi người học tốt )

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Mai Phương
Xem chi tiết
Vũ Khánh Chi
Xem chi tiết
dương ngọc tuấn
Xem chi tiết
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Ánh Miku
Xem chi tiết
Thành Lê
Xem chi tiết
Huỳnh Thị Thanh Thuý (Lù...
Xem chi tiết